Thuốc trị viêm da cơ địa nào hiệu quả?

Thuốc trị viêm da cơ địa nào hiệu quả?

Thuốc trị viêm da cơ địa nào hiệu quả?

Điều trị viêm da cơ địa chỉ có thể bằng cách giảm bớt các triệu chứng của nó, vì hiện chưa có cách chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu bạn biết tuân thủ điều trị và sử dụng thuốc trị viêm da cơ địa đúng cách ở trẻ nhỏ thì bệnh có thể được chữa khỏi khi chúng lớn lên.

Bạn đang đọc: Thuốc trị viêm da cơ địa nào hiệu quả?

Bệnh viêm da cơ địa là gì?

Viêm da cơ địa là bệnh mãn tính ở da đặc trưng bởi da khô, ngứa, đỏ và nứt da. Ngoài ra, viêm da cơ địa còn được gọi là bệnh chàm thể tạng. Bệnh lý này có thể đi kèm với các bệnh cơ địa khác như hen suyễn, sốt cỏ khô hay viêm mũi dị ứng.

Nguyên nhân viêm da cơ địa

Vẫn chưa có lời giải thích chính xác cho nguyên nhân viêm da cơ địa, nhưng người ta tin rằng gene và các yếu tố môi trường đóng một vai trò gây ra bệnh. Nguyên nhân viêm da cơ địa là sự kết hợp của những yếu tố như:

  • Di truyền
  • Chức năng bất thường của hệ thống miễn dịch
  • Môi trường
  • Các hoạt động khiến da nhạy cảm hơn
  • Khiếm khuyết trong hàng rào bảo vệ da
  • Các thuốc trị viêm da cơ địa

    • Chất dưỡng ẩm: được sử dụng hàng ngày để ngăn chặn da bị khô
    • Thuốc bôi corticoid tại chỗ: có tác dụng giảm sưng và đỏ
    • Thuốc bôi Pimecrolimus, tacrolimus cho bệnh viêm da cơ địa ở những vị trí nhạy cảm và không đáp ứng với điều trị khác
    • Thuốc kháng histamine dùng cho ngứa nặng.

    Chất dưỡng ẩm

    Chất dưỡng ẩm được thoa trực tiếp lên da để giảm mất nước và che phủ da bằng một lớp màng bảo vệ. Chúng thường được sử dụng nhằm giúp kiểm soát tình trạng da khô hoặc có vảy, chẳng hạn như bệnh viêm da cơ địa.

    Ngoài việc làm cho da bớt khô hơn, chất dưỡng ẩm còn có tác dụng chống viêm nhẹ, giúp giảm số lần bùng phát bệnh.

    Lựa chọn chất dưỡng ẩm

    Bạn nên nói chuyện với dược sĩ hoặc bác sĩ để được tư vấn về việc sử dụng các chất dưỡng ẩm. Bạn cần thử một lượng nhỏ sản phẩm trên da ở cổ tay để xem liệu sản phẩm này có gây kích ứng cho da hay không.

    Sự khác biệt giữa sữa dưỡng thể, kem và thuốc mỡ là lượng dầu chúng chứa. Thuốc mỡ chứa nhiều dầu nhất nên khá nhờn, nhưng hiệu quả nhất trong việc giữ độ ẩm cho da. Các loại kem chứa ít dầu nhất nên không gây nhờn, nhưng lại kém hiệu quả hơn.

    Nếu bạn đã sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm một thời gian, lâu ngày chúng có thể trở nên kém hiệu quả hoặc bắt đầu gây kích ứng da. Khi đó, bạn nên tìm một sản phẩm khác phù hợp hơn hoặc nói chuyện với dược sĩ.

    Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bạn đã biết cách chọn kem dưỡng ẩm phù hợp với da mình chưa

    Cách sử dụng chất dưỡng ẩm

    Thuốc trị viêm da cơ địa nào hiệu quả?

    • Sử dụng chất dưỡng ẩm mọi lúc, ngay cả khi bạn không gặp phải triệu chứng gì về da. Bạn nên bỏ kem dưỡng ẩm vào trong túi và mang theo khi đi ra ngoài
    • Thoa lên da một lượng kem vừa phải
    • Không chà xát quá mạnh, nên bôi dọc theo hước lông mọc
    • Sử dụng sau khi tắm, nhẹ nhàng vỗ nhẹ và thoa trong khi da vẫn còn ẩm.

    Sử dụng chất dưỡng ẩm da ít nhất 2 lần/ngày, hoặc thường xuyên hơn nếu bạn có làn da rất khô.

    Trong thời gian bùng phát bệnh, hãy sử dụng lượng lớn chất dưỡng ẩm, nhưng nhớ điều trị chính bằng corticoid vì các chất dưỡng ẩm không đủ để kiểm soát bệnh.

    Để tránh nguy cơ nhiễm trùng, đừng dùng tay để lấy chất dưỡng ẩm, thay vào đó hãy sử dụng thìa. Và không bao giờ dùng chung sản phẩm với người khác.

    Thuốc bôi corticoid

    Nếu da bạn bị đau và viêm, bác sĩ sẽ phải kê toa thuốc bôi corticoid, vì nó giúp giảm viêm trong vài ngày. Đây là một trong những thuốc trị viêm da cơ địa hiệu quả nhất hiện nay.

    Thuốc bôi corticoid được sử dụng với liều lượng khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm da cơ địa và các khu vực của da bị ảnh hưởng.

    Thuốc bôi corticoid chia thành 3 nhóm dựa vào độ mạnh của hoạt tính chống viêm:

    • Rất nhẹ (như hydrocortison)
    • Vừa phải (như clobetasone butyrate)
    • Mạnh (như mometasone)

    Nếu bạn cần sử dụng corticoid thường xuyên, hãy gặp bác sĩ để họ kiểm tra việc điều trị có đem lại hiệu quả và bạn đang sử dụng đúng liều lượng hay không.

    Cách sử dụng thuốc bôi corticoid

    Sử dụng đúng theo các hướng dẫn trên tờ thông tin đi kèm với thuốc.

    Hầu hết mọi người chỉ thoa thuốc 1 lần/ngày vì không có bằng chứng nào cho thấy việc thoa thường xuyên sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.

    Khi sử dụng thuốc corticoid tại chỗ cần lưu ý:

    • Trước tiên, hãy thoa chất dưỡng ẩm trước và đợi khoảng 30 phút cho đến khi kem ngấm vào da rôồi mới bôi thuốc corticoid đè lên. Nếu không dùng chất dưỡng ẩm, bạn nên sử dụng corticoid vào ban đêm trước khi đi ngủ.
    • Bôi một lượng vừa đủ cho vùng da bị viêm da cơ địa.
    • Tiếp tục sử dụng đến 48 giờ sau khi tình trạng viêm dưới bề mặt da được cải thiện.

    Đôi lúc, bác sĩ sẽ đề nghị bạn sử dụng liều lượng thuốc corticoid ít hơn, nhưng trong một khoảng thời gian dài hơn. Mục đích của việc làm này là giúp ngăn ngừa viêm da cơ địa bùng phát trở lại.

    Tác dụng phụ

    Corticoid gây ra cảm giác châm chích nhẹ trong vòng chưa đầy một phút khi bạn sử dụng.

    Trong một vài trường hợp hiếm, chúng cũng làm:

    • Mỏng da: đặc biệt là nếu bôi corticoid mạnh ở những vị trí sai, chẳng hạn như khuôn mặt
    • Thay đổi màu da: Thông thường, sau nhiều tháng sử dụng steroid rất mạnh, da sẽ sáng lên
    • Gây mụn trứng cá: khi sử dụng trên mặt ở thanh thiếu niên
    • Tăng trưởng tóc.

    Hầu hết các tác dụng phụ này sẽ được cải thiện khi ngừng bôi thuốc.

    Nguy cơ gặp tác dụng phụ của bạn sẽ tăng lên nếu bạn sử dụng thuốc bôi corticoid mạnh:

    • Trong nhiều tháng
    • Ở những khu vực nhạy cảm như mặt, nách hoặc hang
    • Với liều lượng lớn

    Thuốc kháng histamine

    Thuốc kháng histamine là thuốc trị viêm da cơ địa có vai trò ngăn chặn tác dụng của chất dẫn truyền thần kinh histamine có trong máu. Nhờ đó, thuốc giúp giảm ngứa trong bệnh viêm da cơ địa. Thuốc có dạng gây buồn ngủ và dạng không gây buồn ngủ.

    Thuốc kháng histamine gây buồn ngủ có thể làm bệnh nhân buồn ngủ vào ngày hôm sau. Vì vậy, sau khi sử dụng thuốc, bạn cần tránh làm các việc liên quan đến vận hành máy móc hay tàu xe trong vòng 24 giờ.

    Thuốc corticoid đường uống

    Ngày nay, thuốc corticoid đường uống hiếm khi được dùng điều trị viêm da cơ địa, nhưng đôi khi vẫn được kê đơn trong liệu trình điều trị ngắn từ 5 đến 7 ngày nhằm giúp kiểm soát cơn bùng phát nghiêm trọng.

