Bạn đang đọc: Thủ thuật Maze trong điều trị rung nhĩ là gì?
Thủ thuật Maze (Phẫu thuật Maze) là một kỹ thuật y tế ngoại khoa trong điều trị rung nhĩ không dùng thuốc. Tuy nhanh và có mức độ xâm lấn tối thiểu, thủ thuật này lại rất phức tạp.
Tìm hiểu chung
Thủ thuật Maze là gì?
Maze là một thủ thuật ngoại khoa được sử dụng để điều trị rung tâm nhĩ (rung nhĩ). Bác sĩ sẽ tạo ra những mô sẹo trông như mê cung (“maze’) ở các buồng trên của tim bằng cách áp dụng nhiệt (năng lượng tần số vô tuyến) hoặc cắt lạnh (cryoablation). Ngoài ra, bác sĩ có thể sử dụng dao mổ để thực hiện một số vết mổ chính xác. Tuy nhiên, phương pháp này phức tạp hơn và mất nhiều thời gian hơn. Vì mô sẹo không mang điện nên sẽ cản trở các xung điện đi lạc gây rung tâm nhĩ.
Khi nào bạn cần thực hiện thủ thuật Maze?
Thủ thuật Maze được thực hiện để điều chỉnh rung nhĩ và cải thiện chất lượng cuộc sống của những người mắc bệnh này. Đây cũng là phương pháp điều trị rung tâm nhĩ được lựa chọn nếu tim người bệnh đang cần một loại phẫu thuật tim hở khác, như phẫu thuật bắc cầu động mạch vành hoặc sửa, thay van tim. Đặc biệt, nếu có thể sửa van mà không cần thay van tim cơ học, kết hợp với việc phẫu thuật Maze giúp đưa nhịp tim trở về nhịp xoang, người bệnh chỉ cần sử dụng thuốc kháng đông máu trong 3 tháng sau phẫu thuật.
Những người không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác hoặc đang bị tái phát rung nhĩ cũng có thể ưu tiên áp dụng thủ thuật Maze.
Quy trình thực hiện
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Trước khi thực hiện
Ca phẫu thuật sẽ được lên lịch vào thời điểm tốt nhất cho người bệnh và bác sĩ phẫu thuật, trừ những trường hợp khẩn cấp. Hãy thông báo với bác sĩ phẫu thuật và bác sĩ tim mạch về bất kỳ thay đổi nào về sức khỏe, bao gồm các triệu chứng cảm lạnh hoặc cúm vì nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến sự phục hồi của người bệnh.
Ngoài ra, người bệnh cần liệt kê tất cả các loại thuốc (bao gồm cả thuốc kê đơn, không kê đơn hay thuốc bổ sung vitamin) với bác sĩ.
Trước khi phẫu thuật, người bệnh có thể cần đo điện tâm đồ (ECG hoặc EKG), xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu và chụp X-quang ngực. Nếu có hút thuốc, bác sĩ sẽ yêu cầu ngừng hút ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật. Hút thuốc trước khi phẫu thuật có thể dẫn đến các vấn đề về đông máu và hô hấp.
Đêm trước khi phẫu thuật, người bệnh thường sẽ được yêu cầu tắm để loại bỏ bớt lượng vi khuẩn trên da. Người bệnh cũng không nên ăn hoặc uống sau nửa đêm trước ngày phẫu thuật. Nếu có các quy trình khác, người bệnh sẽ được hướng dẫn đầy đủ từ bác sĩ tim mạch và bác sĩ phẫu thuật.
Trong khi thực hiện
Đối với thủ thuật Maze, người bệnh được gây mê toàn thân và cho chạy máy trợ tim. Sau khi người bệnh hôn mê hoàn toàn, một ống được đưa xuống khí quản và kết nối với máy hô hấp nhân tạo. Một ống khác sẽ được đưa qua mũi và xuống cổ họng, vào dạ dày của người bệnh. Ống này sẽ ngăn chất lỏng và không khí tích tụ trong dạ dày, giúp người bệnh không cảm thấy mệt mỏi và đầy hơi khi tỉnh dậy. Một ống thông nhỏ sẽ được đưa vào bàng quang để thu nước tiểu (nếu có) trong quá trình phẫu thuật. Sau khi người bệnh được nối với máy trợ tim, tim sẽ ngừng đập.
Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ phẫu thuật tạo ra một số vết mổ nhỏ ở cả hai buồng tim trên. Để thực hiện các vết mổ, các bác sĩ có thể sử dụng dao phẫu thuật chuyên dụng (dao mổ), một thiết bị phá hủy mô bằng nhiệt lạnh hoặc năng lượng tần số vô tuyến (như nhiệt vi sóng) hoặc kết hợp các kỹ thuật này.
Những vết mổ được tạo ra theo khuôn mẫu nhất định giống như một mê cung, hình thành nên ra các mô sẹo, giúp hướng đường đi của các xung điện hỗn loạn trong buồng nhĩ thẳng đến buồng thất của tim.
Phương pháp “cắt và khâu” bằng dao mổ khiến thời gian phẫu thuật kéo dài, nguy cơ chảy máu nhiều. Hiện nay, việc áp dụng các nguồn năng lượng (sóng siêu âm, laser, nhiệt lạnh, phổ biến nhất là sóng cao tần…) có tính an toàn và hiệu quả cao. Từ đó giúp phẫu thuật Maze trở nên thuận lợi, hiệu quả hơn. Ngoài ra, một số người bệnh có thể được điều trị bằng thủ thuật ống thông đốt có sự trợ giúp của robot được gọi là mini maze. Mỗi ca phẫu thuật Maze thường mất khoảng 3 giờ.
Điều cần thận trọng
Tìm hiểu thêm: Tuần 1: Tuần đầu tiên của thai kỳ có gì đặc biệt?
Thủ thuật Maze có nguy hiểm không?
Thực hiện thủ thuật Maze cũng có những nguy cơ nhưng tỉ lệ xảy ra biến chứng không cao (tỉ lệ tử vong ít hơn 1% cho thủ thuật Maze đơn thuần và cao hơn nếu có kết hợp với các phẫu thuật khác). Ngoài ra, lợi ích của việc đưa nhịp tim trở về nhịp xoang quan trọng hơn nguy cơ có thể có của thủ thuật.
Các biến chứng khác được ghi nhận gồm giữ nước và rối loạn nhịp tim trong vài tuần đầu sau phẫu thuật. Tuy vậy, các biến chứng thường giảm dần khi tim và cơ thể hồi phục. Trong một số trường hợp, người bệnh cần sử dụng máy tạo nhịp tim vĩnh viễn do chấn thương trong phẫu thuật hoặc do rung tâm nhĩ có vấn đề với ổ phát nhịp tự nhiên của tim. Một đánh giá của nghiên cứu cho thấy biến chứng có thể phụ thuộc vào nguồn năng lượng sử dụng trong thủ thuật và cả kinh nghiệm của bác sĩ phẫu thuật.
Kết quả
>>>>>Xem thêm: Các bài tập chân tại nhà cho nam và nữ không cần dụng cụ
Kết quả của thủ thuật Maze là gì?
Nhiều nghiên cứu cho thấy thủ thuật Maze có hiệu quả cao trong việc biến rung nhĩ trở về nhịp tim bình thường là nhịp xoang. Tỉ lệ thành công nhìn chung có thể đạt 70–95%. Vẫn còn khoảng 35% người bệnh có thể cần thuốc để giúp kiểm soát nhịp tim không đều. Nếu rung tâm nhĩ tái phát, người bệnh cần ống thông đốt khác hoặc các phương pháp điều trị khác. Nếu người bệnh mắc chứng nhịp tim chậm sau khi làm thủ thuật, bác sĩ có thể đề nghị cấy ghép máy tạo nhịp tim.
Người bệnh có thể phải ở lại bệnh viện từ 5–7 ngày hoặc lâu hơn, trong đó ít nhất 1–2 ngày trong phòng chăm sóc đặc biệt (ICU). Ngoài ra, người bệnh có thể được cung cấp các loại thuốc lợi tiểu nhằm kiểm soát tình trạng tích tụ dịch sau phẫu thuật. Bác sĩ có thể kê thuốc Aspirin trong 6 tuần đầu sau phẫu thuật để ngăn chặn sự hình thành cục máu đông (huyết khối).
Thời gian hồi phục sau thủ thuật Maze thường mất khoảng 2 tháng. Người bệnh thường cảm thấy đau vùng ngực nơi mổ tim và mệt mỏi hơn nhưng điều này là hoàn toàn bình thường. Sau khoảng 3 tháng, người bệnh có thể trở lại làm việc. Hầu hết đều hồi phục hoàn toàn trong vòng 6 tháng sau phẫu thuật.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.