Thuyên tắc phổi là một tình trạng cấp cứu đe dọa đến tính mạng và cần điều trị ngay lập tức. Do đó, bạn cần nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh để xử trí kịp thời.
Bạn đang đọc: Thuyên tắc phổi (thuyên tắc mạch phổi) nguy hiểm như thế nào?
Vậy bệnh thuyên tắc phổi là gì và nguy hiểm ra sao? Mời bạn cùng tìm hiểu thêm trong bài viết sau.
Nội Dung
Tìm hiểu chung
Bệnh thuyên tắc phổi là gì?
Thuyên tắc phổi, hay thuyên tắc mạch máu phổi, là tình trạng tắc nghẽn các động mạch ở phổi. Trong hầu hết các trường hợp, tắc nghẽn xảy ra do cục máu đông di chuyển từ tĩnh mạch sâu ở chân hiếm khi từ các tĩnh mạch khác trong cơ thể đến phổi, huyết khối tại tim…
Triệu chứng và dấu hiệu
Dấu hiệu và triệu chứng của thuyên tắc phổi là gì?
Triệu chứng phổ biến nhất của thuyên tắc phổi là (1):
- Đau tức ngực: Cơn đau có thể xuất hiện/tăng nặng khi bạn hít sâu, ho, cúi người hoặc khom lưng.
- Khó thở: Dấu hiệu thuyên tắc phổi này thường xuất hiện đột ngột và trở nên tồi tệ hơn khi gắng sức.
- Ho: Ho ra máu hoặc ho kèm đờm có máu.
Một số triệu chứng khác như nhịp tim nhanh hoặc không đều, chóng mặt, đổ nhiều mồ hôi, sốt, đau hoặc sưng chân, da sần sùi hoặc tím tái (1).
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Đây là một bệnh lý nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng. Bạn cần đến gặp bác sĩ nếu bị khó thở không rõ nguyên nhân, đau ngực, ho ra máu hoặc bất kỳ triệu chứng nào kể trên (1).
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây thuyên tắc phổi là gì?
Huyết khối tĩnh mạch sâu được xem là nguyên nhân phổ biến nhất gây thuyên tắc phổi (2). Tuy nhiên, vẫn chưa nhiều người biết về huyết khối tĩnh mạch sâu nói riêng và thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch nói chung, cũng như những ảnh hưởng mà chúng có thể mang lại.
Ngoài ra, các nguyên nhân khác có thể gây nên tình trạng này, bao gồm (2):
- Tắc mạch mỡ, thường do gãy các xương lớn: xương đùi, xương chậu…
- Thuyên tắc ối: thường gặp trong lúc chuyển dạ
- Bọt khí: thường gặp trong các tai biến về y khoa
- Cục máu đông trong ống thông tĩnh mạch bị vỡ
Nguy cơ mắc bệnh
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh?
Nhiều yếu tố có thể khiến bạn dễ bị bệnh, bao gồm (3):
- Trên 40 tuổi
- Đang phải phẫu thuật, đặc biệt là phẫu thuật thay khớp
- Mắc một số bệnh lý như ung thư, bệnh tim hoặc bệnh phổi
- Gãy xương hông, chân hoặc các chấn thương khác
- Sử dụng thuốc liên quan đến hormone, chẳng hạn như thuốc tránh thai hoặc liệu pháp thay thế hormone
- Mang thai và sinh con, nhất là trong vòng 6 tuần sau sinh
- Không di chuyển trong thời gian dài, như nằm liệt giường, bó bột…
- Một số yếu tố di truyền làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông cũng như thuyên tắc phổi
- Thừa cân, béo phì
- Người có triệu chứng Covid-19 nặng sẽ tăng nguy cơ gặp phải tình trạng này (1)
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán thuyên tắc mạch phổi?
Tìm hiểu thêm: Cách kiểm soát nỗi phiền muộn cho cuộc sống tốt đẹp hơn
>>>>>Xem thêm: Cholesterol cao khi mang thai liệu có nguy hiểm?
Bác sĩ chẩn đoán bệnh thông qua thăm hỏi bệnh sử, kiểm tra triệu chứng và tiến hành các xét nghiệm, bao gồm (2):
- Điện tâm đồ
- Xét nghiệm máu
- Siêu âm tim, siêu âm mạch máu chi dưới
- Chụp X-quang lồng ngực
- Chụp thông khí – tưới máu mạch phổi
- Chụp mạch phổi
- CT scan ngực
- MRI ngực
Phương pháp nào dùng để điều trị thuyên tắc phổi?
Bệnh nhân thuyên tắc phổi cần được điều trị ngay lập tức. Mục tiêu là phá vỡ các cục máu đông tái lập lưu thông máu và ngăn ngừa hình thành các cục máu đông mới. Lựa chọn điều trị bao gồm dùng thuốc và phẫu thuật (3).
Bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng thuốc tan huyết khối để làm tan cục máu đông. Bên cạnh đó, thuốc chống đông máu sẽ giúp hạn chế kích thước huyết khối và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới (3).
Ngoài dùng thuốc, các thủ thuật y khoa cũng có thể được dùng để điều trị bệnh như can thiệp lấy huyết khối bằng ống thông hoặc đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ (3).
Phòng ngừa
Thói quen sinh hoạt nào giúp hạn chế diễn tiến của thuyên tắc mạch phổi?
Những thói quen sinh hoạt dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến bệnh:
- Tái khám đúng lịch hẹn để theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân (3, 4)
- Dùng thuốc theo đúng chỉ định (2)
- Đứng dậy và vận động càng sớm càng tốt sau khi phẫu thuật (1, 2, 5)
- Giảm cân nếu bạn bị thừa cân (4, 5)
- Nâng cao chân trong 30 phút, 2 lần/ngày (4)
- Không hút thuốc (2, 4, 5)
- Không mặc quần áo bó sát (4)