Thực hư những cách giảm cận thị, liệu có giảm độ cận như lời đồn?

Thực hư những cách giảm cận thị, liệu có giảm độ cận như lời đồn?

Thực hư những cách giảm cận thị, liệu có giảm độ cận như lời đồn?

Cận thị là tật của mắt thường gặp nhất ở lứa tuổi trẻ em, thanh thiếu niên và cả người trong giai đoạn đầu trưởng thành. Việc đeo kính cận khiến họ gặp nhiều bất tiện trong nhiều tình huống, như di chuyển khi trời mưa, đọc bảng hiệu ở xa, chạy nhảy, chơi các môn thể thao hoạt động mạnh… Vì vậy, có được cách giảm cận thị hiệu quả là mong muốn của rất nhiều người.

Bạn đang đọc: Thực hư những cách giảm cận thị, liệu có giảm độ cận như lời đồn?

Cận thị có giảm độ được không? Những phương pháp được truyền tai nhau rất nhiều như tập luyện, đeo kính áp tròng, mổ laser… liệu có thực sự giúp giảm độ cận thị hiệu quả? Cùng đi tìm lời giải nhé!

Bài tập có phải là cách giảm cận thị không?

Không một bác sĩ nhãn khoa nào khẳng định các bài tập có thể là cách giảm độ cận thị hiệu quả. Nhưng chúng có thể giúp cho mắt đỡ mỏi, kích ứng và khó chịu hơn; hạn chế tình trạng đau nhức đầu do cận thị. Đó là nhờ tập luyện giúp tăng cường sức mạnh cho mắt, cải thiện độ săn chắc của cơ vận nhãn và thúc đẩy lưu thông máu.

Một số bài tập được các bác sĩ nhãn khoa khuyên nên thực hiện hằng ngày bao gồm:

  • Quy tắc 20 – 20 – 20: Cứ sau 20 phút, dành 20 giây để nghỉ ngơi. Lúc này, hãy tập trung mắt nhìn vào một thứ gì đó cách xa ít nhất 6 mét.
  • Thay đổi tiêu điểm: Rèn luyện sự tập trung cho mắt bằng cách giữ một ngón tay cách mắt vài chục centimet, nhìn tập trung vào ngón tay, sau đó từ từ đưa nó ra xa nhưng vẫn duy trì sự tập trung này. Tiếp theo, đưa ngón tay về gần. Bạn nên tập lần lượt cho từng bên mắt.
  • Hình số 8: Chọn một khoảng trống trên sàn, di chuyển mắt theo hình số 8 trong 30 giây sau đó chuyển hướng.
  • Nhìn xung quanh phòng: Hãy ngồi một góc thoải mái và quét mắt khắp phòng. Thi thoảng dừng lại tập trung vào từng đồ vật trong tầm nhìn của bạn, ở đa dạng khoảng cách từ gần đến xa.

Thực hư những cách giảm cận thị, liệu có giảm độ cận như lời đồn?

Đeo kính áp tròng ban đêm là cách giảm cận thị vào ban ngày

Một số loại kính áp tròng được đeo khi đi ngủ để tạo áp lực nhẹ lên mắt, giúp tạm thời điều chỉnh hình dạng của giác mạc để người cận thị có thể nhìn rõ hơn trong thời gian ngày hôm sau mà không cần dùng bất kỳ loại kính nào khác. Điều này khiến nhiều người lầm tưởng rằng đeo kính áp tròng ban đêm là cách làm giảm độ cận thị lâu dài.

Nếu bạn đang tìm kiếm cách giảm cận thị 1 – 2 độ mà không cần phẫu thuật thì có thể tham khảo phương pháp này, nhưng hãy nhớ cách giảm cận thị này chỉ có hiệu quả tạm thời. Nếu không đeo kính áp tròng ban đêm nữa thì người cận thị vẫn tiếp tục nhìn mờ trở lại.

Phẫu thuật là cách giảm cận thị tốt nhất?

Phẫu thuật đúng là cách để giảm độ cận lâu dài và duy nhất hiện nay, hạn chế tỷ lệ phải đeo kính cận. Hiện tại có hai hướng phẫu thuật là:

Mổ cận thị bằng tia laser

Bác sĩ sẽ sử dụng tia laser để định hình lại giác mạc, giúp ánh sáng được tập trung tốt hơn vào võng mạc. Cứ 10 người sẽ có 9 người cải thiện đáng kể thị lực sau phẫu thuật này. Thông thường, thời gian để thị lực tốt lên là một đến vài ngày sau mổ, nhưng sẽ chưa thực sự ổn định trong tháng đầu tiên.

Phẫu thuật laser nhìn chung có độ an toàn cao, hiếm khi xảy ra biến chứng. Cũng có một vài trường hợp vẫn phải đeo kính sau mổ.

Hiện tại, đây là một trong những cách giảm cận thị được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, không phải ai cũng tiến hành mổ laser được. Hãy đến để bác sĩ nhãn khoa kiểm tra chi tiết trước khi quyết định.

Phẫu thuật cấy ghép thủy tinh thể

Cách giảm cận thị này còn khá mới, sử dụng một thủy tinh thể nhân tạo để đưa cố định vào mắt. Tròng kính đặc biệt này sẽ giúp ánh sáng tập trung trên võng mạc, giảm độ cận thị, thậm chí chữa khỏi tật khúc xạ này. Tuy nhiên, cấy ghép thủy tinh thể chỉ dành cho những người bị cận rất nặng hoặc gặp khó khăn khi đeo kính áp tròng.

Có hai loại cấy ghép thủy tinh thể chính, bao gồm:

  • Cấy ghép phakic: đặt thêm một lớp thủy tinh thể nhân tạo chồng lên thủy tinh thể tự nhiên của mắt, dành cho người trẻ tuổi
  • Thay thế thủy tinh thể nhân tạo: lấy thủy tinh thể tự nhiên ra ngoài sau đó thay thế bằng thủy tinh thể tự nhiên. Dành cho người lớn tuổi bị tổn thương mắt hoặc bị thêm bệnh về mắt khác như đục thủy tinh thể hoặc tăng nhãn áp.

Khoảng 25% người dùng phương pháp cấy ghép phakic có được thị lực gần như mắt bình thường. Còn lại đa phần đều giảm độ cận thị đáng kể. Kết quả của phương pháp này tốt hơn thay thủy tinh thể.

Dù vậy kỹ thuật cấy ghép thủy tinh thể còn mới nên chưa thể khẳng định độ an toàn và tác dụng lâu dài của chúng.

Tìm hiểu thêm: Cách giặt ruột gối giúp bạn ngủ ngon hơn

Thực hư những cách giảm cận thị, liệu có giảm độ cận như lời đồn?

>>>>>Xem thêm: Những bài test rối loạn lo âu đơn giản, dễ làm tại nhà

Một số cách khác giúp ngăn ngừa cận thị tiến triển

Có một số phương pháp, tuy không phải là cách giảm cận thị nhưng có thể giữ cho độ cận không tăng thêm. Bạn có thể tham khảo bác sĩ nhãn khoa về việc áp dụng thử:

  • Thuốc nhỏ mắt atropin: thuốc này làm giãn đồng tử mắt nếu dùng ở liều phù hợp.
  • Tăng thời gian ở ngoài trời: trẻ em và thanh thiếu niên nên dành thời gian ở ngoài trời để giảm nguy cơ cận thị thay vì chỉ ở trong nhà.
  • Kính áp tròng tiêu cự kép: kính này đã được chứng minh làm chậm sự tiến triển của cận thị cho trẻ em từ 8 – 12 tuổi.

Ngoài ra, những mẹo nhỏ hằng ngày cũng sẽ giúp người cận thị bảo vệ mắt và thị lực.

  • Khám mắt định kỳ kể cả khi thấy sức khỏe mắt vẫn ổn, thay kính nếu bác sĩ yêu cầu
  • Điều trị tốt những bệnh có thể ảnh hưởng tới thị lực như đái tháo đường, tăng huyết áp
  • Đeo kính râm khi ra nắng; dùng kính bảo vệ khi làm việc
  • Ăn nhiều cá, rau xanh và trái cây – những nhóm thực phẩm có lợi cho mắt
  • Bỏ thuốc và tránh xa khói thuốc
  • Luôn đảm bảo làm việc, đọc sách, học tập, xem tivi hay điện thoại trong môi trường đủ ánh sáng

Tin rằng những cách giảm cận thị trên đây sẽ góp phần giúp bạn bảo vệ thị lực của mình. Để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với độ tuổi, tình hình mắt hiện tại và khả năng tài chính, bạn nên đến bác sĩ nhãn khoa thăm khám và tư vấn cụ thể hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *