Thuốc ngủ dạng nước và lưu ý an toàn khi sử dụng

Thuốc ngủ dạng nước và lưu ý an toàn khi sử dụng

Thuốc ngủ dạng nước và lưu ý an toàn khi sử dụng

Thuốc ngủ dạng nước là cách gọi khác của thuốc mê dạng nước, thường được bào chế không màu, không mùi, không vị. Uống thuốc ngủ dạng nước có thể hữu ích khi bạn gặp các vấn đề về giấc ngủ. Tuy nhiên, về lâu về dài thì đây có phải là lựa chọn tốt? 

Bạn đang đọc: Thuốc ngủ dạng nước và lưu ý an toàn khi sử dụng

Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu mọi vấn đề liên quan đến loại thuốc ngủ này. 

Thuốc ngủ dạng nước là gì? 

Các dòng thuốc ngủ trên thị trường hiện nay thường hoạt động bằng cách tác động vào các thụ thể trong não để làm chậm hoạt động dẫn truyền của hệ thống thần kinh. Một số loại thuốc được sử dụng để gây buồn ngủ giúp người dùng nhanh chóng đi vào giấc ngủ hơn, trong khi một số khác được dùng để duy trì giấc ngủ, giúp ngủ sâu và ngon giấc hơn hoặc cả hai tác dụng này. Tuy nhiên, khi sử dụng, bạn nên cẩn thận vì có một số loại thuốc ngủ có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu sử dụng không đúng cách và không đúng liều lượng, chỉ định. 

Thuốc ngủ dạng nước cũng sử dụng đường uống để vào cơ thể như thuốc dạng viên nhưng dễ uống và dễ sử dụng hơn. Song loại thuốc này không quá phổ biến như các dòng thuốc ngủ dạng viên trên thị trường.  

Loại thuốc này thường được dùng để: Giảm các triệu chứng lo lắng, ví dụ như bồn chồn, bứt rứt, hồi hộp đánh trống ngực, lo các vấn để nhỏ nhặt. Giúp người dùng vượt qua tình trạng mất ngủ, đem lại giấc ngủ chất lượng hơn.

Thuốc ngủ dạng nước không phải là thuốc chữa trị các rối loạn gây ra chứng mất ngủ hoặc rối loạn lo âu. Tuy nhiên, chúng có thể giúp bạn bình tĩnh, giảm lo lắng và thoải mái hơn trong thời gian ngắn khi chưa điều trị hoặc khi chờ đợi hiệu quả của các thuốc điều trị chính. 

Khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào, bao gồm cả thuốc ngủ dạng nước, bạn cần tham khảo ý kiến từ các chuyên gia sức khỏe để tránh có rủi ro cho bản thân.

Đọc thêm: 5 rủi ro khôn lường khi uống thuốc ngủ không đúng cách

Ai có thể sử dụng thuốc ngủ dạng nước?

Thuốc ngủ dạng nước và lưu ý an toàn khi sử dụng

Việc uống thuốc ngủ dạng nước cần tuân thủ theo đúng chỉ định từ bác sĩ. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc ngủ dạng nước cho một số đối tượng dưới đây. Bạn đọc để tham khảo thêm nhé.

  • Người mất ngủ kinh niên không xác định được căn nguyên
  • Người tự cai nghiện tại nhà
  • Người bị stress, lo âu, căng thẳng, khó ngủ, hay giật mình thức giấc trong thời gian ngắn
  • Người mắc bệnh tâm thần kinh ví dụ như trầm cảm, khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không sâu, giảm chất lượng giấc ngủ.
  • Người từ nước ngoài trở về hoặc mới đến 1 nước khác bị lệch múi giờ, khó ngủ do thay đổi giờ sinh học
  • Người bị rối loạn nhịp sinh học do công việc làm theo ca kíp.

Ai không nên sử dụng thuốc ngủ dạng nước?

  • Trẻ nhỏ tuổi, sức khỏe yếu
  • Người có tiền sử co giật hoặc động kinh nghiêm trọng
  • Người có dấu hiệu mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Người cao tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú nên cân nhắc trước khi sử dụng
  • Trường hợp căng thẳng quá độ, người dùng sẽ phải cần một loại thuốc mạnh hơn để có tác dụng.
  • Người mắc các chứng bệnh như: bệnh tim, bệnh hô hấp, bệnh hạ huyết áp, giảm lưu lượng tuần hoàn,… bởi chúng có thể gây ra phản ứng phụ nguy hiểm.

Đọc thêm: Thuốc ngủ ngon: Nên dùng loại nào? Dùng sao cho đúng?

Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc ngủ dạng nước

Tìm hiểu thêm: Đau bàng quang: Dấu hiệu báo động về các bệnh lý tiết niệu

Thuốc ngủ dạng nước và lưu ý an toàn khi sử dụng

Theo nghiên cứu thì có khoảng từ 08 – 10 người trải qua cảm giác nôn nao, khó chịu khi sử dụng thuốc ngủ. Thuốc ngủ dạng nước loại kê đơn và không kê đơn có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Táo bón, tiêu chảy
  • Khô miệng
  • Nhức đầu
  • Choáng váng
  • Yếu cơ
  • Các vấn đề về tiêu hóa: đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng, buồn nôn,…

Một vấn đề mà chúng ta thường hiểu nhầm rằng sử dụng thuốc ngủ kéo dài sẽ gây “nghiện”, gây lệ thuộc thuốc. Điều đó có nghĩa là khi bạn tự ý sử dụng thuốc ngủ liên tục trong khoảng thời gian dài (khoảng trên 6 tháng), cơ thể có thể bắt đầu phụ thuộc vào chúng. Khi đó, nếu bạn ngừng sử dụng thuốc, chứng mất ngủ có thể tái phát lại như trước hoặc với mức độ nặng hơn. 

Tuy nhiên, điều này chủ yếu là do việc sử dụng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ. Nếu tình trạng mất ngủ do bệnh lý tâm thần kinh hoặc căn nguyên tâm lý, thần kinh đã xác định được, việc điều trị các căn nguyên này sẽ giải quyết được hoàn toàn tình trạng mất ngủ, nên không bị mất ngủ tái phát khi ngưng điều trị. 

Đối với trường hợp mất ngủ không tìm ra căn nguyên, còn gọi là mất ngủ nguyên phát (vô căn) thì việc điều trị cần sử dụng đến nhóm thuốc ngủ này. Một nghiên cứu gần đây ghi nhận việc sử dụng thuốc ngủ trong thời gian dài (6 tháng) ở những người mất ngủ nguyên phát mãn tính giúp cải thiện rõ rệt chất lượng cuộc sống, hiệu quả học tập, làm việc và sự hài lòng của người bệnh mà không có bằng chứng về sự tái phát mất ngủ khi ngưng thuốc. Việc lệ thuộc thuốc còn tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh lý, cơ thể cũng như là việc có phối hợp các liệu pháp khác hỗ trợ trong điều trị mất ngủ hay không. 

Đọc thêm: Mất ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị A-Z

Khi nào cần phải gặp bác sĩ?

Khi sử dụng thuốc ngủ dạng nước, nếu bạn có một trong các biểu hiện dưới đây thì nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và xử trí kịp thời:

  • Chóng mặt, buồn nôn, choáng váng, dẫn đến dễ té ngã
  • Buồn ngủ kéo dài, ảnh hưởng đến các hoạt động ban ngày như học tập, lái xe, làm việc, đi lại, …
  • Gặp phản ứng dị ứng nghiêm trọng: ngứa, nổi mẩn đỏ, sưng phù mắt, miệng kèm khó thở, hồi hộp, đánh trống ngực, buồn nôn, nôn, tiêu chảy,… 
  • Thay đổi suy nghĩ và hành vi: gặp ảo giác, kích động, bồn chồn, bứt rứt, ngồi không yên, không nhớ các việc đã xảy ra, có ý nghĩ tự tử,…
  • Lộn xộn trong trí nhớ, khó tập trung, dễ xao nhãng và có vấn đề về hiệu suất công việc.

Lưu ý để sử dụng thuốc ngủ dạng nước an toàn

Thuốc ngủ dạng nước và lưu ý an toàn khi sử dụng

>>>>>Xem thêm: 7 bài tập thể dục chữa đau đầu giúp bạn thoải mái

Xem xét đánh giá y tế tổng quát: Trước khi quyết định sử dụng, bạn hãy gặp bác sĩ để được kiểm tra kỹ lưỡng, thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Họ sẽ tìm ra nguyên nhân cụ thể cho chứng mất ngủ và có phương án điều trị thích hợp cho gốc rễ của bệnh chứ không đơn thuần là cho thuốc ngủ. 

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc: Đọc hướng dẫn sử dụng để hiểu cách thức và liều lượng phù hợp, cũng như tác dụng phụ tiềm ẩn là gì. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy hỏi dược sĩ hoặc bác sĩ thăm khám cho mình để được giải thích kỹ càng. 

Không bao giờ sử dụng thuốc ngủ nếu chưa đến giờ đi ngủ: Thuốc sẽ khiến bạn không ý thức được những gì mình đang làm và tăng nguy cơ gặp phải các tình huống nguy hiểm. Vậy nên, cho đến khi bạn đã hoàn toàn kết thúc mọi hoạt động buổi tối mới nên sử dụng thuốc. 

Theo dõi các tác dụng phụ: Nếu bạn thấy buồn ngủ hoặc chóng mặt vào ban ngày hay bất kỳ triệu chứng nào bất thường hoặc nghi ngờ phản ứng dị ứng, hãy thông báo ngay cho bác sĩ; nhân viên y tế hoặc đến cơ sở y tế gần nhất. Họ có thể đề nghị thử một loại thuốc khác; điều chỉnh liều lượng hoặc chỉ định bạn dừng thuốc. 

Không sử dụng cùng với rượu hoặc các chất giảm đau: Rượu hoặc một số thuốc giảm đau như paracetamol có thể làm tăng tác dụng an thần của thuốc ngủ dạng nước. Điều này có thể dẫn đến một số triệu chứng như thở chậm, không phản ứng, lơ mơ, ngầy ngật, … hoặc thậm chí là ngừng thở. 

Dừng thuốc cẩn thận: Khi bạn đã sẵn sàng dừng thuốc, hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ hoặc hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc. Một số loại thuốc cần phải giảm liều từ từ trước khi ngưng hẳn. Nếu tự ý ngưng đột ngột, bạn sẽ rất khó chịu, mệt mỏi, bồn chồn, bứt rứt thậm chí có ý tưởng tự sát. Bạn cũng có thể gặp trường hợp mất ngủ ngắn hạn sau vài ngày ngừng uống. Khi ấy bạn cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ ngưng thuốc.  

Thuốc ngủ dạng nước mua ở đâu?

Thuốc ngủ dạng nước có đặc tính tương đối nhạy cảm nên chỉ được bán ở các công ty phân phối và nhà thuốc chính hãng, hoặc bệnh viện. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình, bạn nên lựa chọn các địa chỉ uy tín như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện 108, Bệnh viện Chợ Rẫy,… Tuy nhiên, khi mua thuốc ngủ, người mua phải có đơn thuốc chỉ định của bác sĩ. 

Tùy vào thương hiệu, công dụng và thành phần thuốc, một số loại thuốc giá rẻ có giá thành từ 50.000 – 100.000đ nhưng cũng có một số loại cao cấp với mức giá từ 500.000 – 1.000.000đ. 

Phương pháp tự nhiên giúp ngủ ngon hơn mà không cần dùng thuốc ngủ dạng nước

  • Tránh ăn quá no hoặc uống rượu trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, một bữa ăn nhẹ trước khi ngủ như 1 ly sữa, 1 chiếc bánh quy, một quả chuối hoặc một loại thực phẩm giàu tryptophan tương tự có thể giúp thúc đẩy giấc ngủ ở một số người. 
  • Hạn chế lượng caffein nạp vào cơ thể, bao gồm cafe, soda, socola…
  • Dừng hút thuốc lá
  • Thư giãn tâm trí với chánh niệm, thiền hoặc nghe nhạc dễ ngủ
  • Ngưng sử dụng tất cả các thiết bị điện tử và ngưng làm việc trước khi ngủ ít nhất 30 phút
  • Duy trì các hoạt động thể chất hàng ngày, tập thể dục mỗi ngày 20-30 phút, ít nhất 3-5 ngày/ tuần. Tuy nhiên bạn không nên tập thể dục trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ, vì sẽ kích thích hoạt động của hệ thần kinh tự chủ làm trì hoãn việc vào giấc ngủ. 
  • Tuân thủ lịch trình ngủ rõ ràng và đều đặn mỗi ngày. Thời gian đi ngủ, thời gian thức dậy với độ lệch không quá 1 giờ từ ngày này qua ngày khác, kể cả vào cuối tuần để tạo nhịp sinh học cho cơ thể
  • Tạo không gian tối, yên tĩnh và mát mẻ, thoải mái để ngủ sâu.
  • Phòng ngủ và giường chỉ được dùng cho việc ngủ, tất cả các hoạt động khác như ăn uống, học tập, làm việc, … nên được thực hiện ở nơi khác, bởi vì sự kích thích liên quan của các hoạt động này có thể làm bạn quen với chúng và cản trở việc bắt đầu vào giấc ngủ của bạn vào buổi tối. 

Xem thêm: Cách ngủ nhanh trong vòng 10 đến 120 giây

Tóm lại, bạn nên được bác sĩ tư vấn và chỉ định liều lượng khi dùng thuốc ngủ dạng nước. Thông thường, các phương pháp điều trị không dùng thuốc và thay đổi hành vi sống hàng ngày sẽ là bước đầu tiên giúp bạn cải thiện giấc ngủ mà không gây ra các tác dụng phụ đáng kể. Bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây chứng mất ngủ và đưa ra phương án tốt nhất. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *