Bạn đang đọc: Thiếu vitamin B1
Nội Dung
Tìm hiểu chung
Bệnh thiếu vitamin B1 là gì?
Vitamin B1, còn được gọi là thiamine, là một trong 8 loại vitamin B thiết yếu có nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Vitamin này được sử dụng bởi hầu hết các tế bào và chịu trách nhiệm chuyển đổi thức ăn thành năng lượng. Vì cơ thể con người không thể sản xuất thiamine, nên bạn phải bổ sung vitamin này qua nhiều loại thực phẩm giàu thiamine như thịt, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt. Ăn không đủ các thực phẩm này có thể dẫn đến thiếu vitamin B1 (còn gọi là beriberi).
Mức độ phổ biến của thiếu vitamin B1
Bệnh thiếu vitamin B1 không phổ biến ở các nước phát triển. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng thiếu vitamin B1 là gì?
Các triệu chứng thiếu vitamin B1 phổ biến là:
- Giảm cân nhanh
- Chán ăn
- Viêm đại tràng
- Các vấn đề tiêu hóa xảy ra liên tục như tiêu chảy
- Tổn thương thần kinh
- Nóng rát ở bàn chân (đặc biệt nghiêm trọng vào ban đêm)
- Viêm dây thần kinh
- Mệt mỏi và năng lượng thấp
- Giảm trí nhớ tạm thời
- Lẫn lộn
- Khó chịu
- Cơ yếu, mòn cơ, chuột rút, đau ở chân và co cứng
- Thay đổi tâm thần như thờ ơ hoặc trầm cảm
- Các ảnh hưởng lên tim mạch như tim to.
Não, tim, các mô và nhiều cơ quan khác bị ảnh hưởng bởi mức vitamin B1 thấp. Nồng độ vitamin B1 cao thường được tìm thấy trong các cơ, xương, tim, gan, thận và não. Thiếu hụt vitamin này gây thoái hóa các dây thần kinh ngoại vi và các bộ phận của não, bao gồm đồi não và tiểu não. Thiếu hụt cũng có thể làm giảm lưu lượng máu, gây lực cản mạch máu, phù và làm giãn cơ tim.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân
Nguyên nhân nào gây thiếu vitamin B1?
Vitamin B1 có thể không được hấp thu đúng cách ở những người đang bị các tình trạng/chứng bệnh sau đây:
- Các vấn đề về gan
- Nghiện rượu
- Chứng biếng ăn và các rối loạn ăn uống khác dẫn đến suy dinh dưỡng
- Tuổi già, do các yếu tố như ăn uống ít, bệnh mãn tính, sử dụng nhiều loại thuốc và khả năng hấp thụ vitamin B1 thấp
- Sử dụng các thuốc làm giảm hấp thu vitamin B1
- Các vấn đề tiêu hóa bao gồm tiêu chảy kéo dài và nôn
- HIV/AIDS
- Tiểu đường có thể làm tăng đào thải vitamin B1 qua thận
- Sau khi trải qua phẫu thuật béo phì, bạn có thể ăn uống ít và có các vấn đề về hấp thu
- Chế độ ăn uống thực phẩm tinh chế và thiếu rau, ngũ cốc nguyên hạt, đậu và hạt
- Sốt, tập thể dục quá mức
- Tiêu thụ thức ăn quá nhiều có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ vitamin B1 (bao gồm hải sản sống, trà và cà phê)
- Có khả năng mang thai, làm tăng nhu cầu bổ sung các vitamin nhóm B (và hầu hết các chất dinh dưỡng)
Một số chất trong cà phê và trà, được gọi là tannin, có thể phản ứng với thiamine bằng cách chuyển hóa nó thành dạng khó hấp thu. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa và thiếu vitamin B1. Hầu hết các nhà nghiên cứu tin rằng sự tương tác giữa cà phê và trà với thiamine có thể không có gì đáng lo lắng trừ khi chế độ ăn uống thiếu vitamin B1 và vitamin C. Vitamin C có thể ngăn chặn sự tương tác giữa thiamine và tannin trong cà phê và trà.
Nghiên cứu cũng cho thấy cá biển, cá nước ngọt và động vật có vỏ có thể chứa hóa chất phá hủy vitamin B1. Điều này đã được quan sát thấy ở những người ăn nhiều hải sản sống, nhưng cá và hải sản nấu chín không gây ra vấn đề tương tự.
Một số nghiên cứu cho thấy hạt cau (trầu) có thể thay đổi thiamine về mặt hóa học, làm nó không hoạt động tốt. Tại thời điểm này không có nhiều nghiên cứu để kết luận về sự tương tác của vitamin B1 với các loại thuốc, vì vậy trước khi dùng chất bổ sung, bạn hãy nói chuyện với chuyên gia y tế nếu đang dùng bất kỳ loại thuốc nào.
Nguy cơ mắc phải
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ thiếu vitamin B1?
Có nhiều yếu tố nguy cơ gây thiếu vitamin B1, như:
- Phụ thuộc rượu
- Tuổi già
- HIV/AIDS
- Tiểu đường
- Phẫu thuật trị béo phì
- Chạy thận
- Sử dụng thuốc lợi tiểu liều cao
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán thiếu vitamin B1?
Cần một loạt các xét nghiệm y tế để xác định xem một người có bị thiếu vitamin B1 hay không. Xét nghiệm máu và nước tiểu đo lượng vitamin b1 trong cơ thể. Nếu cơ thể gặp khó khăn trong việc hấp thu vitamin này, nồng độ sẽ thấp trong máu và cao trong nước tiểu.
Các bác sĩ cũng sẽ thực hiện kiểm tra thần kinh để tìm sự thiếu phối hợp, đi lại khó khăn, mí mắt rủ và các phản xạ yếu. Những người thiếu vitamin B1 ở giai đoạn muộn có biểu hiện mất trí nhớ, nhầm lẫn hoặc ảo tưởng.
Khám sức khỏe giúp cảnh báo bác sĩ về bất kỳ vấn đề nào về tim. Nhịp tim nhanh, phù chân dưới và khó thở là tất cả các triệu chứng thiếu vitamin B1.
Những phương pháp nào dùng để điều trị thiếu vitamin B1?
Thiếu vitamin B1 được điều trị dễ dàng bằng cách bổ sung vitamin này. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc tiêm hoặc thuốc viên vitamin B1. Đối với những trường hợp nặng, bác sĩ sẽ điều trị bằng truyền vitamin B1 tĩnh mạch.
Tiến trình điều trị sẽ được theo dõi với các xét nghiệm máu để xem cơ thể hấp thụ vitamin tốt đến mức nào.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý thiếu vitamin B1?
Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với bệnh thiếu vitamin B1:
- Có chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh bao gồm các loại thực phẩm giàu vitamin B1 như đậu và cây họ đậu, các loại hạt, thịt, cá, còn nguyên cám, các loại hạt, sữa…
- Nếu cho trẻ sơ sinh bú sữa công thức, bạn cũng nên kiểm tra xem nó có đủ vitamin B1 hay không. Luôn đảm bảo mua sữa bột cho trẻ sơ sinh từ một nguồn đáng tin cậy.
- Hạn chế uống rượu sẽ giảm nguy cơ phát triển bệnh beriberi. Bất cứ ai lạm dụng rượu nên được kiểm tra thường xuyên về tình trạng thiếu vitamin B1.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
>>>>>Xem thêm: Phương pháp hỗ trợ phục hồi tiền đình, giảm chóng mặt buồn nôn