    Đối với liệu trình trị liệu dài ngày, bạn cần tránh dùng corticoid đường uống vì nguy cơ gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc là rất cao.

    Liệu trình trị liệu cho bệnh viêm da cơ địa

    • Xét nghiệm dị ứng
    • Đánh giá kỹ lưỡng về phương pháp điều trị hiện tại
    • Thuốc ức chế calcineurin tại chỗ: kem và thuốc mỡ ức chế hệ thống miễn dịch của bạn, chẳng hạn như pimecrolimus và tacrolimus
    • Thuốc bôi corticoid mạnh
    • Băng hoặc quấn ướt
    • Quang trị liệu tia cực tím (UV) làm giảm viêm
    • Viên nén ức chế miễn dịch, chẳng hạn như azathioprine, ciclosporin và methotrexate, để ức chế hệ thống miễn dịch của bạn
    • Alitretinoin: thuốc điều trị bệnh viêm da cơ địa nghiêm trọng ảnh hưởng đến bàn tay ở người lớn
    • Dupilumab: thuốc dành cho người lớn bị bệnh viêm da cơ địa từ vừa đến nặng, chỉ sử dụng khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả

    Tự chăm sóc khi bị viêm da cơ địa

    Bên cạnh các phương pháp điều trị được đề cập ở trên, có những cách bạn có thể tự thực hiện để làm giảm bớt các triệu chứng của viêm da cơ địa, đồng thời ngăn ngừa bệnh bùng phát.

    Cố gắng không làm trầy xước vùng da bị viêm da cơ địa

    Tìm hiểu thêm: Cho con bú ngực bên to bên nhỏ do đâu? Phải làm sao khắc phục?

    Thuốc trị viêm da cơ địa nào hiệu quả?

    >>>>>Xem thêm: Trẻ 11 tháng tuổi biết làm gì? Lịch ăn ngủ và sự phát triển vận động, trí não

    Bệnh viêm da cơ địa thường gây ngứa. Vì thế, người bệnh sẽ rất dễ làm trầy xước các vùng da này. Nếu gãi, bạn sẽ làm tổn thương da và gây ra nhiều vết chàm hơn. Gãi quá mạnh còn gây chảy máu và làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng hoặc sẹo.

    Hãy cố gắng giảm trầy xước bất cứ khi nào có thể. Bạn có thể nhẹ nhàng chà xát da bằng ngón tay thay vì móng tay. Nếu viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ, cần đeo găng tay cho trẻ để ngăn chúng gãi da.

    Bạn có thể tìm hiểu thêm: Phân loại sẹo và cách trị sẹo mà bạn nên biết

    Tránh kích hoạt bệnh

    Bác sĩ sẽ cho bạn thông tin về những yếu tố khiến bệnh trầm trọng hơn. Một khi biết được các tác nhân gây kích ứng này, bạn sẽ có biện pháp phòng tránh tốt hơn.

    Một vài ví dụ về các tác nhân gây kích hoạt bệnh:

    • Một số loại vải sẽ gây kích ứng da, nên bạn chỉ được mặc quần áo mềm, mịn hoặc các chất liệu tự nhiên như cotton, lụa…
    • Nhiệt độ làm nặng thêm viêm da cơ địa. Hãy giữ nhiệt độ trong nhà bạn mát mẻ, đặc biệt là phòng ngủ.
    • Tránh sử dụng xà phòng hoặc chất tẩy rửa mạnh vì chúng gây ảnh hưởng xấu đến làn da bạn. Thay vào đó, hãy dùng xà phòng ít chất tẩy, chất tạo bọt, nhẹ và lành tính với da.

    Viêm da cơ địa kiêng ăn gì?

    Một số thực phẩm, chẳng hạn như trứng và sữa bò, có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa.

    Tuy vậy, bạn không nên tự thay đổi chế độ ăn uống của mình mà không nói chuyện với bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng. Sẽ không tốt khi cắt những thực phẩm này khỏi khẩu phần ăn, đặc biệt là ở trẻ nhỏ cần nguồn canxi, calo và protein từ thực phẩm.

    Nếu bạn nghi ngờ mình bị dị ứng thực phẩm, hãy tìm đến bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để nhận được tư vấn phù hợp. Họ sẽ giúp bạn tìm ra cách tránh thực phẩm bị dị ứng trong khi vẫn nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.

    Nếu bạn đang cho con bú, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối với chế độ ăn uống thông thường.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *