Thịt chim bồ câu: Nhỏ nhưng “có võ”

Thịt chim bồ câu: Nhỏ nhưng “có võ”

Thịt chim bồ câu: Nhỏ nhưng “có võ”

Thịt chim bồ câu có giá trị dinh dưỡng cao gấp 9 lần thịt gà. Theo Đông y, những món ăn chế biến từ chim bồ câu có tác dụng bồi bổ cơ thể rất tốt, đặc biệt là phụ nữ mang thai, trẻ suy dinh dưỡng và người mới ốm dậy. 

Bạn đang đọc: Thịt chim bồ câu: Nhỏ nhưng “có võ”

Thịt bồ câu có tính bình, hơi ấm. Các chất dinh dưỡng trong loại thịt này có khả năng tăng cường khí huyết, bồi bổ ngũ tạng, kích thích tiêu hóa, loại trừ cam tích. Người ta thường chế biến thịt bồ câu dưới dạng hầm hoặc nấu cháo rồi ăn khi còn ấm nóng.

Giá trị dinh dưỡng của thịt chim bồ câu

Thịt bồ câu có hàm lượng protein cao nhưng cực kỳ ít chất béo và cholesterol.

Nghiên cứu cho thấy, hàm lượng protein trong thịt bồ câu chiếm đến 24%. Không những thế, các axit amin có trong lượng protein này đều là thành phần thiết yếu cho cơ thể. Trong khi đó, hàm lượng chất béo chỉ chiếm khoảng 0,3%. Con số này thấp hơn rất nhiều so với các loại thịt động vật khác.

Ngoài ra, các loại vitamin A, B1, B2, E và nhiều nguyên tố vi lượng khác là thành phần tạo máu hiệu quả cho cơ thể. Vì vậy, y học cổ truyền cho rằng giá trị dinh dưỡng trong thịt bồ câu cao hơn cả thịt bò và thịt gà.

3 tác dụng của chim bồ câu

1. Bồi bổ cơ thể, tăng tốc phục hồi chức năng và chữa lành vết thương sau khi ốm

Thị chim bồ câu có tác dụng gì? Thịt bồ câu nấu chín có nhiều collagen. Đây là yếu tố giúp các món ăn được chế biến từ loại chim này mang lại nhiều lợi ích cho người có vết thương hở trên da hoặc người mới ốm dậy.

Không những thế, các axit amin và khoáng chất trong thịt chim bồ câu có khả năng hỗ trợ cơ thể tổng hợp và xây dựng protein, tái tạo tế bào hồng cầu và năng lượng để cơ thể nhanh phục hồi các chức năng vật lý sau khi ốm.

2. Tác dụng của thịt chim bồ câu: Bổ não, tăng cường trí nhớ và khả năng tư duy

Thịt chim bồ câu: Nhỏ nhưng “có võ”

Ăn chim bồ câu có tác dụng gì? Thịt bồ câu có nhiều photspholipid. Chất này có khả năng thúc đẩy quá trình trao đổi chất ở tế bào mô để làm chậm quá trình lão hóa ở hệ thần kinh.

Vì vậy, từ nhiều đời nay, dân gian thường xuyên dùng những món ăn chế biến từ bồ câu để bồi dưỡng sức khỏe và trí tuệ cho người lao động trí óc và trẻ em đang trong giai đoạn phát triển.

3. Thịt chim bồ câu có tác dụng gì? Dưỡng nhan, tăng cường sinh lực

Thịt chim bồ câu: Nhỏ nhưng “có võ”

Hàm lượng chondroitin trong thịt bồ câu có thể sánh ngang với nhung hươu. Đông y cho rằng người thường xuyên ăn thịt bồ câu sẽ có thần sắc khỏe mạnh, da hồng hào, trẻ lâu và tràn đầy sinh lực.

Các món ngon từ thịt chim bồ câu

Để chọn được chim bồ câu ngon làm món ăn bổ dưỡng, bạn hãy chọn những con còn non (dân gian thường gọi là bồ câu ra ràng), trọng lượng trong khoảng 0,5-1kg. Những con bồ câu có da hồng hào cũng là biểu hiện đặc trưng của bồ câu ra ràng. Lúc này, thịt chim chứa nhiều chất đạm, thơm, béo và nhiều chất dinh dưỡng.

Có rất nhiều món ăn ngon lành, bổ dưỡng cho người lớn và trẻ em được chế biến từ thịt bồ câu. Ví dụ như bồ câu nấu cháo đậu xanh, hạt sen; bồ câu tiềm; bồ câu hầm thuốc Bắc…

Bồ câu nấu cháo đậu xanh

Thịt chim bồ câu: Nhỏ nhưng “có võ”

Nguyên liệu cần chuẩn bị 

  • 1 con chim bồ câu
  • 1/2 bát (chén) gạo tẻ và 1 nắm gạo nếp
  • 50gr đậu xanh
  • 100g hạt sen
  • 200g nấm rơm
  • Các loại rau nêm: hành lá, hành củ, tỏi, gừng
  • Các loại gia vị: mắm, muối, dầu ăn, hạt nêm, tiêu (nếu ăn cay được).

Cách nấu cháo thịt bồ câu với đậu xanh

  • Rang gạo tẻ và gạo nếp cho vàng thơm.
  • Cho nước, đậu xanh, gạo vừa rang và hạt sen vào hầm cho nhừ.
  • Trong thời gian hầm gạo thì bạn chuẩn bị phần thịt chim. Bạn chỉ cần làm sạch lông, không cần cắt tiết. Sau đó bạn thui sơ bồ câu trên bếp rồi rửa sạch, mổ bụng. Lòng bồ câu chỉ giữ lại gan, mề, tim. Phần thịt bạn lọc xương, lấy xương cho vào nồi gạo đang hầm cho ngọt nước.
  • Thịt bồ câu băm nhỏ, ướp cùng với các loại gia vị mắm, tiêu, hạt nêm.
  • Hành củ, tỏi bóc vỏ, rửa sạch, băm nhỏ. Hành lá xắt nhỏ.
  • Gừng cạo vỏ, rửa sạch, thái sợi.
  • Nấm rơm bổ đôi hoặc ba tùy ý.
  • Phi thơm hành, tỏi rồi bỏ thịt bồ câu đã băm nhỏ vào xào cho săn lại.
  • Khi cháo đã nhừ nhuyễn, bạn hớt hết lớp bọt phía trên, cho hết phần thịt vừa xào vào rồi cho gừng và nấm vào nấu cho đến khi nấm chín rồi tắt bếp.
  • Múc cháo ra tô, rưới hành lá lên trên rồi thưởng thức.

Món cháo bồ câu đậu xanh rất tốt cho phụ nữ mang thai, người già yếu và trẻ em.

Bồ câu hầm ngải cứu

Tìm hiểu thêm: Học cách massage chân để thư giãn tại nhà

Thịt chim bồ câu: Nhỏ nhưng “có võ”

Tác dụng của bồ câu hầm ngải cứu có thể giúp bạn an thần, tăng đề kháng, hỗ trợ điều trị kinh nguyệt không đều, đại tiện ra máu, chống táo bón, đầy hơi. Bồ câu hầm ngải cứu là món ăn bổ dưỡng nhưng bạn nên lưu ý không áp dụng cho phụ nữ mang thai.

Nguyên liệu

  • 1 con chim bồ câu.
  • 30g ngải cứu.
  • 30g hạt sen.
  • 10 cái nấm hương.
  • 5 quả táo tàu.
  • 1 nhánh gừng nhỏ.
  • Gia vị: muối, nước mắm, hạt nêm hoặc bột ngọt tùy thích

Cách làm bồ câu hầm ngải cứu

Bước 1: Sơ chế bố câu.

  • Làm sạch lông bồ cầu, hơ qua lửa để thịt chim bồ câu có màu vàng đẹp mắt và thơm hơn
  • Đun sôi 1 nồi nước với gừng rồi thả chim bồ câu vừa làm vào để khử mùi.

Bước 2: Sơ chế các gia vị phụ.

  • Rửa sạch nấm hương và hạt sen rồi nước từ 5 đến 10 phút.
  • Nhặt và rửa sạch rau ngải cứu, để ráo rồi nhét vào bụng chim bồ câu.

Bước 3: Cách hầm thịt chim bồ câu với ngải cứu

Cho bồ câu vào nồi hầm rồi bỏ hạt sen, táo tàu, nấm hương vào. Cho thêm 300ml nước sôi đã thêm gia vị vào nồi. Đậy kín nắp để hầm từ 30 đến 40 phút. Bạn không nên hầm quá lâu để tránh thịt chim bồ câu chín rục, ăn mất ngon.

Bồ câu tiềm thuốc Bắc

Thịt chim bồ câu: Nhỏ nhưng “có võ”

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 1 con chim bồ câu
  • 1 củ gừng nhỏ
  • 500g hạt sen khô
  • 5 cái nấm hương khô
  • 5g ý dĩ
  • 5g kỷ tử
  • 5 quả táo tàu
  • 50g lá ngải cứu
  • Các loại gia vị: mắm, muối, hạt nêm, mì chính (bột ngọt)…

Số lượng nguyên liệu có thể tăng lên cho phù hợp với số người ăn. Bạn có thể mua gói thuốc Bắc bao gồm các nguyên liệu vừa kể trên ở tiệm thuốc Bắc hoặc mua lẻ từng loại tùy ý.

Cách làm bồ câu hầm thuốc Bắc

  • Sau khi làm sạch chim bồ câu, bỏ lòng (hoặc giữ lại một số bộ phận nội tạng bạn thích ăn như gan, mề, tim…), bạn hãy thui sơ qua để lớp da săn lại và xém vàng. Bước này sẽ giúp thịt chim bồ câu thơm ngon hơn sau khi hầm.
  • Gừng cạo vỏ, đập giập, cho vào nồi nước đun sôi rồi thả chim bồ câu vào cho sôi trở lại. Tiếp đó, bạn vớt bọt ra rồi vớt chim ra một cái đĩa, để riêng.
  • Nấm hương, hạt sen rửa sạch, ngâm nước ấm cho mềm.
  • Ngải cứu rửa sạch, để ráo rồi vò nhẹ lá. Sau đó, bạn nhét hết số ngải cứu này vào bụng con chim bồ câu.
  • Cho nấm hương, táo tàu, hạt sen, kỷ tử, ý dĩ vào một chiếc nồi có thể chứa đủ lượng chim bồ câu bạn muốn hầm. Thêm một lượng nước vừa đủ vào nồi rồi nêm gia vị vừa ăn. Sau đó, bạn đặt chim bồ câu vào nồi, đậy kín nắp và hầm trên ngọn lửa liu riu trong khoảng 30 phút là dùng được.

Bạn nên ăn bồ câu hầm thuốc Bắc vào buổi sáng hoặc buổi tối để cơ thể hấp thu tốt nhất những dưỡng chất từ món ăn này.

Những người không nên ăn thịt chim bồ câu

Thịt chim bồ câu: Nhỏ nhưng “có võ”

>>>>>Xem thêm: Bổ sung kẽm đầy đủ cho trẻ còi cọc, dậy thì muộn

Mặc dù thịt chim bồ câu có giá trị dinh dưỡng rất cao và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải là thực phẩm phù hợp với một số đối tượng.

Theo đó, người có ham muốn tình dục mạnh mẽ không nên ăn các món chế biến từ thịt bồ câu. Hàm lượng dinh dưỡng dồi dào trong món thịt này có thể sẽ làm ham muốn tình dục tăng cao hơn nữa.

Phụ nữ mang thai, đặc biệt là những người ít tập thể dục, cũng không nên ăn các món chế biến từ thịt bồ câu quá thường xuyên. Hơn nữa, mỗi lần ăn cũng chỉ dùng một lượng vừa phải. Nguyên nhân là vì có một số chất dinh dưỡng trong thịt bồ câu có thể không phù hợp với thể trạng của thai nhi mà bạn không nhận ra. Chính vì điều này, lạm dụng các món ăn từ thịt chim bồ câu có thể gây hại cho thai nhi.

Không chỉ phụ nữ mang thai, những đối tượng khác cũng nên dùng các món ăn từ thịt bồ câu trong chừng mực, do giá trị dinh dưỡng quá cao.

Thịt chim bồ câu có hàm lượng dưỡng chất rất dồi dào và phong phú. Trong y học, đây được xem là vị thuốc quý hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh. Trong ẩm thực, nó có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon lành, bổ dưỡng. Khi chế biến, bạn không nên kết hợp bồ câu với thịt lợn hoặc tôm. Sự kết hợp này có thể gây ra các phản ứng dị ứng hoặc đầy hơi, chướng bụng cho người ăn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *