Bạn không nên lơ là việc tiêm phòng cúm cho trẻ vì những biến chứng của bệnh cúm có thể gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Bạn đang đọc: Tiêm phòng cúm cho trẻ: Mẹ lưu ý gì để con không gặp nguy
Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh là một trong những việc làm quan trọng và cần thiết để bảo vệ sức khỏe của trẻ. Trong số các bệnh cần phòng ngừa, có bệnh cúm, bạn phải đưa con đi chích ngừa hằng năm. Hãy cùng Kenshin.vn theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Nội Dung
Lợi ích của việc tiêm vắc xin phòng bệnh cúm cho trẻ
Nhiều mẹ băn khoăn chẳng biết có nên tiêm phòng cúm cho trẻ hay không? Kenshin.vn xin trả lời là “Có” mẹ nhé bởi hằng năm, có rất nhiều trẻ dưới 5 tuổi phải nhập viện vì biến chứng của bệnh cúm, ví dụ như bệnh viêm phổi. Vắc xin ngừa cúm sẽ giúp bảo vệ trẻ em khỏi các virus cúm – loại virus có thể gây ra bệnh nặng, thậm chí là tử vong vì trẻ em rất dễ bị tổn thương trước những loại virus này.
Những lưu ý xung quanh việc tiêm ngừa cúm
1. Khi nào cần đi tiêm phòng cúm?
Tất cả trẻ em từ trên 6 tháng dến 5 tuổi nên đi tiêm phòng cúm mỗi năm. Vắc xin đặc biệt quan trọng đối với trẻ em và thanh thiếu niên. Đây là lứa tuổi rất có khả năng có nguy cơ bị biến chứng do bệnh cúm gây ra. Bạn cần cho trẻ đi tiêm phòng cúm nếu bé xuất hiện các triệu chứng sau:
- Bị rối loạn tim hoặc phổi mạn tính (như chứng loạn sản phế quản phổi, xơ nang, hen suyễn)
- Mắc những bệnh mạn tính làm suy yếu hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như thiếu hụt miễn dịch, ung thư, HIV hoặc đang trong quá trình điều trị gây ức chế miễn dịch
- Bị bệnh tiểu đường hoặc các bệnh rối loạn trao đổi chất khác
- Bị bệnh thận mạn tính
- Thiếu máu mạn tính hoặc rối loạn hemoglobin
- Bị rối loạn thần kinh mạn tính
- Béo phì nghiêm trọng (BMI ≥40)
- Sử dụng axit acetylsalicylic (Aspilets®) (ASA hoặc aspirin) hàng ngày
- Sống chung với trẻ em hoặc người lớn có nguy cơ bị biến chứng do cúm.
Trẻ em dưới 5 tuổi mắc bệnh cúm rất có nguy cơ bị biến chứng do cúm như sốt cao, co giật và viêm phổi. Nếu con xuất hiện những biến chứng kể trên thì bạn nên cho trẻ đi tiêm phòng cúm càng sớm càng tốt. Trong trường hợp bạn đang mang thai hoặc có con dưới 6 tháng tuổi thì việc tiêm ngừa cúm còn có ý nghĩa quan trọng hơn.
Tất cả phụ nữ mang thai đều nên đi chủng ngừa bởi vì nếu mẹ đã tiêm ngừa cúm, trẻ sinh ra (ngay cả trong mùa cúm) vẫn có thể được bảo vệ toàn vẹn khỏi bệnh cúm trong vài tháng.
Các bác sĩ khuyên rằng những phụ nữ đang cho con bú cũng nên tiêm ngừa căn bệnh này bởi vì trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi không nên tiêm ngừa cúm (tiêm ngừa không có hiệu quả đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi). Bên cạnh đó, nếu mẹ đã tiêm ngừa, kháng thể chống cúm sẽ được truyền đến bé qua đường sữa mẹ. Ngoài ra, người trông trẻ hoặc chăm sóc cho trẻ dưới 5 tuổi cũng cần được tiêm chủng ngừa.
2. Những trường hợp không nên tiêm phòng cúm cho trẻ
Sau đây là một số trường hợp mà mẹ không nên cho trẻ tiêm chủng ngừa cúm:
Nếu con yêu dị ứng với trứng hoặc bạn nghi ngờ về điều này, hãy báo cho bác sĩ bởi loại vắc xin này được nuôi trong trứng gà và có thể chứa đặc tính của protein trứng.
Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tiêm phòng cúm cho trẻ nếu bé chỉ bị phát ban khi tiếp xúc với trứng. Nếu con có phản ứng nghiêm trọng hơn với trứng, bé vẫn có thể chủng ngừa dưới sự giám sát y tế chặt chẽ của bệnh viện.
Nếu bé không khỏe hoặc bị sốt, bạn phải báo cho bác sĩ biết.
3. Lịch tiêm chủng ngừa cúm
Tất cả mọi người cần tiêm ngừa cúm mỗi năm, kể cả trẻ trên 6 tháng tuổi. Cơ thể sẽ cần khoảng 2 tuần để sản sinh ra các kháng thể cần thiết, bạn nên tiêm ngừa sớm nhằm giúp hệ miễn dịch hoàn thiện trước khi mùa cúm xuất hiện.
Giải đáp những thắc mắc về việc tiêm vắc xin phòng bệnh cúm cho trẻ
1. Vắc xin tiêm phòng cúm cho trẻ có thay đổi theo từng năm hay không?
Vắc xin sẽ được làm mới mỗi năm, cứ 6 tháng trước khi mùa cúm lại thay đổi loại vắc xin một lần. Các nhà khoa học sẽ tiến hành nghiên cứu những virus nào đang lưu hành khắp thế giới vào thời điểm đó và cố gắng dự đoán những dòng nào sẽ lan rộng nhất trong mùa cúm sắp tới tại mỗi nước nhất định.
Mỗi loại vắc xin có thể bảo vệ cơ thể bạn chống lại ít nhất 3 chủng virus cúm khác nhau. Một số vắc xin khác còn có thể bảo vệ cơ thể bạn khỏi 4 chủng virus. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để biết được loại tiêm phòng cúm nào là phù hợp nhất cho trẻ.
2. Trẻ em cần 1 liều hay 2 liều tiêm chủng?
Tìm hiểu thêm: Vinyasa yoga là gì? Hướng dẫn các động tác Vinyasa yoga đơn giản
>>>>>Xem thêm: Thuốc hạ sốt Hapacol 150 cho trẻ bao nhiêu kg thì an toàn, hiệu quả?
Hầu hết các bé chỉ cần 1 liều vắc xin cúm. Trẻ từ 6 tháng đến 8 tuổi đang hoặc đã từng được chủng ngừa một liều trước đó cần tiêm ngừa 2 lần liên tiếp cách nhau tối thiểu 28 ngày. Thời gian này là vô cùng cần thiết để cơ thể trẻ xây dựng hệ miễn dịch sau khi tiêm liều thứ 2.
3. Có nên dùng vắc xin phòng cúm cho trẻ dạng xịt thay vì tiêm chủng thông thường không?
Các bác sĩ khuyến cáo trẻ em không nên sử dụng vắc xin dạng xịt vì nó không thực sự đem lại hiệu quả. Thay vào đó, các bé vẫn nên tiêm phòng cúm như bình thường. Đây là cách tiện lợi, nhanh chóng nhất và đồng thời cũng mang lại hiệu quả cao nhất.
Các nghiên cứu cho thấy, ban đầu vắc xin cúm dạng xịt rất có hiệu quả cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Sau một cuộc nghiên cứu lớn, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, trong 3 năm liên tiếp, thuốc ngừa cúm dạng xịt đã không bảo vệ được toàn bộ trẻ em. Do đó, các chuyên gia y tế đã bác bỏ khuyến cáo trước đó của họ.
4. Các phản ứng phụ có thể xảy ra khi sử dụng vắc xin phòng bệnh cúm là gì?
Phản ứng phụ thường gặp nhất của vắc xin chủng ngừa cúm (đối với cả trẻ em và người lớn) là đau ở chỗ được tiêm. Trẻ em, đặc biệt là những người chưa từng nhiễm virus cúm, có thể bị sốt nhẹ, cảm thấy đau và mệt mỏi. Những triệu chứng sau khi tiêm phòng cúm cho trẻ này có thể kéo dài đến 2 ngày.
Các phản ứng dị ứng rất hiếm hoi nhưng cũng có thể xảy ra với bất cứ loại vắc xin nào. Bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ về cách nhận biết xem con bạn có gặp bất kỳ phản ứng nghiêm trọng nào không, cũng như cách giảm đau cho bé sau khi tiêm phòng.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo Công cụ theo dõi lịch tiêm chủng để biết được thời gian tiêm chủng phù hợp cho độ tuổi của bé tại đây:
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về việc chủng ngừa bệnh cúm cho con, đừng ngần ngại trao đổi với bác sĩ về vấn đề này. Hy vọng bài viết đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho bạn. Hãy tiếp tục theo dõi về việc phòng ngừa bệnh cúm cho trẻ ở các bài viết tiếp theo của Kenshin.vn nhé.