Thủy đậu và rubella là hai bệnh có triệu chứng tương tự nhau khiến mọi người rất dễ nhầm lẫn. Điểm khác nhau rõ rệt nhất trong triệu chứng hai bệnh chính là các nốt phát ban.
Bạn đang đọc: Thủy đậu và rubella không giống nhau như bạn nghĩ
Nội Dung
Khái niệm bệnh thủy đậu và rubella
Khái niệm bệnh thủy đậu
Thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng rất dễ lây lan do virus varicella zoster gây ra. Bệnh thường tự khỏi trong vòng 1-2 tuần.
Bệnh gây ra tình trạng phát ban trông giống như mụn nước, xuất hiện trên mặt và thân, sau lan ra khắp cơ thể. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng thủy đậu có khả năng dẫn đến biến chứng.
Khái niệm bệnh rubella
Rubella là bệnh gây ra bởi virus rubella. Bệnh cũng có khả năng lây nhiễm từ người sang người. Khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, vi khuẩn gây bệnh lưu trú trong đường mũi họng theo các dịch đường mũi, miệng phát tán ra không khí bên ngoài, khiến những người xung quanh vô tình hít phải và bị nhiễm bệnh.
Rubella khiến người bệnh phát ban, lúc đầu là ở mặt, sau lan xuống các phần khác của cơ thể. Ngoài ra, bệnh còn gây ra một số triệu chứng giống cảm cúm.
Dấu hiệu của bệnh
Bệnh thủy đậu
Bệnh tiến triển thông qua các triệu chứng, biểu hiện khoảng 1 đến 3 tuần sau khi tiếp xúc với virus, bao gồm:
- Sốt
- Mệt mỏi
- Chán ăn
- Đau nhức cơ thể
- Đau đầu
- Phát ban
Đốm ban nổi như mụn nước trên mặt và ngực đầu tiên, rồi dần lan ra khắp người.
Mụn nước khi vỡ ra sẽ hình thành vết loét, đóng mài. Người bị thủy đậu nên lưu ý chăm sóc da để tránh bị để lại sẹo sau này. Số lượng mụn nước thường ở khoảng 250 đến 500.
Một khi các mụn nước đã vỡ ra và đóng thành vảy khô, người bệnh không còn khả năng lây cho người khác nữa.
Bạn có thể tham khảo thêm: Dấu hiệu bệnh thủy đậu là gì? Khám phá cách chữa bệnh thủy đậu nhanh khỏi nhất
Bệnh rubella
Triệu chứng của rubella thường nhẹ, đôi khi khó nhận thấy:
Nếu người bệnh sốt quá cao và bị đơ cứng cổ thì cần được đưa đến gặp bác sĩ.
Cách điều trị và chăm sóc người bị bệnh thủy đậu và rubella
Cả hai bệnh đều chưa có cách đặc trị. Đa phần người ta chú trọng vào việc chăm sóc người bệnh và chờ cho đến khi bệnh tự khỏi hoàn toàn.
Người bệnh thường nghỉ ngơi ở không gian riêng, hạn chế tối đa tiếp xúc với người khác để tránh bệnh lây lan, đồng thời bổ sung đầy đủ nước và chất dinh dưỡng cho cơ thể để tăng sức đề kháng.
Đối với người bị bệnh thủy đậu, cần lưu ý đến việc chăm sóc da khi các mụn nước bắt đầu lành lại để tránh sẹo. Bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc như acyclovir hoặc valacyclovir để chống lại virus và ngăn ngừa biến chứng.
Tìm hiểu thêm: Bạn đã biết trẻ bị chắp ở mắt kiêng ăn gì?
>>>>>Xem thêm: Bị ong đốt nên làm gì?
Cách phòng ngừa bệnh ngoài việc tránh đến những nơi đông người (đặc biệt trong mùa dịch bệnh), tránh dùng chung, chia sẻ đồ ăn thức uống hoặc vật dụng cá nhân thì hiệu quả nhất là tiêm phòng vaccine. Vaccine dùng để tiêm ngừa rubella phổ biến là vaccine 3 trong 1 MMR, phòng được cùng lúc 3 bệnh sởi, quai bị, rubella. Đối với bệnh thủy đậu, cũng có vaccine thủy đậu riêng để phòng ngừa.