Lao là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn thường lây nhiễm sang phổi. Các cơ quan khác, chẳng hạn như thận, cột sống hoặc não cũng có thể bị nhiễm vi khuẩn lao. Một người đã tiếp xúc với vi khuẩn lao có thể phát triển triệu chứng sau một thời gian ủ bệnh. Trang tài nguyên về bệnh lao của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2018 cho biết: “Trung bình, 5-10% những người bị nhiễm vi khuẩn lao sẽ phát triển thành bệnh lao trong suốt cuộc đời của họ”.
Bạn đang đọc: Thời gian ủ bệnh lao phổi là bao lâu?
Vậy, thời gian ủ bệnh lao phổi là bao lâu? Những ai sẽ có nguy cơ phát triển thành bệnh sớm? Mời bạn cùng Kenshin tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây nhé!
Nội Dung
Nguyên nhân gây bệnh lao là gì?
Lao là một bệnh nhiễm trùng do trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây ra. Vi khuẩn lao chủ yếu ảnh hưởng đến phổi (lao phổi). Tuy nhiên, nhiễm trùng lao có thể xảy ra ở bất kỳ cơ quan hoặc mô nào trong cơ thể bao gồm màng phổi, màng tim, thận, cơ xương khớp, thanh quản, tai giữa, da, lao màng bụng (lao ruột, lao phúc mạc, lao hạch) và màng não. Các tình trạng này được gọi chung là lao ngoài phổi.
Vi khuẩn lao có thể lây lan trong không khí khi người bệnh lao phổi hoặc lao ở cổ họng ho, hắt hơi, nói chuyện, hát hoặc cười, và những người xung quanh hít phải những giọt được tống ra ngoài có chứa vi khuẩn lao sẽ bị nhiễm trùng.
Lao ngoài phổi không lây nhiễm. Bệnh lao cũng không có khả năng lây lan qua việc bắt tay hoặc các vật dụng cá nhân, chẳng hạn như quần áo, giường, ly uống nước, dụng cụ ăn uống, bồn cầu hoặc các vật dụng khác mà người bị bệnh lao đã chạm vào.
Sau lần đầu tiên nhiễm vi khuẩn lao, một số người có thể xuất hiện ngay các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, nhiều người bị nhiễm vi khuẩn này vẫn ở trong thời gian ủ bệnh lao và rất lâu sau mới phát triển thành các triệu chứng bệnh.
Bạn có thể quan tâm: Bệnh lao phổi có dễ lây không? Bệnh lây như thế nào và cách phòng ngừa
Thời gian ủ bệnh lao phổi là bao lâu?
Ở hầu hết những người khỏe mạnh, hệ thống miễn dịch có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh lao. Vì vậy, vi khuẩn lây nhiễm vào cơ thể nhưng không gây ra bất kỳ triệu chứng nào, còn được gọi là lao tiềm ẩn. Một số trường hợp vi khuẩn lao phát triển mạnh mẽ và bắt đầu gây ra các triệu chứng, tức là bệnh lao hoạt động sau vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí đến vài năm.
Một số trường hợp lao tiềm ẩn không phát triển thành lao hoạt động ngay mà cần thời gian ủ bệnh. Vậy, thời gian ủ bệnh lao phổi là bao lâu? Khoảng thời gian trung bình tính từ khi bị nhiễm trùng vi khuẩn lao đến khi phát triển thành triệu chứng hoặc có phản ứng với xét nghiệm lao tố là khoảng từ 3-12 tuần, thậm chí kéo dài nhiều năm.
Tìm hiểu thêm: Làm thế nào để điều trị thoái hoá khớp gối an toàn, hiệu quả?
Một số người từ nhiễm vi khuẩn lao tiềm ẩn phát triển thành lao hoạt động chỉ trong vòng vài tuần trước khi hệ miễn dịch có thể chống lại vi khuẩn lao. Khoảng 10% số trường bị nhiễm vi khuẩn lao tiềm ẩn có thể phát triển bệnh lao hoạt động trong nhiều năm sau đó. Điều này thường xảy ra trong vòng 1 hoặc 2 năm đầu tiên kể từ khi nhiễm vi khuẩn lao hoặc khi hệ miễn dịch suy yếu.
Nhiễm trùng lao tiềm ẩn có thể kéo dài nhiều năm. Theo thống kê, khoảng 50% lao tiềm ẩn sẽ phát triển thành lao hoạt động trong vòng 2 năm đầu tiên sau khi nhiễm bệnh. Nếu có đủ khả năng miễn dịch, khoảng 3–4% số người bị nhiễm lao tiềm ẩn tiến triển thành bệnh hoạt động trong năm đầu tiên sau khi chuyển đổi lao tố. Khoảng 5% phát triển thành bệnh trong khoảng thời gian còn lại của cuộc đời. Khoảng 90% người bị nhiễm bệnh lao tiềm ẩn không bao giờ phát triển thành bệnh lao hoạt động.
Ai có nguy cơ cao phát triển thành bệnh lao hoạt động?
Thời gian ủ bệnh lao phổi là bao lâu sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như tuổi tác, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, có tiền sử mắc bệnh gì hay không? Có người nhiễm vi khuẩn lao sẽ phát triển thành bệnh ngay, có người phải vài năm sau và cũng có người không bao giờ phát triển bệnh. Một số trường hợp bệnh nhân mắc bệnh ngay trong thời gian ủ bệnh lao.
Vi khuẩn lao tiềm ẩn sẽ phát triển nhanh và tiến triển thành lao hoạt động sớm nếu hệ miễn dịch bị suy yếu. Vì vậy, những người bị suy giảm hệ miễn dịch có nguy cơ bệnh sẽ tiến triển nhanh hơn, bao gồm:
- Bệnh nhân dương tính với HIV/AIDS (virus gây suy giảm hệ miễn dịch ở người) có nguy cơ tái kích hoạt bệnh lao là khoảng 5–10% mỗi năm.
- Trẻ em dưới 3 tuổi
- Người lớn tuổi
- Bệnh nhân tiểu đường, bệnh thận, ung thư
- Những người dùng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch
- Người đang áp dụng các phương pháp điều trị làm suy yếu hệ thống miễn dịch (chẳng hạn như hóa trị, liệu pháp sinh học)
- Người có sức khỏe kém hoặc bị suy dinh dưỡng
- Người lạm dụng ma túy, rượu bia, thuốc lá, chất kích thích khác…
- Những người sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch
- Những người có hệ thống miễn dịch kém.
Trên đây là những đối tượng mà khi nhiễm vi khuẩn lao sẽ có nhiều khả năng phát triển thành bệnh lao động trong tương lai. Vì vậy, họ cần thăm khám và điều trị bệnh lao tiềm ẩn càng sớm càng tốt trước khi bệnh tiến triển thành lao hoạt động.
>>>>>Xem thêm: Các cột mốc đánh dấu kỹ năng vẽ và viết của con yêu
Phải làm gì nếu đã tiếp xúc với vi khuẩn lao?
Thời gian ủ bệnh lao là thời gian bệnh tiềm ẩn nên người bệnh rất khó phát hiện ra các triệu chứng. Nếu bạn đã tiếp xúc với người mắc bệnh và nghi ngờ mình đang trong thời gian ủ bệnh lao, hãy áp dụng các mẹo sau đây để bảo vệ bản thân và những người xung quanh:
- Không ngủ chung phòng với người đang điều trị lao hoạt động trong vài tuần đầu điều trị cho đến khi bệnh nhân hết khả năng lây nhiễm.
- Thông gió cho không gian sinh hoạt bằng cách mở cửa sổ và dùng quạt để ngăn ngừa sự lây nhiễm vi khuẩn lao trong không khí.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân và làm sạch không gian sinh hoạt thường xuyên.
- Đeo khẩu trang khi ở gần người bệnh.
- Hãy liên hệ với bác sĩ hoặc sở y tế địa phương để làm xét nghiệm lao qua da hoặc xét nghiệm lao đặc biệt trong máu.
Bạn có thể quan tâm: Biết cách sống chung với người bị bệnh lao để giúp bạn bớt lo lắng
Không phải tất cả những người bị nhiễm vi khuẩn lao đều phát triển thành các triệu chứng bệnh ngay. Nhiều người bị nhiễm vi khuẩn lao thường không nhận thấy mình bị bệnh vì không có triệu chứng. Tình trạng nhiễm lao có thể kéo dài suốt đời và người nhiễm lao có thể không bao giờ phát bệnh. Tuy nhiên, một số trường hợp sẽ tiến triển thành triệu chứng sau thời gian ủ bệnh lao. Việc bạn cần làm là nên thăm khám sớm và điều trị kịp thời ngay trong giai đoạn lao tiềm ẩn nhé!