Thụ tinh nhân tạo cho người đồng giới nữ cần lưu ý những gì?

Thụ tinh nhân tạo cho người đồng giới nữ cần lưu ý những gì?

Thụ tinh nhân tạo cho người đồng giới nữ cần lưu ý những gì?

Ước muốn có con là một điều rất thiêng liêng đối với tất cả mọi người kể cả những người đồng giới nữ. Vậy, liệu con gái với con gái có thể có thai không? Làm thế nào để thụ tinh nhân tạo cho người đồng giới nữ?

Bạn đang đọc: Thụ tinh nhân tạo cho người đồng giới nữ cần lưu ý những gì?

Trong bài viết này, Kenshin sẽ cùng bạn đi tìm lời đáp cho vấn đề các cặp đồng giới nữ có con như thế nào.

Các cặp đồng giới nữ có thể có con ruột được không? 

Sự phát triển không ngừng của xã hội hiện đại đã góp phần thu hẹp định kiến đối với những người thuộc cộng đồng LGBT. Họ xứng đáng được đối xử bình đẳng, công bằng và có một cuộc đời hạnh phúc với người mình yêu.

Trước đây, cách duy nhất để các cặp đồng giới có con là nhận con nuôi. Hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của y học hiện đại, các cặp đồng giới nữ có thể mang thai và sinh con của chính mình. Vậy các cặp đồng giới nữ có con như thế nào? Có thể thụ tinh trong ống nghiệm hay thụ tinh nhân tạo cho người đồng giới nữ không?

Theo điều 4, khoản 1 của Nghị định số 12/2003/ND-CP của Chính phủ: Nghị định về sinh con theo phương pháp khoa học, các cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ sống độc thân có quyền sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm) theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. 

Mặt khác, theo điều 8, khoản 2 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, nhà nước Việt Nam không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Do đó, hiện nay, cách hợp pháp để các cặp đồng giới nữ có con là xin tinh trùng để làm mẹ đơn thân, sau đó áp dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm hoặc thụ tinh nhân tạo cho người đồng giới nữ.

Quy trình “tìm con” của các cặp đồng giới nữ diễn ra như thế nào? 

Thụ tinh nhân tạo cho người đồng giới nữ cần lưu ý những gì?

1. Lựa chọn người hiến trứng và người mang thai

Trước khi tiến hành thụ tinh bằng ống nghiệm hoặc thụ tinh nhân tạo cho người đồng giới nữ, cặp đồng tính nữ nên đi khám sức khỏe sinh sản để biết được chất lượng trứng cũng như khả năng mang thai của từng người. Dựa vào kết quả khám sức khỏe, cặp đồng giới nữ sẽ lựa chọn xem ai là người hiến trứng và ai là người mang thai.

Người hiến trứng và người mang thai có thể là cùng một người. Tuy nhiên, thông thường, mỗi người trong cặp đồng tính nữ sẽ đảm nhiệm một vai trò khác nhau. Điều này giúp cả hai người phụ nữ đều có vai trò sinh học cũng như góp phần tham gia vào quá trình thụ thai và sinh con.

2. Xin tinh trùng hoặc nhận phôi

Tùy vào tình trạng sức khỏe sinh sản của bản thân mỗi người mà cặp đồng giới nữ có thể lựa chọn biện pháp xin tinh trùng để thụ tinh hoặc nhận phôi.

2.1. Xin tinh trùng

Nếu sức khỏe sinh sản của một hoặc cả hai phụ nữ trong cặp đồng giới nữ đều tốt, việc xin tinh trùng là sự lựa chọn phù hợp.

Cặp đồng tính nữ có thể xin tinh trùng với tư cách là mẹ đơn thân. Cùng với sự hỗ trợ của bệnh viện phụ sản mà cặp đồng giới nữ lựa chọn, tinh trùng sẽ được xin từ ngân hàng tinh trùng dựa trên nguyên tắc vô danh giữa người cho và người nhận.

Cần lưu ý rằng, cặp đồng giới nữ cần xin tinh trùng từ người thân, bạn bè, người quen… để hoán đổi với tinh trùng từ ngân hàng tinh trùng. Theo quy định của pháp luật, người hiến tặng tinh trùng phải đảm bảo các điều kiện sau:

  • Từ đủ 20 tuổi đến 55 tuổi
  • Có đủ sức khỏe, không mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS, bệnh tâm thần, bệnh truyền nhiễm hay các bệnh di truyền khác
  • Tự nguyện hiến tặng
  • Không tìm hiểu về tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của người nhận.

Mẫu tinh trùng hiến tặng ở ngân hàng tinh trùng sẽ được mã hóa và hoán đổi ngẫu nhiên. Người nhận tinh trùng sẽ không được biết mẫu hiến là của ai.

Sau khi có được mẫu tinh trùng, bác sĩ sẽ tư vấn cho người đồng giới nữ lựa chọn phương pháp thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm.

2.2. Nhận phôi

Nếu sau khi khám sức khỏe sinh sản, cả hai người nữ đều không có tế bào trứng (noãn) hoặc trứng không bảo đảm chất lượng để thụ thai thì có thể nhận phôi với tư cách là mẹ đơn thân. Đây là phôi mà các cặp đôi thụ tinh trong ống nghiệm không sử dụng và tự nguyện hiến tặng cho trung tâm hỗ trợ sinh sản.

Bạn có thể quan tâm:

3. Áp dụng phương pháp hỗ trợ sinh sản cho người đồng giới nữ

Tìm hiểu thêm: Vảy nến thể mủ: Nguyên nhân, Triệu chứng và Cách điều trị

Thụ tinh nhân tạo cho người đồng giới nữ cần lưu ý những gì?

Có hai kỹ thuật hỗ trợ sinh sản mà cặp đồng tính nữ có thể lựa chọn:

3.1. Thụ tinh nhân tạo cho người đồng giới nữ với IUI

Thụ tinh nhân tạo (Intrauterine insemination – IUI) là phương pháp bơm tinh trùng trực tiếp vào buồng tử cung của người nữ muốn mang thai. Bác sĩ sẽ tiến hành lọc rửa tinh trùng để chọn ra những tinh trùng khỏe mạnh nhất.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể sử dụng thuốc để tăng khả năng mang thai cho người phụ nữ.

3.2. Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)

Ngoài phương pháp thụ tinh nhân tạo cho người đồng giới nữ, cặp đồng tính nữ cũng có thể lựa chọn phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (In vitro fertilization – IVF). Đây là một kỹ thuật phức tạp hơn, trong đó, trứng được thụ tinh bởi tinh trùng ở trong ống nghiệm.

Trứng sau khi lấy ra khỏi cơ thể phụ nữ sẽ được thụ tinh với tinh trùng trong phòng thí nghiệm. Khi trứng được thụ tinh phát triển thành phôi, bác sĩ sẽ cấy phôi vào trong tử cung của người muốn mang thai để quá trình mang thai diễn ra tự nhiên.

Ngoài ra, với những cặp đồng giới xin phôi thai, bác sĩ sẽ cấy phôi vào tử cung của người muốn mang thai mà không cần áp dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm hay thụ tinh nhân tạo cho người đồng giới nữ nữa.

Đọc thêm

IUI và IVF khác nhau như thế nào, nên chọn phương pháp nào?

Các lưu ý trong việc chăm sóc thai kỳ

Thụ tinh nhân tạo cho người đồng giới nữ cần lưu ý những gì?

>>>>>Xem thêm: Làm sao để lựa chọn bánh mì tốt cho sức khỏe?

Như vậy là bạn đã biết được cách thụ tinh trong ống nghiệm và thụ tinh nhân tạo cho người đồng giới nữ. Tuy nhiên, để có thể mang thai thành công, cặp đồng tính nữ cần lưu ý những điều sau:

  • Tuân thủ chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học để bảo vệ sức khỏe sinh sản.
  • Sau khi thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (IVF hoặc IUI), cần phối hợp chặt chẽ với bác sĩ trong việc thường xuyên theo dõi sức khỏe nhằm đảm bảo tỷ lệ thành công cao nhất có thể.
  • Khi đã thụ thai thành công, phụ nữ mang thai cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng, ngủ nghỉ đầy đủ, tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn để thai nhi được phát triển khỏe mạnh.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm và thụ tinh nhân tạo cho người đồng giới nữ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *