Thuốc điều trị cao huyết áp và các tác dụng phụ thường gặp được cung cấp qua bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn đầy đủ hơn để có thể sử dụng thuốc hiệu quả.
Bạn đang đọc: Thuốc điều trị cao huyết áp và các tác dụng phụ thường gặp
Nếu bị tăng huyết áp, bạn sẽ phải dùng thuốc để kiểm soát huyết áp của mình. Tuy nhiên, ngoài tác dụng giảm huyết áp, thuốc còn có nguy cơ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Tác dụng phụ của những loại thuốc điều trị cao huyết áp này sẽ từ mức độ nhẹ đến nặng. Mời bạn cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết này nhé!
Nội Dung
- 1 Tác dụng phụ của thuốc huyết áp: Thuốc lợi tiểu
- 2
- 3 Tác dụng phụ của thuốc điều trị cao huyết áp: Thuốc chẹn beta
- 4 Thuốc điều trị cao huyết áp chứa chất ức chế men chuyển ACE
- 5 Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (ARB)
- 6 Thuốc chẹn kênh canxi
- 7 Thuốc chẹn alpha
- 8 Thuốc Alpha-2 Receptor Agonists
- 9 Thuốc chẹn alpha và beta kết hợp
- 10 Các chất chủ vận trung ương
- 11 Thuốc ức chế adrenergic ngoại vi
- 12 Thuốc giãn mạch
Tác dụng phụ của thuốc huyết áp: Thuốc lợi tiểu
Thuốc lợi tiểu là một trong những loại thuốc điều trị cao huyết áp được sử dụng khá phổ biến. Thuốc lợi tiểu giúp cơ thể loại bỏ natri (muối) và nước dư thừa và giúp kiểm soát huyết áp.
Tác dụng phụ của thuốc huyết áp này bao gồm:
- Đi tiểu thường xuyên. Thuốc lợi tiểu làm giảm huyết áp bằng cách giảm lượng nước trong máu. Do đó, bạn sẽ đi vệ sinh thường xuyên hơn.
- Làm giảm lượng kali trong máu. Các triệu chứng thường bao gồm yếu, mệt mỏi hoặc chuột rút ở chân. Bạn nên ăn thực phẩm giàu kali để ngăn ngừa thiếu kali.
- Nguy cơ bị bệnh gút tấn công. Khi sử dụng thuốc lợi tiểu kéo dài, bạn có nhiều nguy cơ bị bệnh gút. Tuy nhiên, vấn đề này hiếm khi xảy ra và bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm soát.
- Làm tăng lượng đường trong máu. Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, thuốc điều trị cao huyết áp này có thể làm tăng lượng đường trong máu. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp sẽ được kiểm soát với chế độ ăn phù hợp, dùng thuốc hoặc thay đổi liều lượng.
- Rối loạn cương dương. Một số nam giới có thể gặp phải vấn đề này. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay nếu bạn mắc phải tác dụng phụ này nhé!
Tác dụng phụ của thuốc điều trị cao huyết áp: Thuốc chẹn beta
Thuốc chẹn beta làm giảm nhịp tim, khối lượng công việc của tim và sản lượng máu của tim, từ đó làm giảm huyết áp. Một số tác dụng phụ của thuốc hạ huyết áp – thuốc ức chế beta có thể bao gồm:
- Tay chân lạnh
- Các triệu chứng của bệnh hen suyễn như ho, thở khò khè, đau, nặng ngực hoặc khó thở
- Trầm cảm
- Mệt mỏi
- Nhịp tim chậm
- Rối loạn giấc ngủ như mất ngủ, khó ngủ
- Rối loạn cương dương ở nam giới
Nếu bạn bị tiểu đường và đang sử dụng insulin, hãy theo dõi chặt chẽ phản ứng của cơ thể để phòng ngừa các tác dụng phụ của thuốc cao huyết áp này. Nếu bạn đã được kê đơn thuốc chẹn beta, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn muốn mang thai hoặc có khả năng mang thai. Nếu bạn phát hiện ra mình đang mang thai, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ càng sớm càng tốt để xác định loại thuốc an toàn nhất cho bạn tại thời điểm này.
Thuốc điều trị cao huyết áp chứa chất ức chế men chuyển ACE
Angiotensin là một chất hóa học khiến các động mạch bị thu hẹp, đặc biệt là ở thận mà còn ở khắp cơ thể. ACE là viết tắt của Angiotensin-convert Enzyme. Chất ức chế men chuyển ACE là loại thuốc điều trị cao huyết áp giúp cơ thể sản xuất ít angiotensin hơn, hỗ trợ các mạch máu thư giãn và mở ra, do đó, làm giảm huyết áp. Tác dụng phụ của thuốc tăng huyết áp này bao gồm:
- Ho khan kéo dài
- Phát ban
- Tổn thương thận, hiếm gặp
- Mất vị giác
- Chán ăn.
Phụ nữ đang dùng thuốc ức chế ACE để điều trị bệnh cao huyết áp không nên mang thai. Nếu bạn đang dùng chất ức chế ACE và nghĩ rằng có thể mang thai, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Loại thuốc này đã được chứng minh là nguy hiểm cho cả mẹ và con trong thai kỳ. Chúng có thể gây ra huyết áp thấp, suy thận nặng, dư thừa kali (tăng kali máu) và thậm chí tử vong ở trẻ sơ sinh.
Tìm hiểu thêm: Cách phòng ngừa chấn thương thể thao bạn nên biết
Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (ARB)
Loại thuốc này ngăn chặn tác động của angiotensin, một chất hóa học gây hẹp động mạch. Angiotensin cần một thụ thể – giống như một “khe” hóa học để gắn vào hoặc liên kết để làm co mạch máu. ARB ngăn chặn các thụ thể để angiotensin không thể co mạch máu. Điều này có nghĩa là các mạch máu luôn mở và huyết áp được giảm xuống.
Các thuốc chẹn thụ thể angiotensin II có thể thỉnh thoảng gây chóng mặt, nhức đầu.
Thuốc điều trị cao huyết áp ARB không nên được sử dụng trong thời kỳ mang thai. Thuốc tác động trực tiếp lên hệ thống renin-angiotensin có thể gây thương tích hoặc thậm chí tử vong cho thai nhi đang phát triển. Khi phát hiện có thai, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ càng sớm càng tốt.
Thuốc chẹn kênh canxi
Thuốc chẹn kênh canxi làm thư giãn và mở ra các mạch máu bị thu hẹp, giảm nhịp tim và giảm huyết áp.
Một số tác dụng phụ thuốc huyết áp chẹn kênh canxi bao gồm:
Thuốc chẹn alpha
Các loại thuốc này làm giảm sức cản của động mạch, làm giãn trương lực cơ của thành mạch.
Một số tác dụng phụ của thuốc chẹn alpha bao gồm:
- Nhịp tim nhanh
- Chóng mặt
- Chóng mặt do bị giảm huyết áp đột ngột khi bạn đứng lên.
Thuốc Alpha-2 Receptor Agonists
Thuốc điều trị cao huyết áp này làm giảm huyết áp bằng cách giảm hoạt động của phần giao cảm (sản xuất adrenaline) của hệ thần kinh không tự chủ.
Đây được coi là thuốc hạ huyết áp hàng đầu trong thời kỳ mang thai vì các tác dụng phụ không thường xuyên đối với phụ nữ mang thai hoặc thai nhi đang phát triển. Alpha-2 Receptor Agonists có thể gây ra tác dụng phụ nhẹ là buồn ngủ hoặc chóng mặt.
Thuốc chẹn alpha và beta kết hợp
Thuốc chẹn alpha và beta kết hợp được sử dụng dưới dạng tiêm tĩnh mạch để làm chậm nhịp tim cho những bệnh nhân đang trải qua cơn tăng huyết áp . Thuốc có thể được kê đơn cho bệnh nhân cao huyết áp ngoại trú nếu bệnh nhân có nguy cơ bị suy tim.
Thuốc chẹn alpha-beta sẽ làm hạ huyết áp khi bạn đứng lên đột ngột, dẫn đến chóng mặt, đầu óc quay cuồng.
Các chất chủ vận trung ương
Thuốc chủ vận trung ương cũng giúp giảm khả năng căng lên hoặc co lại của các mạch máu, có tác dụng làm giãn mạch máu và hạ huyết áp. Tuy nhiên, loại thuốc điều trị cao huyết áp này có nguy cơ gây hạ huyết áp nhiều hơn khi bạn đi bộ hoặc đứng. Bạn sẽ mệt mỏi hơn và ngất xỉu nếu huyết áp giảm nhiều.
Các tác dụng phụ khác bao gồm khô miệng, sốt, buồn ngủ, chậm chập, táo bón, thiếu máu, chóng mặt, choáng váng hoặc bất lực ở nam giới. Nếu tác dụng phụ này kéo dài, bác sĩ có thể phải thay đổi liều lượng thuốc hoặc sử dụng loại thuốc khác. Đừng dừng sử dụng thuốc đột ngột mà không hỏi ý kiến bác sĩ vì huyết áp của bạn có thể nhanh chóng tăng lên mức cao nguy hiểm.
Thuốc ức chế adrenergic ngoại vi
Những loại thuốc này làm giảm huyết áp bằng cách ngăn chặn các chất dẫn truyền thần kinh trong não. Thuốc điều trị cao huyết áp này có thể gây ra tác dụng phụ bao gồm: tiêu chảy kéo dài, ợ chua, nghẹt mũi. Những tác dụng này không nghiêm trọng và không cần điều trị ngoài việc thay đổi liều lượng. Nếu bạn gặp ác mộng hoặc mất ngủ hay bị trầm cảm, hãy nói với bác sĩ ngay lập tức.
Ngoài ra, những loại thuốc này làm giảm huyết áp nhiều hơn khi bạn đứng lên. Do đó, bạn có thể bị chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu hoặc cảm thấy yếu khi rời khỏi giường vào buổi sáng hay đứng lên đột ngột. Nếu tình trạng nghiêm trọng, hãy nói chuyện với bác sĩ để cân nhắc giảm liều lượng thuốc.
Thuốc giãn mạch
>>>>>Xem thêm: Những loại thuốc trị bệnh trĩ bạn cần biết
Thuốc giãn mạch có thể làm cho cơ ở thành mạch máu (đặc biệt là các tiểu động mạch) giãn ra, cho phép mạch giãn ra (mở rộng), giúpmáu lưu thông tốt hơn.
Các tác dụng phụ của loại thuốc điều trị cao huyết áp này có thể bao gồm gây sưng quanh mắt, nhức đầu, nhịp tim nhanh, đau nhức các khớp, giữ nước (tăng cân) và khiến tóc mọc quá nhanh. Thông thường, không có triệu chứng nào nghiêm trọng và hầu hết sẽ biến mất sau một vài tuần điều trị. Tránh dùng thuốc trong trường hợp nặng hoặc bị suy thận.
Uống thuốc huyết áp có tác dụng phụ không? Tất cả các loại thuốc đều có tác dụng phụ và thuốc điều trị tăng huyết áp cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, ích lợi do thuốc điều trị cao huyết áp mang lại thường lớn hơn các nguy cơ. Nếu các phản ứng phụ làm bạn phiền lòng hoặc nếu bạn nhận thấy các triệu chứng nghiêm trọng, hãy đến bác sĩ để thăm khám càng sớm càng tốt nhé.