Tiêu chảy có lây không đối với từng trường hợp? Lây qua đường nào?

Tiêu chảy có lây không đối với từng trường hợp? Lây qua đường nào?

Tiêu chảy có lây không đối với từng trường hợp? Lây qua đường nào?

Tiêu chảy là một căn bệnh mà hầu hết mọi người đều mắc phải ít nhất một lần trong đời, đặc biệt là khi còn nhỏ. Thế nhưng, khi được hỏi tiêu chảy có lây không và lây qua những đường nào thì không nhiều người có được câu trả lời chính xác.

Bạn đang đọc: Tiêu chảy có lây không đối với từng trường hợp? Lây qua đường nào?

Tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây của Kenshin.vn để biết được bệnh tiêu chảy có lây không trong từng trường hợp khác nhau.

Bệnh tiêu chảy là gì?

Tiêu chảy được định nghĩa là đi ngoài từ 3 lần trở lên mỗi ngày và đi ngoài ra phân lỏng hoặc đi ngoài nhiều hơn bình thường. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy. Trong khi một số loại tiêu chảy rất dễ lây lan và có thể lây giữa người với người, một vài trường hợp tiêu chảy lại là triệu chứng của một bệnh không lây nhiễm.

Bệnh tiêu chảy thường phân thành 2 loại:

  • Tiêu chảy nhiễm trùng
  • Tiêu chảy không nhiễm trùng

Bây giờ, mời bạn cùng đọc tiếp để có được câu trả lời cho vấn đề tiêu chảy có lây không đối với từng trường hợp cụ thể.

Tiêu chảy có lây không nếu đó là bệnh tiêu chảy nhiễm trùng?

Tiêu chảy nhiễm trùng là loại tiêu chảy do các tác nhân vi sinh gây ra, bao gồm: 

  • Virus
  • Vi khuẩn
  • Ký sinh trùng hoặc vi nấm.

1. Tiêu chảy do virus có lây không?

Tiêu chảy có lây không đối với từng trường hợp? Lây qua đường nào?

Virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh tiêu chảy. Có bốn loại virus cụ thể thường gây tiêu chảy nhiễm trùng nhất, đó là:

  • Norovirus, còn được gọi là “virus tàu du lịch’, là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh viêm dạ dày ruột do thực phẩm ở Hoa Kỳ.
  • Rotavirus là nguyên nhân chủ yếu gây tiêu chảy ở trẻ em, đồng thời là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em tại các nước đang phát triển.
  • Adenovirus bao gồm một họ hơn 50 loại phụ, trong đó, loại 40 và 41 là nguyên nhân chính gây ra bệnh tiêu chảy ở người. Các loại phụ adenovirus khác bao gồm virus cảm lạnh.
  • Astrovirus là nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy ở người già, trẻ em và những người có hệ thống miễn dịch bị suy giảm.

Ngoài ra, cytomegalovirus và virus viêm gan cũng là những nguyên nhân gây tiêu chảy. Vậy, tiêu chảy có lây không trong trường hợp tác nhân gây bệnh là virus? Câu trả lời cho vấn đề bệnh tiêu chảy có lây không là tiêu chảy nhiễm trùng do virus thường rất dễ lây lan và có thể lây truyền giữa người với người. Chẳng hạn như, khi ai đó bị tiêu chảy sơ ý không rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh, và sau đó chạm vào bề mặt như mặt bàn ghế, tay nắm cửa, thanh vịn cầu thang… thì nếu có người chạm vào những vị trí đó, virus gây bệnh tiêu chảy có thể lây truyền sang người ấy. Hơn nữa, bệnh tiêu chảy do Norovirus rất dễ lây lan, đặc biệt là trên tàu du lịch hoặc trong tình huống mà mọi người sống gần nhau.

Bạn có thể xem thêm

Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì cho nhanh khỏi: 6 lưu ý dành cho cha mẹ

2. Tiêu chảy nhiễm trùng do vi khuẩn

Bạn đang thắc mắc tiêu chảy có lây không nếu là tiêu chảy nhiễm trùng do vi khuẩn? Tiêu chảy do vi khuẩn là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới. Mặc dù ít phổ biến hơn so với tiêu chảy do virus, rối loạn tiêu chảy do vi khuẩn thường dẫn đến bệnh lỵ do sự phát triển của các vết loét và viêm trong ruột. Các vi khuẩn thường gây ra bệnh tiêu chảy truyền nhiễm bao gồm: 

  • Salmonella enteritidis có thể gây tiêu chảy, sốt và đau quặn bụng trong vòng 12-72 giờ sau khi tiêu thụ thực phẩm hoặc đồ uống mang mầm bệnh.
  • Escherichia coli (đặc biệt là E.coli 0157) lây lan qua thực phẩm và sản phẩm sữa bị nhiễm khuẩn và có thể dẫn đến tình trạng được gọi là viêm đại tràng xuất huyết.
  • Shigella có thể gây tiêu chảy ra máu, đặc biệt là ở trẻ em mẫu giáo.
  • Campylobacter là một trong những vi khuẩn phổ biến nhất gây ra bệnh tiêu chảy nhiễm trùng qua đường thực phẩm và có thể gây tiêu chảy ra máu do viêm đường ruột cấp tính.
  • Nhiễm vi khuẩn Vibrio gây ra bệnh tiêu chảy thường liên quan đến việc ăn hải sản sống hoặc sushi.
  • Staphylococcus aureus có thể gây tiêu chảy bùng phát do độc tố mà vi khuẩn tiết ra.
  • Clostridium difficile: Sự gia tăng của tiêu chảy nhiễm trùng do vi khuẩn này thường liên quan đến việc sử dụng kháng sinh trước đó hoặc sử dụng cùng lúc các loại kháng sinh. 
  • Yersinia là một loài vi khuẩn có thể gây ra nhiều bệnh khác nhau ở người. Yersinia enterocolitica là nguyên nhân phổ biến của bệnh tiêu chảy nhiễm trùng. Ngược lại, Yersinia pestis đã được xác định là nguyên nhân chính gây ra bệnh dịch hạch. Chúng ta thường gặp loài Yersinia trong các sản phẩm từ sữa.

Tiêu chảy do vi khuẩn có lây không? Theo các chuyên gia sức khỏe, tình trạng tiêu chảy nhiễm trùng do vi khuẩn có thể lây lan nhanh chóng giữa người với người, nhưng nguyên nhân mắc bệnh thường do sử dụng nguồn nước hoặc ăn thực phẩm mất vệ sinh, bị nhiễm khuẩn.

3. Tiêu chảy nhiễm trùng do ký sinh trùng, vi nấm

Tìm hiểu thêm: Hiểu về huyết khối xoang tĩnh mạch màng cứng và đột quỵ

Tiêu chảy có lây không đối với từng trường hợp? Lây qua đường nào?

Tiêu chảy nhiễm trùng do ký sinh trùng, vi nấm có lây không? Tình trạng nhiễm ký sinh trùng cũng có thể là nguyên nhân gốc rễ của một số trường hợp tiêu chảy nhiễm trùng, mặc dù ít phổ biến hơn so với tiêu chảy do nhiễm virus. Động vật nguyên sinh là nguyên nhân chính gây ra bệnh tiêu chảy do ký sinh trùng. Các sinh vật đơn bào này có nhiều dạng, trong đó, 3 tác nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy do ký sinh trùng là:

  • Giardia lamblia lây truyền qua thực phẩm mang mầm bệnh hoặc do tiếp xúc giữa người mang mầm bệnh với người lành và có thể dẫn đến tiêu chảy bùng phát trong vòng 2 ngày kể từ khi lây nhiễm.
  • Entamoeba histolytica có liên quan đến lây truyền qua đường phân – miệng và có thể gây tiêu chảy ra máu khi những ký sinh trùng xâm nhập này xâm nhập vào thành ruột.
  • Cryptosporidium được biết đến là nguyên nhân gây bệnh cho cả đường hô hấp và đường tiêu hóa và được đặc trưng bởi triệu chứng đi tiêu phân có nước.

Tiêu chảy có lây không nếu đó là bệnh tiêu chảy nhiễm trùng do ký sinh trùng gây ra? Tiêu chảy nhiễm trùng do ký sinh trùng thường lây truyền qua việc dùng nước uống bị ô nhiễm.

Đọc thêm

6 cách chữa tiêu chảy bằng lá ổi hiệu quả và những điều cần lưu ý

Tiêu chảy không nhiễm trùng có lây không?

Nếu bạn đang băn khoăn tiêu chảy có lây không, hãy cùng xem xét trường hợp tiêu chảy không nhiễm trùng. Tiêu chảy cũng có thể là do các nguyên nhân khác ngoài nhiễm trùng. Những người mắc các bệnh lý ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa, miễn dịch hoặc nội tiết có thể bị tiêu chảy như một triệu chứng. Một số bệnh có thể gây tiêu chảy không nhiễm trùng bao gồm:

  • Hội chứng ruột kích thích (IBS)
  • Các bệnh viêm ruột (IBD)
  • Bệnh viêm ruột mãn tính như bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng
  • Bệnh Celiac
  • Cường giáp
  • Không dung nạp thực phẩm như không dung nạp lactose.

Những người mắc các chứng bệnh này có thể bị tiêu chảy cấp tính khi bệnh bùng phát hoặc có thể bị tiêu chảy mãn tính kéo dài. Ngoài ra, tiêu chảy không nhiễm trùng còn có thể do:

  • Ăn thực phẩm “lạ bụng’ (chẳng hạn như khi đi du lịch nước ngoài)
  • Tác dụng phụ của thuốc: Việc dùng thuốc kháng sinh đôi khi gây tiêu chảy vì thuốc có thể tấn công hệ vi khuẩn, làm mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.

Vậy, tiêu chảy có lây không nếu là bệnh tiêu chảy không nhiễm trùng? Câu trả lời là tình trạng tiêu chảy gây ra bởi những nguyên nhân kể trên không thể lây lan cho người khác.

Tiêu chảy cấp có lây không?

Tiêu chảy có lây không đối với từng trường hợp? Lây qua đường nào?

>>>>>Xem thêm: Những hiểu lầm về lỗ chân lông có thể bạn chưa biết

Tiêu chảy cấp là một vấn đề mà nhiều người gặp phải. Do đó, không ít người thắc mắc “tiêu chảy cấp có lây không?”. Tiêu chảy cấp là một cách phân loại khác của bệnh tiêu chảy, dùng để phân biệt với tiêu chảy mãn tính. Tiêu chảy cấp chỉ diễn ra trong vài ngày, thường xảy ra ở tất cả các trường hợp tiêu chảy nhiễm trùng và một vài trường hợp tiêu chảy không nhiễm trùng, bao gồm:

  • Tiêu chảy do không dung nạp thực phẩm hoặc dị ứng thực phẩm
  • Tiêu chảy do phản ứng với thuốc
  • Tiêu chảy do phẫu thuật túi mật hoặc dạ dày
  • Tiêu chảy nhiễm trùng do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng.

Như vậy, đối với câu hỏi “tiêu chảy cấp có lây không”, thì hầu hết các trường hợp tiêu chảy cấp thường dễ lây và đều có nguy cơ lây nhiễm sang người khác. Đó là các trường hợp bị tiêu chảy cấp do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng. Một trong những cách để nhận biết bạn hoặc một ai đó bị tiêu chảy cấp có nguy cơ lây lan là bệnh xảy ra đột ngột, diễn tiến nhanh chóng chứ không phải là một phần dự kiến ​​trong cuộc sống. 

Đọc thêm

Đi tìm lời đáp: Đau bụng tiêu chảy nên ăn gì để mau hết bệnh?

Bệnh tiêu chảy lây qua những đường nào?

Con đường lây nhiễm của những tác nhân gây ra bệnh tiêu chảy có lây lan (tiêu chảy nhiễm trùng) chủ yếu qua:

  • Đường phân – miệng: Nghĩa là tiếp xúc trực tiếp với chất nôn hoặc phân của người bệnh, hay bắt tay với người bệnh khi người bệnh chưa rửa tay sạch hoặc tiếp xúc với đồ vật hoặc bề mặt bị nhiễm tác nhân gây tiêu chảy (như tay nắm cửa, nút bấm…), nhưng sau đó không rửa tay thật sạch, mà lại đưa tay lên miệng. 
  • Một người cũng có thể bị tiêu chảy nhiễm trùng nếu người bệnh làm thức ăn cho họ mà không rửa sạch tay từ trước.
  • Đôi khi, virus gây tiêu chảy có thể được truyền qua các phần tử trong không khí sinh ra từ nôn mửa và tiêu chảy. 
  • Nguồn nước bị ô nhiễm do chứa tác nhân gây tiêu chảy (từ phân hoặc chất nôn của người bệnh) cũng có thể là một con đường lây lan của căn bệnh này.
  • Động vật cũng có thể mang mầm bệnh gây bệnh tiêu chảy nhiễm trùng, sau đó làm ô nhiễm nguồn nước và bề mặt tiếp xúc. Những căn bệnh này cũng có thể lây truyền nếu mọi người không rửa tay sau khi chạm vào động vật.
  • Trẻ em thường dễ bị bệnh tiêu chảy nhiễm trùng vì có xu hướng cho tay và các đồ vật vào miệng. Việc không rửa tay sạch sau khi thay tã hoặc vệ sinh cho trẻ cũng có thể gây tiêu chảy.
  • Nhiễm khuẩn thực phẩm: Thực phẩm không tươi có thể đã bị nhiễm khuẩn gây bệnh tiêu chảy. Không giữ vệ sinh trong nấu ăn, để chung thức ăn sống và thức ăn chín, thức ăn hết hạn, thực phẩm nấu xong để quá lâu, vật dụng chứa thức ăn không sạch… cũng có thể là nguyên nhân gây tiêu chảy.

Đọc thêm

Cách dùng vỏ măng cụt chữa tiêu chảy hiệu quả, an toàn

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được bệnh tiêu chảy có lây không và tiêu chảy lây qua đường nào.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *