Tiêm bắp: Vị trí, quy trình và những lưu ý khi tiêm

Tiêm bắp: Vị trí, quy trình và những lưu ý khi tiêm

Tiêm bắp: Vị trí, quy trình và những lưu ý khi tiêm

Kỹ thuật tiêm bắp là một trong bốn cách tiêm phổ biến giúp đưa thuốc vào cơ thể. Cách tiêm bắp được áp dụng cho các thuốc tan trong dầu và nhiều thuốc khác.

Bạn đang đọc: Tiêm bắp: Vị trí, quy trình và những lưu ý khi tiêm

Hiện nay có các loại đường tiêm vào cơ thể bao gồm:

  • Intramuscular injection (IM): Tiêm bắp
  • Intradermal injection (ID): Tiêm trong da
  • Subcutaneous injection (SC): Tiêm dưới da
  • Intravenous injection (IV): Tiêm đường tĩnh mạch

Tốc độ thuốc được đưa vào máu và hấp thụ được chia theo các đường tiêm là: IV > IM > SC > ID. Có thể thấy tiêm bắp giúp đưa thuốc vào cơ thể nhanh chóng chỉ sau tiêm tĩnh mạch. Hãy cùng tìm hiểu thêm về vị trí tiêm bắp, quy trình tiêm bắp và tai biến tiêm bắp để biết rõ hơn về kỹ thuật tiêm phổ biến này nhé!

Tìm hiểu chung

Kỹ thuật tiêm bắp là gì?

Kỹ thuật này đưa thuốc hoặc vắc xin vào thẳng cơ bắp thông qua kim tiêm, được thực hiện bởi nhân viên y tế hoặc chính người bệnh.

Người bệnh có thể tự tiêm một số loại thuốc điều trị bệnh đa xơ cứng hoặc viêm khớp dạng thấp.

Khi nào cần tiến hành tiêm bắp?

Tiêm bắp: Vị trí, quy trình và những lưu ý khi tiêm

Kỹ thuật tiêm bắp được sử dụng khi các hình thức đưa thuốc vào cơ thể khác không mang lại hiệu quả cao. Nó có lợi thế hơn các đường tiêm khác ở những điểm sau đây:

  • Đường uống (đưa vào dạ dày): Một số loại thuốc có thể bị phá hủy bởi hệ thống tiêu hóa.
  • Đường tiêm tĩnh mạch (đưa trực tiếp vào tĩnh mạch): Một số loại thuốc có thể gây kích thích tĩnh mạch hoặc người thực hiện kỹ thuật khó định vị được chỗ tiêm.
  • Đường tiêm dưới da (đưa vào mô mỡ ngay dưới lớp da): Thuốc ở dạng tiêm bắp được hấp thu nhanh hơn tiêm dưới da do mô cơ có nguồn cung cấp máu lớn hơn mô dưới da. Bên cạnh đó, mô cơ cũng có thể chứa khối lượng thuốc lớn hơn mô dưới da.

Các vị trí tiêm bắp

Tiêm bắp thịt thường được chỉ định ở các vị trí sau:

Vị trí tiêm bắp tay thường gặp trong tiêm vaccine

Tiêm bắp: Vị trí, quy trình và những lưu ý khi tiêm

Tiêm cơ delta (deltoid muscle) hay tiêm bắp tay là vị trí tiêm thường được sử dụng nhất cho vắc-xin. Vị trí tiêm bắp tay này không dành cho bệnh nhân tự tiêm. Cơ delta khá nhỏ khiến khối lượng thuốc có thể được tiêm bị giới hạn, thường không quá 1 ml.

Để xác định vị trí tiêm bắp tay của cơ delta, bạn cần sờ để cảm nhận vùng xương mỏm vai nằm ở phía trên của cánh tay. Đặt 2 ngón tay hình chữ V vào vị trí này. Ở dưới cùng của hai ngón tay tạo thành một hình tam giác lộn ngược. Sau đó bạn sẽ cho tiêm vào trung tâm của hình tam giác. Đó là cách tiêm bắp tay đơn giản nhất.

Vị trí tiêm bắp đùi

Tiêm bắp: Vị trí, quy trình và những lưu ý khi tiêm

Bạn có thể tiêm cơ đùi lớn phía ngoài khi vùng cơ khác không tiêm được hoặc bạn cần tự tiêm.

Bạn hãy chia vùng đùi trên thành ba phần bằng nhau, sau đó xác định khúc giữa. Vị trí tiêm đùi là phần trên cùng bên ngoài của khúc này.

Vị trí tiêm bắp mông ở vùng sau ngoài

Tiêm bắp: Vị trí, quy trình và những lưu ý khi tiêm

Các cơ vùng sau ngoài của mông (ventrogluteal muscle) là vị trí tiêm bắp an toàn nhất cho người lớn và trẻ em trên 7 tháng. Vị trí này sâu, không gần với bất kỳ mạch máu và dây thần kinh quan trọng nào nên sẽ hạn chế tiêm nhầm chỗ. Tuy nhiên vị trí tiêm bắp này rất khó để tự tiêm, cần sự giúp đỡ của người khác.

Để tiêm vị trí này, bạn hãy đặt gót bàn tay lên hông của người được tiêm, với các ngón tay hướng về phía đầu của họ. Vị trí các ngón tay được đặt sao cho ngón cái hướng về vùng háng và các ngón tay cảm nhận được xương chậu. Đặt ngón trỏ và ngón giữa thành hình chữ V và tiêm vào giữa V.

Vị trí tiêm bắp mông ở cơ vùng sau

Vùng cơ sau của mông (dorsogluteal muscle) là vị trí tiêm chích khá phổ biến. Tuy nhiên, do khả năng gây tổn thương cho dây thần kinh tọa, nên bác sĩ có xu hướng lựa chọn vị trí cơ vùng sau ngoài của mông hơn. Đây cũng không phải vị trí tiêm bắp lý tưởng cho người bệnh tự tiêm.

Không nên tiêm bắp ở vị trí nào?

Bạn không nên thực hiện tiêm bắp ở vị trí có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc chấn thương. Nếu cần tiêm nhiều lần, bạn hãy đảm bảo thay đổi các vị trí tiêm để tránh tổn thương hoặc gây khó chịu cho cơ bắp.

Trẻ sơ sinh và trẻ em có độ tuổi từ 2 tuổi trở xuống thường được tiêm ở vùng cơ đùi. Đối với trẻ em từ 3 tuổi trở lên, bạn có thể chọn tiêm vùng cơ delta hoặc cơ đùi.

Thận trọng

Những điều bạn cần biết trước khi tiêm bắp

Trước khi quyết định tiêm, bạn cần xem xét các trường hợp như:

Chỉ định

Các dung dịch thuốc được sử dụng để tiêm bắp thường là những dung dịch đẳng trương (*) bao gồm:

  • Dung dịch thân dầu
  • Thuốc không thể tiêm tĩnh mạch
  • Dung dịch thuốc chậm tan, gây đau
  • Hầu hết các loại thuốc tiêm mô liên kết dưới da trừ cafeine
  • Thuốc dễ kích thích hoặc hiệu quả chậm khi tiêm dưới da

(*) Đẳng trương là môi trường nồng độ chất tan bằng với môi trường nội bào. Nồng độ các chất khuếch tán thụ động vào và ra khỏi tế bào là như nhau nên tế bào không bị tình trạng co rút hoặc vỡ ra.

Chống chỉ định

Những thuốc có khả năng gây hoại tử mô cơ bao gồm calci clorua, ouabain…

Lựa chọn ống tiêm

Người thực hiện tiêm bắp cần được đào tạo và huấn luyện về kỹ thuật tiêm thích hợp. Kích thước kim tiêm và vị trí tiêm sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm độ tuổi, kích cỡ của người nhận thuốc, hàm lượng và loại thuốc. Người thực hiện tiêm sẽ cung cấp cho bạn các hướng dẫn cụ thể về việc loại kim và ống tiêm nào phù hợp.

Loại kim tiêm bắp phải có độ dài vừa đủ để đến phần cơ mà không ảnh hưởng đến các dây thần kinh và mạch máu bên dưới. Thông thường, kim có độ dài nên từ 2,54cm – 3,81cm cho người lớn và nhỏ hơn đối với trẻ em.

Để chọn kim phù hợp, bạn hãy kiểm tra trên bao bì có ghi rõ các thông số:

  • 14G (màu cam): Dùng trong cấp cứu chấn thương nặng.
  • 16G (màu xám): Dùng trong chấn thương, phẫu thuật, truyền nhiều loại dịch truyền và lượng dịch lớn.
  • 18G (màu xanh lá): Để truyền máu, truyền lượng dịch lớn.
  • 20G (màu hồng): Dùng trong bơm thuốc, truyền dịch…
  • 22G (màu xanh dương): Dùng cho người bệnh hóa trị, tĩnh mạch nhỏ, người lớn tuổi hoặc trẻ em.
  • 24G (màu vàng): Dùng cho người bệnh tĩnh mạch nhỏ và mỏng.

Quy trình tiêm bắp

Cách tiêm bắp an toàn nên tuân thủ theo 9 bước sau:

Bước 1: Rửa tay

Tiêm bắp: Vị trí, quy trình và những lưu ý khi tiêm

Bạn hãy rửa tay bằng xà phòng và nước ấm để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra. Đồng thời, hãy nhớ rửa kỹ giữa các ngón tay, trên mu bàn tay và dưới móng tay.

Bước 2: Chuẩn bị vật dụng cần thiết

Những đồ vật bạn cần chuẩn bị trước khi thực hiện bao gồm:

  • Cồn
  • Miếng gạc
  • Găng tay y tế
  • Kim, ống tiêm và thuốc
  • Hộp đựng đồ vật sắc nhọn

Bước 3: Xác định vị trí tiêm bắp

Đầu tiên, bạn hãy kéo phần da vị trí tiêm giữa hai ngón tay để cách ly phần cơ và vị trí sẽ tiêm. Người được tiêm thuốc nên có một tư thế thoải mái và giữ cho cơ bắp được thư giãn.

Bước 4: Làm sạch chỗ tiêm

Bạn nên làm sạch vị trí tiêm bằng tăm bông hoặc bông gòn y tế và để da khô thoáng.

Bước 5: Chuẩn bị lấy thuốc

Nếu sử dụng loại thuốc tiêm đa liều, bạn hãy lưu ý về thời điểm lọ thuốc được mở lần đầu tiên. Nút cao su nên được làm sạch bằng bông cồn. Sau khi gắn kim tiêm vào ống tiêm, bạn hãy kéo pít-tông để làm đầy ống tiêm với không khí đến liều mà bạn sẽ tiêm. Bạn cần thực hiện điều này do lọ thuốc đã được hút chân không nên bạn cần thêm một lượng không khí bằng nhau để điều chỉnh áp suất, hạn chế tình trạng khó rút thuốc hay thuốc bị đẩy ra khỏi ống tiêm.

Tìm hiểu thêm: Thoái hóa tinh bột (amyloidosis)

Tiêm bắp: Vị trí, quy trình và những lưu ý khi tiêm
Bạn hãy tháo nắp kim tiêm, đâm kim qua nút cao su ở đầu lọ thuốc và tiêm không khí có trong ống tiêm vào lọ. Đồng thời nên cẩn thận không dùng tay không chạm vào kim để giữ sạch.
Tiêm bắp: Vị trí, quy trình và những lưu ý khi tiêm
Bạn hãy lật ngược lọ thuốc và ống tiêm để kim hướng lên trên và kéo pít-tông để rút đúng lượng thuốc cần dùng.
Tiêm bắp: Vị trí, quy trình và những lưu ý khi tiêm
Bạn hãy búng nhẹ vào ống tiêm để đẩy bọt khí lên trên cùng và nhẹ nhàng ấn pít-tông để đẩy bọt khí ra ngoài.

Bước 6: Kiểm tra vị trí tiêm

Các bước kiểm tra vị trí tiêm bao gồm:

Tiêm bắp: Vị trí, quy trình và những lưu ý khi tiêm

Bạn hãy đưa kim vào vị trí cần tiêm ở góc 90 độ. Quá trình thực hiện nhanh chóng, nhưng có kiểm soát, tránh đè pít-tông bơm thuốc vào.
Tiêm bắp: Vị trí, quy trình và những lưu ý khi tiêm
Sau khi đâm kim vào, bạn sử dụng bàn tay giữ da tại vị trí tiêm, lấy ngón tay trỏ và ngón cái để giữ ống kim. Sau đó sử dụng bàn tay còn lại để kéo nhẹ pít-tông về phía sau để kiểm tra có xuất hiện máu trong ống tiêm hay không.

Thuốc được thiết kế để tiêm vào cơ, không phải vào mạch máu, do đó nếu bạn thấy máu khi kéo pít-tông thì phải rút kim ra, vứt bỏ và thay ống tiêm mới.

Bước 7: Tiêm thuốc

Bạn hãy đẩy pít-tông từ từ để tiêm thuốc vào cơ bắp. Điều này do thuốc cần có không gian lấp đầy trong cơ, và mô xung quanh sẽ phải giãn ra để tiếp nhận dung dịch thuốc bơm vào. Bạn nên tiêm chậm để có thời gian cho cơ giãn ra và giảm đau cho người bệnh. Tốc độ tiêm bắp khoảng 1ml/10 giây.

Bước 8: Rút kim ra khỏi người

Tiêm bắp: Vị trí, quy trình và những lưu ý khi tiêm

>>>>>Xem thêm: Viêm xương

Bạn hãy rút kim nhanh chóng và ở cùng góc với lúc đâm vào. Sau đó bỏ vào hộp đựng vật sắc nhọn.

Hộp đựng vật sắc nhọn là hộp đựng mà bạn có thể mua tại bất kỳ hiệu thuốc nào được sử dụng để thu gom chất thải y tế như kim và ống tiêm. Bạn không nên bỏ kim tiêm vào thùng rác thông thường, vì kim có thể gây nguy hiểm cho người xử lý rác.

Bước 9: Băng dán vị trí tiêm bắp

Bạn hãy sử dụng một miếng gạc để đè nhẹ vào vị trí tiêm. Bạn cũng có thể xoa bóp khu vực vừa tiêm để giúp thuốc được hấp thụ vào cơ bắp. Thông thường người được tiêm có thể bị chảy máu nhẹ, có thể được xử lý bằng cách đè trong 30 giây hoặc cho đến khi không thấy chảy máu ra nữa. Đồng thời có thể dùng băng dán cá nhân nếu cần thiết.

Điều gì xảy ra sau khi tiêm bắp?

Sau khi tiêm bắp, bạn có thể trải qua một số triệu chứng khó chịu, nhưng hầu hết đều là dấu hiệu bình thường. Tuy nhiên, bạn cũng có thể gặp phải dấu hiệu của biến chứng nghiêm trọng và cần sự chăm sóc y tế bao gồm:

  • Ngứa ran hoặc tê
  • Xuất huyết kéo dài
  • Đau dữ dội tại chỗ tiêm
  • Sốt cao, mệt mỏi, nhức đầu
  • Đỏ, sưng hoặc nóng ở chỗ tiêm
  • Có dấu hiệu chảy dịch tại chỗ tiêm
  • Dấu hiệu phản ứng dị ứng, chẳng hạn như khó thở hoặc sưng mặt

Một số nguy cơ có thể gặp phải sau khi tiêm bắp

Các nguy cơ khi tiêm bắp có thể đến từ những nguyên nhân như:

  • Gãy, cong kim: Xảy ra do người bệnh giãy giụa hoặc thao tác kỹ thuật tiêm bắp sai.
  • Đâm dây thần kinh hông to: Do không xác định đúng vị trí tiêm bắp trên mông, đùi,…dẫn đến tiêm sai vị trí, góc đâm không vuông góc với mặt da.
  • Gây tắc mạch: Do tiêm thuốc dạng dầu hoặc nhũ tương vào mạch máu.
  • Áp xe: Do không đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn hoặc dung dịch thuốc khó tan, dạng dầu.
  • Tổn thương da: Do tiêm những thuốc gây hoại tử mô (thuốc chống chỉ định trong tiêm bắp) như calci clorua.
  • Sốc phản vệ: Do phản ứng của cơ thể đối với thuốc.

Khi thực hành tiêm, bạn cần đi đến những trung tâm y tế, bệnh viện có uy tín. Hãy hạn chế tự ý tiêm để phòng ngừa các tai biến tiêm bắp cũng như xử lý kịp thời các tác dụng phụ có thể xảy ra.

Những thông tin trên hi vọng có thể giúp bạn hiểu hơn về kỹ thuật tiêm bắp, vị trí tiêm, quy trình tiêm cũng như những rủi ro tai biến có thể xảy ra. Đây là kỹ thuật tiêm đòi hỏi người thực hiện cần được đào tạo kỹ nhiều quy trình từ vệ sinh đến thao tác kỹ thuật. Do đó, bạn không nên tự ý thực hiện tại nhà nếu thiếu chuyên môn y tế nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *