Thoát khỏi cơn ngứa điên cuồng vì tình trạng mề đay cấp tính

Thoát khỏi cơn ngứa điên cuồng vì tình trạng mề đay cấp tính

Thoát khỏi cơn ngứa điên cuồng vì tình trạng mề đay cấp tính

Nổi mề đay cấp tính với những cơn ngứa dữ dội, điên cuồng là một trong những cảm giác cực kỳ khó chịu. Nếu ai đã từng một lần trải qua chắc chắn sẽ khó quên được. Để không phải gặp lại cảm giác này, bạn hãy tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây bệnh để có thể chủ động hơn trong việc ngăn ngừa sự tái phát của những “cơn ngứa điên cuồng”.

Bạn đang đọc: Thoát khỏi cơn ngứa điên cuồng vì tình trạng mề đay cấp tính

Mề đay cấp tính là một căn bệnh da liễu phổ biến và có thể xảy ra với bất kỳ ai. Dù bệnh này không gây nguy hiểm nhưng nó lại gây khó chịu, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Ngứa ngáy dữ dội – triệu chứng điển hình của mề đay cấp tính

Theo các nghiên cứu, mề đay cấp tính thường xuất hiện ở những người có cơ địa nhạy cảm, đặc biệt là trẻ em. Thông thường, các triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện trong vòng vài phút sau khi tiếp xúc với dị nguyên và có thể kéo dài nhiều giờ, nhiều ngày nhưng thường là không quá 6 tuần.

Một ngày, bạn thấy trên cơ thể đột nhiên xuất hiện những nốt sẩn phù màu hồng hoặc màu đỏ như muỗi đốt. Kích thước của những sẩn phù này rất đa dạng với nhiều hình thái khác nhau từ hình tròn, hình nhẫn, ngoằn ngoèo, nằm rải rác khắp người hoặc tập trung thành từng đám. Đặc biệt, bạn càng gãi thì càng ngứa và lan rộng hơn. Những nốt sẩn phù này có thể xuất hiện ở mọi nơi trên cơ thể, đặc biệt là những vùng da thường bị bó chặt như lưng quần, nịt bụng…

Thoát khỏi cơn ngứa điên cuồng vì tình trạng mề đay cấp tính

Tình trạng này thường xuất hiện từng cơn trong vài giờ, sau đó biến mất với các khoảng thời gian khác nhau trong ngày nhưng thường sẽ nổi nhiều vào chiều tối. Nếu bị nặng, bạn có thể gặp phải các triệu chứng phù môi, mi mắt, cổ họng… đi kèm với các triệu chứng như mệt, đau bụng, khó thở.

Nguyên nhân gây nổi mề đay cấp tính

Theo thống kê, khoảng hơn 50% các trường hợp bị mề đay cấp tính có thể xác định nguyên nhân gây bệnh. Đa phần, nguyên nhân gây bệnh thường do những yếu tố dị nguyên như thời tiết, thực phẩm, phấn hoa… tác động vào cơ thể. Cụ thể:

  • Dị ứng thực phẩm: Thực phẩm nào cũng có thể gây dị ứng nhưng những thực phẩm giàu đạm như hải sản có vỏ, trứng, chế phẩm làm từ sữa, đậu phộng, đậu nành, các loại hạt và lúa mì sẽ dễ gây dị ứng hơn.
  • Dị ứng thuốc: Hầu như các loại thuốc đều có thể gây ra dị ứng. Thuốc kháng sinh (penicillin), thuốc giảm đau ibuprofen, thuốc an thần là những loại thuốc dễ gây nổi mề đay.
  • Các tác nhân vật lý: Nếu là người có cơ địa nhạy cảm, bạn sẽ bị nổi mề đay khi tiếp xúc với một số yếu tố vật lý từ bên ngoài như thời tiết, vận động mạnh, mệt nhọc, căng thẳng…
  • Côn trùng: Nguyên nhân này thường gặp ở trẻ nhỏ do làn da của trẻ vốn mỏng manh và non nớt nên rất dễ bị dị ứng. Một số loại côn trùng dễ gây nổi mề đay là ong, muỗi, bọ chét, kiến 3 khoang…
  • Nhiễm trùng: Các virus như virus viêm gan B, C hay vi khuẩn Helicobacter pylori… cũng là thủ phạm gây ra những cơn ngứa điên cuồng.

Bạn có thể quan tâm: “Ngạc nhiên với những nguyên nhân nổi mề đay và chàm“.

Điều trị mề đay cấp tính

Nếu các triệu chứng chỉ ở mức nhẹ, bệnh có thể tự khỏi sau vài tuần mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, ở những trường hợp nghiêm trọng, người bệnh buộc phải dùng đến thuốc để điều trị.

Sử dụng thuốc

Thông thường, để điều trị mề đay, bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng thuốc kháng histamine. Histamine là hoạt chất sinh học do các tế bào phóng thích ra ngoài khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên và gây ra các phản ứng viêm. Do đó, các loại thuốc này sẽ khiến histamine không được giải phóng, từ đó làm ức chế sự phát triển của mề đay. Nhìn chung, các loại thuốc kháng histamine có tác dụng hiệu quả nhưng không giải quyết tận gốc của bệnh nên khả năng tái phát rất cao. Nó có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn ngủ, khô miệng, rối loạn tiêu hóa.

Tìm hiểu thêm: Bố mẹ nên làm gì khi con bị thừa cân?

Thoát khỏi cơn ngứa điên cuồng vì tình trạng mề đay cấp tính

>>>>>Xem thêm: Hỏi đáp Bác sĩ: Bé không đi ị nhiều ngày phải làm sao?

Trong các trường hợp thuốc kháng histamine không hiệu quả dù đã sử dụng với liều cao, thuốc corticoid sẽ là một giải pháp thay thế thường được các bác sĩ sử dụng, kể cả những trường hợp nặng. Dùng thuốc corticoid có hiệu quả nhanh nhưng nó lại ẩn chứa nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng như gây xốp xương, tăng huyết áp, loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa…nên bác sĩ cũng phải cân nhắc rất nhiều.

Chú ý chăm sóc bản thân

Nguyên tắc đầu tiên trong việc điều trị mề đay cấp tính là xác định và loại bỏ dị nguyên gây bệnh. Nếu vẫn chưa tìm được nguyên nhân, bạn nên thực hiện một số biện pháp nhằm làm giảm các triệu chứng:

  • Ngưng sử dụng tất cả các loại thực phẩm và thuốc mà bạn nghi ngờ là tác nhân gây dị ứng. Tránh các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá trong thời gian điều trị.
  • Hạn chế gãi hoặc chà xát quá mạnh lên vùng da bị tổn thương. Điều này sẽ khiến da dễ bị lở loét, gây nhiễm trùng.
  • Tránh các hoạt động mạnh, khi ra ngoài cần che chắn cẩn thận để da không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hay gió bụi có thể gây kích ứng.
  • Lựa chọn những loại quần áo có chất liệu mềm, thoáng khí như cotton, không mặc quần áo bó, đồ len, bông bởi những loại quần áo này có thể khiến da dễ bị cọ xát gây ngứa và khó chịu.
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung các loại vitamin, khoáng chất, giúp tăng cường sức đề kháng nhằm chống chọi với mọi tác nhân gây bệnh.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng và áp lực.

Nhìn chung, bạn sẽ hạn chế được tình trạng nổi mề đay cấp tính nếu xác định rõ nguyên nhân và cẩn thận hơn trong việc tránh tiếp xúc với dị nguyên lạ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *