Thuốc lợi tiểu nhóm thiazide được sử dụng phổ biến trong điều trị cao huyết áp. Bạn cần lưu ý nhiều vấn đề để sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả hơn.
Bạn đang đọc: Thuốc lợi tiểu nhóm thiazide trong điều trị cao huyết áp
Hiểu biết về các loại thuốc bạn đang dùng là việc rất quan trọng và thuốc điều trị tăng huyết áp cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, bạn đã biết ý nghĩa tên các loại thuốc hay cơ chế hoạt động của chúng? Mời bạn cùng Kenshin.vn tìm hiểu về thuốc lợi tiểu nhóm thiazide trong điều trị cao huyết áp ở bài viết ngay sau đây nhé!
Nội Dung
Các loại thuốc lợi tiểu nhóm thiazide
Thiazide là 1 trong 3 dạng thuốc thuộc nhóm thuốc lợi tiểu. Hai dạng khác là thuốc lợi tiểu quai và thuốc lợi tiểu kali. Những loại thuốc lợi tiểu nhóm thiazide dùng đường uống bao gồm:
- Chlorothiazide (Diuril)
- Chlorthalidone (Hygroton)
- Furosemide (Lasix)
- Hydrochlorothiazide (Esidrix, Hydrodiuril, Microzide)
- Indapamide (Lozol)
- Metolazone (Mykrox, Zaroxolyn).
Bác sĩ sẽ kê toa một loại thuốc lợi tiểu nhóm thiazide phù hợp nhất cho bạn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe.
Vai trò của thuốc lợi tiểu nhóm thiazide trong điều trị cao huyết áp
Các thuốc lợi tiểu nhóm thiazide thường được coi là những loại thuốc ưu tiên trong điều trị tăng huyết áp và các vấn đề về tim mạch khác liên quan đến huyết áp. Thuốc cũng được sử dụng để điều trị suy tim, suy gan, phù ở mô hoặc rối loạn chức năng thận, chẳng hạn như sỏi thận.
Thuốc giúp đẩy natri (muối) thừa và nước khỏi cơ thể. Hầu hết các loại thuốc này đều giúp thận thải nhiều natri hơn vào nước tiểu. Natri giúp loại bỏ nước khỏi máu, làm giảm lượng chất lỏng chảy qua tĩnh mạch và động mạch, từ đó giúp làm giảm huyết áp.
Mỗi loại thuốc lợi tiểu ảnh hưởng đến một phần khác nhau ở thận của bạn. Một số thuốc kết hợp nhiều hơn với một loại thuốc lợi tiểu khác hoặc kết hợp với một loại thuốc huyết áp khác nhằm giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả.
Ngoài ra, nếu thuốc lợi tiểu không đủ để làm giảm huyết áp, bác sĩ cũng có thể kê toa thêm các loại thuốc huyết áp khác, chẳng hạn như thuốc ức chế men ACE, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc ức chế thụ thể angiotensin II hoặc các loại thuốc lợi tiểu khác.
Tìm hiểu thêm: Nicotine trong thuốc lá gây nghiện mạnh đến mức nào?
Tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc lợi tiểu nhóm thiazide
Thuốc lợi tiểu nhóm thiazide nhìn chung là an toàn. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm:
- Đi tiểu thường xuyên. Thuốc sẽ giúp loại bỏ nước, do đó, bạn phải đi vệ sinh nhiều hơn trong vài giờ sau khi dùng thuốc. Điều này đôi khi gây bất tiện nếu bạn đang ra ngoài.
- Mất nước. Đôi khi uống nhiều nước không thể giảm bớt tình trạng này. Nếu bạn rất khát hoặc miệng rất khô, nước tiểu của bạn có màu vàng đậm, táo bón, hãy thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ.
- Mất ion như kali (chất khoáng tốt giúp hỗ trợ huyết áp bình thường). Nếu bạn dùng thuốc lợi tiểu thiazide, nồng độ kali có thể giảm xuống quá thấp (hạ kali máu), gây ra các vấn đề với nhịp tim của bạn. Nếu bạn đang sử dụng thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali, bạn có thể có quá nhiều kali trong máu.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Thuốc có thể làm cho bạn khó kiểm soát lượng đường trong máu.
Ngoài ra, việc dùng thuốc lợi tiểu nhóm thiazide kết hợp sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra các phản ứng phụ vì mỗi loại thuốc gây ra các phản ứng phụ khác nhau.
Các tác dụng phụ khác có thể xảy ra bao gồm:
- Chóng mặt
- Nhức đầu
- Mất nước
- Chuột rút cơ bắp
- Rối loạn khớp (bệnh gút)
- Mệt mỏi.
Chống chỉ định
>>>>>Xem thêm: Tổng hợp 7 loại viên uống đẹp da trị mụn được nhiều chị em tin dùng năm 2022
Trước khi dùng thuốc, hãy lưu ý một số chống chỉ định sau đây:
- Nếu bạn bị dị ứng với các thành phần sulfa, bạn không nên dùng thuốc vì thuốc có chứa sulfa.
- Mất nước thường gây ngất và chóng mặt ở người cao tuổi. Do đó, bạn nên hỏi bác sĩ trước khi dùng thuốc.
- Phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ đang cho con bú sữa mẹ cần tư vấn từ bác sĩ bởi vì thuốc chưa được xác nhận là an toàn cho thai nhi và trẻ nhỏ.
Thuốc lợi tiểu nhóm thiazide là những thuốc thông thường để điều trị tăng huyết áp. Chúng hoạt động bằng cách thải muối và nước ra ngoài cơ thể. Thuốc nhìn chung là an toàn, nhưng đôi khi xảy ra phản ứng phụ. Liên hệ với bác sĩ nếu bạn quan tâm đến những phản ứng phụ này.