Thuốc điều trị căng thẳng: Cẩm nang dùng an toàn và hiệu quả

Thuốc điều trị căng thẳng: Cẩm nang dùng an toàn và hiệu quả

Thuốc điều trị căng thẳng: Cẩm nang dùng an toàn và hiệu quả

Các thuốc giảm căng thẳng được chỉ định điều trị chủ yếu là thuốc an thần, thuốc chống lo âu hoặc thuốc chống trầm cảm. Chúng giúp giảm nhẹ các triệu chứng căng thẳng mà người bệnh đang chịu đựng.

Bạn đang đọc: Thuốc điều trị căng thẳng: Cẩm nang dùng an toàn và hiệu quả

Căng thẳng thần kinh là một phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối diện với các tình huống nghiêm trọng khiến chúng ta cảm thấy bị đe dọa hoặc chịu đựng một áp lực lớn về tinh thần. Một số trường hợp căng thẳng xảy ra mang đến tác động tích cực vì nó khiến cơ thể giải phóng adrenaline, thúc đẩy khả năng tập trung làm việc, tăng năng suất, giải quyết các vấn đề gặp phải. Tuy nhiên, nếu tình trạng căng thẳng kéo dài liên tục, thường xuyên có thể khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, ảnh hưởng đến cả thể chất lẫn tinh thần.

Bạn vẫn có thể quản lý và giảm bớt căng thẳng nhờ vào việc thay đổi lối sống, thực hành các phương pháp thư giãn tâm trí hoặc đôi khi dùng đến thuốc để giảm nhẹ các triệu chứng. Bài viết sau đây Kenshin.vn sẽ chủ yếu đề cập đến các loại thuốc giảm căng thẳng có thể được kê đơn sử dụng trong một thời gian nhất định dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để giúp bạn cảm thấy bớt áp lực, lo âu.

Căng thẳng thần kinh là gì?

Tình trạng căng thẳng thần kinh hay (còn gọi là stress) là một phản ứng tâm lý và thể chất có lợi của cơ thể trước những sự kiện nhiều áp lực hoặc nguy hiểm, giống như một tín hiệu báo động cho con người nhận biết và phản ứng kịp thời với nguy hiểm. Thông thường tình trạng này sẽ tự giới hạn khi tác nhân nguy hiểm đã được loại bỏ. 

Khi tình trạng căng thẳng xảy ra kéo dài, dai dẳng dù sự kiện stress đã được giải quyết; hoặc xảy ra ở mức độ cao không tương xứng với mức độ nghiêm trọng của yếu tố gây căng thẳng và ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống của bạn thì đó là tình trạng bệnh lý. Nếu không được nhận biết sớm và can thiệp kịp thời, tình trạng căng thẳng thần kinh sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người mắc phải cả về chức năng học tập, công việc và các mối quan hệ xã hội.

Căng thẳng thần kinh uống thuốc gì?

Thuốc điều trị căng thẳng: Cẩm nang dùng an toàn và hiệu quả

Thực tế, không có loại thuốc nào được chỉ định cụ thể cho căng thẳng thần kinh nhưng một số loại thuốc có tác dụng an thần có thể giúp giảm nhẹ một vài triệu chứng căng thẳng hoặc điều trị nguyên nhân gốc rễ gây ra căng thẳng thần kinh. Tùy thuộc vào mức độ căng thẳng và nguyên nhân của mỗi người mà bác sĩ có thể kê đơn các thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc giảm lo âu như:

  • Thuốc ức chế tái hấp thu có chọn lọc serotonin (SSRIs) thường được dùng phổ biến trong điều trị trầm cảm và lo âu. Nhóm thuốc này ngăn chặn tế bào thần kinh tái hấp thu serotonin ở khe synap thần kinh để lượng serotonin trong não nhiều hơn. Nhờ đó, sự dẫn truyền thần kinh được cải thiện tốt hơn và giảm các triệu chứng của trầm cảm, lo âu, căng thẳng. Một số thuốc thuộc nhóm này gồm citalopram, fluoxetine, paroxetine, sertraline, escitalopram, fluvoxamine. 
  • Thuốc an thần (thuốc ngủ) có tác dụng xoa dịu thần kinh, gây ngủ và giảm lo âu và thường dùng trong thời gian ngắn giai đoạn đầu cấp tính hoặc chờ đợi tác dụng điều trị của các thuốc chống trầm cảm hoặc chống lo âu· vì có nguy cơ gây phụ thuộc. Thuốc an thần bao gồm thuốc ngủ nhóm benzodiapine và non-benzodiapine, cả hai nhóm thuốc này đều có nguy cơ lệ thuộc nếu dùng kéo dài mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Một số thuốc phổ biến là alprazolam, clonazepam, diazepam, bromazepam (tên dân gian là thuốc 4 khía), zopiclone,…
  • Thuốc chẹn beta có tác dụng ngăn chặn adrenalin gắn vào thụ thể beta (thụ thể thuộc hệ thần kinh giao cảm) ở các cơ quan như tim, mạch máu, kiểm soát phản ứng căng thẳng “chiến đấu hay bỏ chạy” của cơ thể. Các thuốc này không có hiệu quả điều trị nguyên nhân mà chỉ giúp giảm nhẹ một số triệu chứng thể chất khi căng thẳng kéo dài, lo âu như hồi hộp, tăng nhịp tim, đổ mồ hôi, run rẩy, đỏ bừng mặt. Một số thuốc chẹn beta thường dùng là propranolol, bisoprolol, metoprolol,…
  • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine (SNRIs) cũng là nhóm thuốc chống trầm cảm được kê đơn có tác dụng tăng nồng độ serotonin và norepinephrine ở các vùng não để cải thiện tâm trạng và giảm mức độ lo lắng. Ngoài SSRIs, đây cũng là một trong những nhóm thuốc được FDA khuyến cáo hàng đầu cho điều trị trầm cảm, lo âu. Các thuốc thuộc nhóm này gồm duloxetine, venlafaxine.
  • Một số loại thuốc có tác dụng chống lo âu khác như buspirone cũng thuộc nhóm thuốc giảm căng thẳng này. 

Ngoài ra, bạn có thể dùng thêm thực phẩm chức năng phù hợp để bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết khi căng thẳng mãn tính, giúp tăng cường sức khỏe chung cho cơ thể.

Bạn có thể quan tâm:

Khi nào cần dùng thuốc giảm căng thẳng?

Các lựa chọn đầu tiên để giảm thiểu căng thẳng thường được khuyến khích thực hiện là thay đổi lối sống, tập thiền và chánh niệm, châm cứu, massage hoặc tiếp nhận trị liệu liệu pháp tâm lý nhận thức hành vi. Việc dùng thuốc giảm căng thẳng cần phải có chỉ định từ bác sĩ tùy theo mức độ căng thẳng, thường chỉ trong các trường hợp căng thẳng mãn tính và gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống.

Một số chỉ định của việc sử dụng thuốc giảm căng thẳng:

  • Mức độ căng thẳng nặng nề và ảnh hưởng đến cuộc sống: giảm tập trung, hay quên, giảm năng suất học tập và làm việc so với trước, dễ nóng giận và cáu gắt làm đổ vỡ các mối quan hệ trong gia đình và xã hội, …
  • Cần giải quyết căng thẳng và lo âu cấp trong lúc chờ đợi hiệu quả của các liệu pháp khác, ví dụ như mất ngủ nặng, hoảng loạn nghiêm trọng đến mức không thể làm bất cứ việc gì,… Việc thay đổi lối sống, thiền và chánh niệm, tham vấn tâm lý đều là những liệu pháp góp phần giảm căng thẳng hiệu quả nhưng phải mất vài tháng mới nhận thấy được đáp ứng rõ rệt. Trong khi đó, các thuốc an thần sẽ giảm triệu chứng nhanh hơn chỉ trong vòng vài ngày đến vài tuần nên thường được ưu tiên sử dụng để hỗ trợ sức khỏe cho bạn trong giai đoạn đầu chưa thể áp dụng các phương pháp điều trị khác.
  • Nguyên nhân căng thẳng được xác định có thể do các rối loạn tâm thần gây ra như lo âu, trầm cảm, ám ảnh cưỡng chế,… Sử dụng thuốc trong những trường hợp này thường sẽ kéo dài hơn tùy thuộc phác đồ điều trị của mỗi rối loạn nhưng vẫn sẽ đảm bảo an toàn cho người sử dụng nếu đúng liều lượng và đúng chỉ định.

Tự ý dùng thuốc mà không có ý kiến của bác sĩ có thể gây ra những phản ứng ngược lại như khiến tình trạng căng thẳng nặng hơn ban đầu. Đây là các nhóm thuốc hướng thần nên khi sử dụng sẽ có một số thay đổi và tác dụng phụ đối với cơ thể của người sử dụng nên dễ làm tăng cảm giác lo lắng, căng thẳng hơn trong giai đoạn đầu. Ngoài ra, sẽ có một số lưu ý và xét nghiệm kiểm tra cần làm trước và trong khi sử dụng thuốc mà các bác sĩ sẽ tư vấn kỹ hơn tùy từng tình trạng mỗi người bệnh. Khi đó, bạn vừa tốn chi phí mua thuốc vừa có khả năng gặp phải nhiều tác dụng phụ. Hãy nhớ thuốc chỉ có tác dụng điều trị tạm thời các triệu chứng và sau khi ngưng dùng thì các triệu chứng có thể tái phát, thậm chí còn nặng hơn lúc đầu. Do đó, bạn cần tìm cách quản lý nguyên nhân dẫn đến căng thẳng, nâng cao sức khỏe tinh thần mới là biện pháp cốt lõi và tốt nhất.

Tác dụng phụ của thuốc giảm căng thẳng

Tìm hiểu thêm: Người lớn bị sốt nóng lạnh nên làm gì?

Thuốc điều trị căng thẳng: Cẩm nang dùng an toàn và hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Đàn ông lâu ngày không quan hệ có sao không? Tần suất quan hệ hợp lý

Tùy theo loại thuốc giảm căng thẳng được chỉ định mà người dùng có thể gặp phải một số tác dụng phụ, chẳng hạn như:

  • Đau đầu
  • Khó tập trung
  • Chóng mặt, mất thăng bằng
  • Yếu cơ
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Khô miệng và mắt
  • Khó tiêu
  • Táo bón
  • Tăng cân
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Rối loạn cương dương hoặc xuất tinh

 Do đó, việc dùng thuốc cần phải được theo dõi và tư vấn bởi bác sĩ. Tuy nhiên, đa số các tác dụng phụ này thường nhẹ nhàng, thoáng qua và sẽ tự giảm hoặc biến mất trong vòng 1-2 tuần đầu sau khi bắt đầu điều trị. Ngoại trừ một số người có cơ địa nhạy cảm với các tác dụng phụ này thì sẽ phản ứng nặng nề hơn hoặc kéo dài hơn thời gian đó. Khi đó, hãy thông báo với bác sĩ để được đánh giá kỹ lưỡng và điều chỉnh phác đồ cho phù hợp với mỗi người. Dĩ nhiên việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng đều có thể có những tác động nhất định với cơ thể kể cả thuốc bổ. Do vậy, chỉ nên sử dụng các thuốc này theo chỉ định của bác sĩ và tái khám thường xuyên để theo dõi, không được tự ý sử dụng lâu dài.  

Sử dụng các thuốc giảm căng thẳng trong bao lâu?

Thời gian sử dụng các thuốc giảm căng thẳng sẽ tùy thuộc vào chỉ định điều trị và mục đích điều trị của mỗi bác sĩ. Thông thường, nếu điều trị căng thẳng lo âu đơn thuần thì chỉ sử dụng các thuốc này trong vòng 2-4 tuần để cải thiện triệu chứng. Nếu nguyên nhân gây căng thẳng là bởi các rối loạn lo âu, trầm cảm, các bác sĩ thường sẽ sử dụng nhiều loại thuốc điều trị kết hợp. Trong đó, SSRIs và SNRIs hoặc các thuốc chống trầm cảm khác phổ biến có thể được sử dụng kéo dài vài tháng đến vài năm để điều trị và dự phòng tái phát. 

Các cách giảm thiểu căng thẳng thần kinh ngoài việc dùng thuốc

Các phương pháp thay thế bạn có thể dùng để giảm bớt căng thẳng thần kinh gồm:

  • Thiền định và chánh niệm
  • Châm cứu
  • Sử dụng thảo dược
  • Massage
  • Yoga

Các phương pháp này cũng cần được chuyên gia hướng dẫn thực hiện để làm đúng cách và mang lại hiệu quả như mong đợi. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm đến các chuyên gia tâm lý để nói chuyện và tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề của bản thân. Đây cũng là một cách giải tỏa căng thẳng đã được nhiều chuyên giá công nhận về hiệu quả nhưng cần thời gian lâu dài mới thấy được kết quả.

Nhìn chung việc dùng thuốc giảm căng thẳng chỉ áp dụng cho một số trường hợp căng thẳng nghiêm trọng, kéo dài, gây cản trở đến cuộc sống thường ngày và phải được bác sĩ kê đơn sau khi thăm khám, đánh giá tình trạng bệnh. So với các liệu pháp tâm lý, thuốc giảm căng thẳng mặc dù có thể có nhiều tác dụng phụ nhưng ưu điểm của nó là có thể mang lại hiệu quả nhanh chóng hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *