Thụ tinh nhân tạo: Những điều bạn cần biết để tăng cơ hội thụ thai

Thụ tinh nhân tạo: Những điều bạn cần biết để tăng cơ hội thụ thai

Thụ tinh nhân tạo: Những điều bạn cần biết để tăng cơ hội thụ thai

Hiện nay đã có rất nhiều phương pháp để điều trị hỗ trợ khả năng sinh sản giúp các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn, có được thiên thần nhỏ đáng yêu. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu về phương pháp thụ tinh nhân tạo trong bài viết sau nhé!

Bạn đang đọc: Thụ tinh nhân tạo: Những điều bạn cần biết để tăng cơ hội thụ thai

Vợ chồng bạn gặp vấn đề về vô sinh, hiếm muộn và được bác sĩ tư vấn cho phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm? Khác với thụ tinh trong ống nghiệm, thụ tinh nhân tạo là phương pháp điều trị khả năng sinh sản bằng hình thức bơm trực tiếp tinh trùng vào tử cung của người phụ nữ.

Thụ tinh nhân tạo là gì?

Thụ tinh nhân tạo: Những điều bạn cần biết để tăng cơ hội thụ thai

Thụ tinh nhân tạo là một phương pháp điều trị, hỗ trợ sinh sản nhằm giúp những cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn có con. Đây cũng chính là mục đích và vai trò của thụ tinh nhân tạo.

Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ bơm trực tiếp tinh trùng vào tử cung của người phụ nữ để tăng khả năng thụ thai thành công. Bởi vì đối với một số người, chất nhầy bao quanh cổ tử cung có thể sẽ ngăn không cho tinh trùng bơi vào tử cung hay vòi trứng. Để cải thiện, phương pháp thụ tinh nhân tạo sẽ giúp tinh trùng có thể xâm nhập vào tử cung hoàn toàn. Vì lý do này mà thụ tinh nhân tạo còn được gọi là bơm tinh trùng vào buồng tử cung (intrauterine insemination – IUI).

Nguyên nhân phổ biến nhất mà các cặp vợ chồng chọn thụ tinh nhân tạo liên quan mật thiết đến chất lượng tinh trùng của chồng. Lượng tinh trùng ít hoặc khả năng vận động của tinh trùng kém là nguyên nhân khiến bạn không thể thụ thai tự nhiên. Một nguyên nhân nữa phải kể tới là chồng bạn bị rối loạn xuất tinh hoặc vợ chồng bạn vô sinh không rõ nguyên nhân.

Phương pháp thụ tinh nhân tạo có thể áp dụng cho đối tượng nào?

1. Những ai có thể thực hiện thụ tinh nhân tạo?

Bạn có thể phải tìm đến phương pháp thụ tinh nhân tạo khi khó thụ thai bằng quan hệ tình dục bình thường hay cảm thấy khó có thể quan hệ tình dục qua đường âm đạo, ví dụ như bạn hoặc chồng có khuyết tật thể chất hoặc gặp phải vấn đề về tâm lý tình dục.

Ngoài ra, bạn sẽ được tư vấn sử dụng phương pháp hỗ trợ sinh sản này nếu gặp phải các tình huống sau:

  • Bạn bị lạc nội mạc tử cung hay có các bất thường ở cơ quan sinh dục;
  • Chồng bạn nhiễm HIV, các bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc rối loạn chức năng cương dương
  • 1 năm sau khi cố gắng mang thai không thành công đối với phụ nữ dưới 35 tuổi, hoặc 6 tháng đối với phụ nữ trên 35 tuổi.
  • Bạn bị phản ứng dị ứng với một số protein có trong tinh trùng
  • Đôi khi, chồng bạn có thể không sản xuất đủ lượng tinh trùng cần thiết để thụ tinh thành công hoặc tinh trùng không có khả năng di chuyển tốt để tiếp cận trứng
  • Bạn hoặc chồng đã áp dụng một số phương pháp điều trị y khoa làm tăng nguy cơ vô sinh, ví dụ như xạ trị.

2. Những ai không thể thực hiện thụ tinh nhân tạo?

Bạn sẽ được bác sĩ tư vấn dùng phương pháp hỗ trợ sinh sản khác như thụ tinh trong ống nghiệm hay nhờ người mang thai hộ nếu bạn rơi vào một trong các tình trạng sau:

  • Tắc ống dẫn trứng hoặc có bất thường nghiêm trọng về ống dẫn trứng;
  • Có tiền sử nhiễm trùng vùng chậu;
  • Lạc nội mạc tử cung mức độ từ trung bình đến nặng.

Quy trình thụ tinh nhân tạo (IUI) được thực hiện như thế nào?

Các xét nghiệm chẩn đoán trước khi thực hiện

Trước khi thực hiện thụ tinh nhân tạo, vợ chồng bạn sẽ được chỉ định làm một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân vô sinh, hiếm muộn. Từ đó, bác sĩ sẽ đánh giá xem phương pháp này có phù hợp với cơ địa của vợ chồng bạn hay không.

Đối với phụ nữ, nếu muốn sử dụng phương pháp hỗ trợ sinh sản này, vòi trứng của bạn cần đảm bảo không bị tắc và hoàn toàn bình thường. Nguyên do là bởi vòi trứng là nơi tinh trùng sẽ thụ tinh với trứng và tạo thành phôi di chuyển đến tử cung.

Bác sĩ sẽ dùng một trong ba phương pháp sau để kiểm tra vòi trứng của bạn và đánh giá tình hình:

  • Nội soi ổ bụng;
  • Chụp X-quang tử cung vòi trứng có cản quang;
  • Siêu âm buồng tử cung – vòi trứng qua đường âm đạo có sử dụng chất cản âm HyCoSy.

Các phương pháp thụ tinh nhân tạo

Thụ tinh nhân tạo: Những điều bạn cần biết để tăng cơ hội thụ thai

1. Thụ tinh nhân tạo vào thời điểm rụng trứng để tăng khả năng thụ thai

Để tối ưu hóa khả năng thành công, quá trình thụ tinh nhân tạo sẽ được thực hiện ngay sau thời điểm rụng trứng. Hầu hết phụ nữ rụng trứng sau khoảng từ 12 – 16 ngày, kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng. Con số này có thể thay đổi ở những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều.

Bạn cũng có thể sử dụng bộ dụng cụ dự đoán ngày rụng trứng (OPK) để tính ngày rụng trứng. OPK có thể đo lượng hormone được giải phóng trong nước tiểu hoặc nước bọt khi bạn đến thời điểm rụng trứng. Ngoài ra, bác sĩ có thể sẽ cho bạn làm xét nghiệm máu để xác định thời điểm rụng trứng.

Bác sĩ có thể sẽ dùng thuốc kích thích rụng trứng để giúp bạn đẩy nhanh thời gian chờ. Song song đó, bác sĩ sẽ siêu âm đầu dò âm đạo để theo dõi việc trưởng thành của nang trứng và biết được khi nào trứng sắp rụng.

2. Thụ tinh nhân tạo dùng tinh trùng của chồng

Người chồng sẽ được yêu cầu cung cấp tinh dịch ngay tại phòng khám bệnh viện bằng cách thủ dâm. Sau đó, mẫu tinh dịch sẽ được sàng lọc qua bằng thiết bị đặc biệt để loại bỏ tất cả những tinh trùng yếu hoặc tinh trùng chết. Tiến trình này là để chọn ra những tinh trùng khỏe mạnh nhất nhằm gia tăng cơ hội thụ thai.

Kỹ thuật viên sẽ sử dụng một dụng cụ y khoa gọi là mỏ vịt để mở âm đạo của bạn, rồi đặt một ống thông nhỏ, mềm dẻo gọi là catheter vào trong âm đạo. Việc đặt ống catheter là nhằm tạo ra đường dẫn vào bên trong tử cung của bạn và tối đa hóa số lượng tế bào tinh trùng được đặt trong tử cung. Tiến trình này thường ít gây đau, song một vài người sẽ cảm thấy co rút nhẹ. Tinh trùng sau đó sẽ được bơm qua ống catheter vào tử cung.

Chỉ với khoảng 10 phút tiến hành và khoảng 30 phút nghỉ ngơi, bạn và chồng có thể về nhà sau khi thực hiện xong thủ thuật.

3. Lấy tinh trùng được hiến tặng để thụ tinh nhân tạo

Nếu tinh trùng của chồng bạn không khỏe mạnh hoặc bạn không lập gia đình nhưng lại muốn có con, bạn vẫn có thể sử dụng tinh trùng từ ngân hàng tinh trùng. Để sử dụng tinh trùng từ ngân hàng, bạn cần phải liên hệ bệnh viện và cần thỏa các điều kiện.

Tất cả những mẫu tinh trùng hiến tặng sẽ được kiểm nghiệm xem có bị mắc bệnh truyền nhiễm nào không như HIV, viêm gan B, viêm gan C và những rối loạn di truyền khác chẳng hạn như thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm và bệnh xơ nang.

Ngân hàng tinh trùng sẽ cung cấp những thông tin về đặc điểm sinh lý của người hiến như chủng tộc, màu tóc, màu mắt… Điều này sẽ giúp các cặp đôi chọn lựa người hiến có đặc điểm giống như những gì mình mong muốn.

Nếu dùng tinh trùng được hiến tặng, tinh trùng sẽ được rã đông trước khi bác sĩ tiến hành quy trình thụ tinh nhân tạo cho bạn.

Tỷ lệ thành công của thụ tinh nhân tạo

Tìm hiểu thêm: Những thay đổi khi mang thai: Mẹ sẽ trải qua những gì?

Thụ tinh nhân tạo: Những điều bạn cần biết để tăng cơ hội thụ thai

Tỷ lệ mang thai thành công khi thụ tinh nhân tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi của người nữ, số lượng và chất lượng tinh trùng.

Ngoài ra tỉ lệ thụ thai thành công còn ảnh hưởng bởi công nghệ và sự tính toán thời gian rụng trứng có chính xác không. Song yếu tố có tính ảnh hưởng nhất là độ tuổi của phụ nữ. Một nghiên cứu trên 2.019 ca thực hiện thụ tinh nhân tạo đã chỉ ra rằng:

  • Từ 20 – 30 tuổi: Tỷ lệ mang thai là 17,6%, tỷ lệ sinh là 13%
  • Từ 31 – 35 tuổi: Tỷ lệ mang thai là 13,3%, tỷ lệ sinh là 10%
  • Từ 36 – 38 tuổi: Tỷ lệ mang thai là 13,4%, tỷ lệ sinh là 9%
  • Từ 39 – 40 tuổi: Tỷ lệ mang thai là 10,6%, tỷ lệ sinh là 7%
  • Trên 40 tuổi: Tỷ lệ mang thai là 5,4% tỷ lệ sinh là 3%.

Như vậy, nếu bạn ngoài 40 tuổi, tỷ lệ mang thai và sinh con là rất thấp. Do đó, các bác sĩ sản khoa thường tư vấn bạn áp dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm để gia tăng cơ hội thành công.

Bạn nên làm gì sau khi thụ tinh nhân tạo?

Mặc dù không cần nghỉ ngơi trên giường, bạn vẫn nên hạn chế đi lại và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh sau thủ thuật IUI. Tuy nhiên, nếu cảm thấy cần nghỉ ngơi hoặc không thoải mái sau thủ thuật IUI, bạn có thể nghỉ ngơi vài ngày.

Bạn vẫn có thể quan hệ tình dục ngay sau thủ thuật IUI. Trong thực tế, điều này còn hỗ trợ quá trình thụ tinh nhân tạo và đem lại kết quả tích cực.

Tuy nhiên, trong trường hợp chảy máu khi thực hiện thủ thuật này, bạn không được quan hệ tình dục trong 2 ngày sau khi thụ tinh.

Ngay cả khi có cảm giác đau hoặc chuột rút sau thủ thuật, bạn nên tránh dùng bất cứ loại thuốc kháng viêm không steroid NSAIDs nào hoặc thuốc giảm đau như ibuprofen. Thay vào đó, bạn hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ sản khoa để họ có thể kê toa một số loại thuốc khác như acetaminophen hoặc buscopan.

Để hỗ trợ quá trình cấy phôi, bác sĩ có thể bổ sung nội tiết tố. Loại này có thể được sử dụng ở dạng thuốc uống hoặc đặt trong âm đạo như thuốc đạn.

Mặc dù không có bằng chứng về việc bơi lội có can thiệp đến thủ thuật IUI, song tốt nhất bạn nên tránh bơi khoảng 48 giờ sau khi làm thủ thuật IUI.

Trong trường hợp đang đặt thuốc kích thích tố nội tiết, bạn nên hỏi bác sĩ xem mình có nên tiếp tục bơi hay không.

Thụ tinh nhân tạo bao nhiêu lần mới mang thai?

Kết quả của phương pháp hỗ trợ sinh sản IUI khác nhau ở từng trường hợp. Có một vài cặp vợ chồng thành công ngay từ lần đầu, song lại có không ít các cặp phải tiến hành rất nhiều lần mới có thể thụ thai. Ngoài ra, cũng có những cặp vợ chồng không bao giờ thành công.

Bác sĩ sẽ đề nghị vợ chồng bạn thử thực hiện phương pháp này ít nhất từ 3–6 lần, song song với việc tiêm hormone trước khi quyết định thực hiện phương pháp điều trị khác. Nếu không hiệu quả, bạn có thể thử thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) với trứng của chính bạn hay trứng được hiến tặng.

Các biến chứng có thể gặp khi thụ tinh nhân tạo

Thụ tinh nhân tạo: Những điều bạn cần biết để tăng cơ hội thụ thai

Thụ tinh nhân tạo có nguy cơ dẫn đến những nguy cơ bị biến chứng cho phụ nữ như bị nhiễm trùng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng dưới 1% các ca bị nhiễm trùng do thực hiện phương pháp này.

Phụ nữ sau khi thực hiện thụ tinh nhân tạo có thể bị thương nhẹ ở âm đạo do tiến trình đặt ống thông vào lòng tử cung có thể gây chảy máu âm đạo, nhưng điều này thường không ảnh hưởng đến cơ hội thụ thai.

Thông thường, việc thụ tinh nhân tạo sẽ không làm tăng nguy cơ mang đa thai. Song nếu bác sĩ cho bạn dùng thuốc kích trứng, nguy cơ mang đa thai sẽ gia tăng đáng kể. Nếu mẹ bầu không đủ điều kiện sức khỏe, mang đa thai sẽ khá nguy hiểm vì trẻ có thể bị sinh non, nhẹ cân và người mẹ sẽ phải chịu áp lực về sức khỏe.

Một quan niệm thường gặp là việc thụ tinh nhân tạo hoặc dùng thuốc hỗ trợ sinh sản có thể tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ, đây là một suy nghĩ sai lầm. Trên thực tế, khả năng gặp phải dị tật bẩm sinh ở thai nhi là khoảng 2 – 4% dù bạn mang thai tự nhiên hay thực hiện thụ tinh nhân tạo.

Chi phí thực hiện thụ tinh nhân tạo

Chi phí của loại hình dịch vụ này tùy thuộc vào từng bệnh viện, bệnh viện tư thường có mức phí cao hơn các bệnh viện công. Chi phí thực hiện phương pháp này ở Bệnh viện Phụ Sản Từ Dũ là khoảng 10 triệu đồng. Trong khi đó, ở các bệnh viện tư thì mức phí này sẽ cao hơn. Do đó, bạn nên tham khảo các mức phí thực hiện phương pháp hỗ trợ sinh sản này từ các bệnh viện khác nhau trước khi chọn bệnh viện để thực hiện phương pháp này.

Bạn nên tham khảo cả chi phí dùng hormone và thuốc cần sử dụng, cũng như chi phí sàng lọc tinh trùng để chuẩn bị tài chính phù hợp nhất. Nếu sử dụng tinh trùng của người hiến tặng, bạn có thể phải chi trả thêm các khoản chi phí phát sinh khác.

Thụ tinh nhân tạo ở đâu tốt nhất?

Thụ tinh nhân tạo: Những điều bạn cần biết để tăng cơ hội thụ thai

>>>>>Xem thêm: Hay bị chuột rút uống thuốc gì thì hiệu quả?

Thụ tinh nhân tạo ở bệnh viện nào tốt nhất là câu hỏi của rất nhiều cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn. Chi phí thực hiện và hiệu quả của các phương pháp hỗ trợ sinh sản là yếu tố quyết định.

Hiện nay, ở nước ta có rất nhiều bệnh viện có tiến hành hỗ trợ sinh sản bằng phương pháp này. Song bạn nên đến các bệnh viện hay trung tâm lớn như: Từ Dũ, Hùng Vương, Phụ sản Mê Kông, Bệnh viện Mỹ Đức, Bệnh viện Phụ sản Trung Ương, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Quân y 103, Bệnh viện quốc tế Phương Châu… để thực hiện kỹ thuật này. Nguyên nhân là do các đơn vị này có đầy đủ trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao thực hiện sẽ giúp tỷ lệ mang thai thành công cao hơn.

Thụ tinh nhân tạo có giúp bạn sinh con theo ý muốn không?

Với sự tiến bộ của y học, việc sinh con theo ý muốn là điều hoàn toàn có thể thực hiện bằng phương pháp sàng lọc tinh trùng. Tuy nhiên, vì nguyên nhân đạo đức nên hiện nay ở nước ta cùng nhiều nước trên thế giới không cho phép thực hiện hình thức này để lựa chọn giới tính thai nhi. Do đó, phương pháp sàng lọc tinh trùng được sử dụng chủ yếu nhằm loại trừ các tinh trùng yếu mà thôi.

Hy vọng rằng với những thông tin trên, bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích về quá trình thụ tinh nhân tạo. Chúc bạn và gia đình sớm có tin vui nhé!

Có thể bạn quan tâm

IUI và IVF khác nhau như thế nào? Phương pháp nào bạn nên lựa chọn?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *