Sự thay đổi về nội tiết tố có thể phá vỡ cân bằng độ pH trong âm đạo khi mang thai nên các mẹ bầu thường dễ bị viêm nhiễm phụ khoa. Tuy nhiên, việc bà bầu dùng thuốc thường không được khuyến khích và phải cân nhắc cẩn thận. Vậy đâu là những loại thuốc đặt phụ khoa cho bà bầu an toàn và hiệu quả trong điều trị tình trạng viêm nhiễm vùng kín?
Bạn đang đọc: Thuốc đặt phụ khoa cho bà bầu: Liệu pháp an toàn, hiệu quả
Trường hợp đang có thắc mắc kể trên mà chưa có lời đáp thỏa đáng, mẹ bầu hãy cùng tìm hiểu với Kenshin.vn trong bài viết sau nhé!
Nội Dung
Nhiễm nấm âm đạo trong thai kỳ
Có đến 75% phụ nữ trưởng thành có nguy cơ bị nhiễm nấm âm đạo trong suốt cuộc đời. Nhiễm nấm âm đạo cũng là một tình trạng phổ biến trong thai kỳ, được cho là liên quan nồng độ estrogen tăng cao và sự tích trữ lượng lớn glycogen trong dịch tiết âm đạo.
Ngoài việc gây ngứa rát khó chịu, tiết dịch bất thường thì hầu như tình trạng bị nấm âm đạo khi mang thai không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nấm âm đạo có thể liên quan đến các viêm nhiễm phụ khoa nguy hiểm khác. Vậy nên khi có dấu hiệu bất thường như khí hư màu vàng, xanh hay có mùi, các mẹ bầu nên nhanh chóng đi khám, để được bác sĩ tư vấn điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm
[engage-subot id=”1100″] Mẹ bầu bị viêm âm đạo có ảnh hưởng đến thai nhi?
Lựa chọn thuốc đặt âm đạo loại nào cho bà bầu thì tốt?
Nhiều mẹ bầu thường lo lắng khi phải dùng thuốc trong thai kỳ để điều trị một vấn đề sức khỏe nào đó. Thế nhưng, nếu bạn bị nhiễm nấm âm đạo khi mang thai thì vẫn có thể sử dụng những loại thuốc đặt phụ khoa cho bà bầu. Bởi hầu hết các loại thuốc đặt phụ khoa cho bà bầu đều chỉ có tác dụng tại chỗ, ít gây phản ứng toàn thân, không gây nguy cơ dị tật bẩm sinh hoặc các biến chứng thai kỳ khác. Một số nhóm thuốc đặt phụ khoa sau đây thường được bác sĩ chỉ định cho bà bầu bị nhiễm nấm âm đạo bao gồm:
Miconazole
Miconazole đã được sử dụng trong một số thử nghiệm lâm sàng để điều trị nấm candida âm đạo, thường là trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, mà không có bằng chứng gây hại cho thai nhi.
Clotrimazole
Clotrimazole dạng dùng tại chỗ được xếp vào nhóm B trong phân loại nguy cơ thai kỳ. Theo một số thử nghiệm lâm sàng để điều trị nấm âm đạo, Clotrimazole không gây hại cho mẹ và thai nhi trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Tuy nhiên, việc sử dụng clotrimazole chưa được nghiên cứu kỹ trong ba tháng đầu của thai kỳ. Do đó, các bác sĩ thường chỉ định dùng clotrimazole cho bà bầu trong ba tháng đầu thai kỳ sau khi đã cân nhắc kỹ yếu tố lợi ích so với nguy cơ trên mẹ bầu và thai nhi.
Terconazole
Terconazole cũng là một trong số các loại thuốc đặt phụ khoa cho bà bầu dùng để trị nấm âm đạo. Tuy nhiên, đây là thuốc được xếp vào nhóm C trong phân loại nguy cơ thai kỳ. Điều này có nghĩa là các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy tác dụng phụ của thuốc đối với thai nhi và chưa có nghiên cứu lâm sàng đầy đủ. Việc sử dụng không được khuyến cáo trong 3 tháng đầu của thai kỳ trừ khi được coi là cần thiết, thuốc này có thể được sử dụng trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba nếu các bác sĩ nhận thấy lợi ích mang lại vượt trội so với nguy cơ gây ra cho thai nhi.
Bên cạnh các loại thuốc chống nấm dùng đặt âm đạo kể trên, bác sĩ cũng có thể chỉ định một số thuốc corticosteroid dùng tại chỗ, để làm giảm tình trạng ngứa, rát khó chịu vùng kín. Ngoài ra, nystatin dùng tại chỗ là sự lựa chọn chống nấm thay thế, trong những trường hợp cần thiết.
Lưu ý khi sử dụng thuốc đặt phụ khoa cho bà bầu
Tìm hiểu thêm: Đàn ông ăn trứng gà sống có tốt cho tinh trùng không?
>>>>>Xem thêm: Đau nhức cơ bắp chân tay và cơ toàn thân là do đâu, điều trị ra sao?
Những loại thuốc chống nấm dùng đặt âm đạo được xem là an toàn để sử dụng cho phụ nữ mang thai. Vậy nên, khi có dấu hiệu nghi ngờ viêm âm đạo, các mẹ bầu nên nhanh chóng đi khám, để được tư vấn điều trị phù hợp.
Các thuốc đặt phụ khoa cho bà bầu đều được khuyến cáo phải áp dụng liệu trình điều trị 7 ngày và 14 ngày đối với tình trạng viêm nhiễm tái phát, thời gian điều trị ngắn hơn có thể không đem lại hiệu quả.
Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị nấm âm đạo, các mẹ bầu cũng cần chú ý:
- Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng hoặc dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Nên dùng thuốc đặt phụ khoa vào buổi tối, để tránh làm rơi viên thuốc.
- Trong khi sử dụng thuốc, nếu có bất kỳ điều bất thường nào bạn thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ ngay.
- Giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ, khô thoáng khi bị nhiễm nấm men.
Kenshin.vn hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp các chị em hiểu rõ hơn về những loại thuốc đặt phụ khoa cho bà bầu. Thuốc chống nấm dùng đặt âm đạo đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, có sẵn trên thị trường và dễ dàng tìm mua. Tuy nhiên, trước khi dùng thuốc, các chị em nên đi khám, để được xác định tình trạng viêm nhiễm ở âm đạo và chỉ định dùng thuốc phù hợp nhé!