Tiểu đường ăn bắp được không?

Tiểu đường ăn bắp được không?

Tiểu đường ăn bắp được không?

Không ít người thắc mắc liệu bị tiểu đường ăn bắp được không vì sợ vị ngọt của bắp sẽ khiến lượng lượng đường trong máu tăng lên.

Bạn đang đọc: Tiểu đường ăn bắp được không?

Đái tháo đường (tiểu đường) type 2 là căn bệnh mạn tính với số lượng người mắc phải không ngừng tăng lên mỗi năm. Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường rất quan trọng bởi góp phần thiết yếu trong mục tiêu kiểm soát chỉ số đường huyết. Bên cạnh các thực phẩm tốt như trái cây tươi (táo, chuối, cam, quýt, bưởi, chà là) và rau xanh thì vẫn có những băn khoăn khác, bao gồm tiểu đường ăn bắp được không?

Bài viết sau, Kenshin.vn sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên cũng như bày bạn cách ăn bắp tốt cho người tiểu đường.

Tiểu đường ăn bắp được không?

Tiểu đường ăn ngô được không? Mặc dù bắp (ngô) chứa nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe nhưng loại thực phẩm này lại được xếp vào nhóm chứa tinh bột, và chỉ số đường huyết của bắp cũng khá cao (chỉ số GI của bắp = 69). Ăn bắp có tăng đường không? Bắp (ngô) được xếp vào nhóm thực phẩm có thể làm tăng đường huyết sau khi ăn.

Theo các chuyên gia, chỉ số đường huyết của thực phẩm (Glycemic Index – chỉ số GI), phản ánh mức độ ảnh hưởng của thực phẩm chứa tinh bột đến đường huyếtNếu ăn quá nhiều thực phẩm có chỉ số đường huyết cao và không biết cách kiểm soát khẩu phần ăn, người bị tiểu đường có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm như mù lòa, suy thận hoặc tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Vậy, người bệnh tiểu đường ăn bắp được không? Chúng ta không thể phủ nhận lợi ích của bắp (ngô) đối với sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường. Thậm chí, bạn vẫn có thể bổ sung bắp vào trong bữa ăn nhưng nên chú ý về số lượng để không làm tăng lượng đường trong máu.

Tác dụng của bắp (ngô) đối với người bệnh tiểu đường

Tiểu đường ăn bắp được không?

Ngô chứa rất nhiều chất dinh dưỡng lành mạnh, bao gồm chất xơ, sắt, vitamin A và vitamin B-6, choline, natri, folate, kẽm, phốt pho, magiê, mangan và selen. Chưa kể, ngô cũng được liệt kê vào danh sách các loại ngũ cốc nguyên hạt.

Ngô cũng là một nguồn giàu carotenoid và folate, chẳng hạn như lutein và zeaxanthin. Người bị tiểu đường ăn bắp khá tốt cho mắt bởi các chất này đóng vai trò tích cực trong việc duy trì sức khỏe của mắt, cụ thể là thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể, chúng đều là biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, trong hạt bắp còn chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa, hơn hẳn các loại ngũ cốc khác có tác dụng ức chế sự phát triển và hình thành tế bào ung thư từ các gốc tự do gây hại như ung thư phổi, ung thư vú, ung thư trực tràng…

Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường ăn bắp còn cung cấp cho cơ thể thêm chất xơ dồi dào, bao gồm chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Cả 2 loại chất xơ này đều tốt cho hệ tiêu hóa cũng như hạn chế việc cơ thể hấp thụ quá nhiều cholesterol, từ đó thúc đẩy hoạt động tuần hoàn máu, bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bắp (ngô) cũng giống như các loại ngũ cốc nguyên hạt khác, khi được hấp thụ vào cơ thể có dễ làm bạn cảm thấy no, từ đó giảm nhu cầu ăn vặt nên dễ kiểm soát cân nặng. Đây cũng là một giải pháp tốt cho những bệnh nhân đái tháo đường bị béo phì.

Bị tiểu đường ăn bắp bao nhiêu là đủ?

Tìm hiểu thêm: 10 nguyên nhân khiến phụ nữ quyết định chia tay

Tiểu đường ăn bắp được không?

>>>>>Xem thêm: Cách sử dụng tinh dầu bạc hà làm đẹp bây giờ bạn mới biết!

Đối với hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường, một bữa ăn nên có có đầy đủ carbohydrate, protein, chất béo, vitamin và các loại thực phẩm carbohydrate khác nhau như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt. hạt, đậu, sữa chua…

Bắp là một nguồn cung cấp năng lượng, chất xơ, vitamin, khoáng chất, ít chất béo và natri. Người bị tiểu đường ăn bắp, muốn hấp thụ được chất dinh dưỡng và ngăn ngừa tình trạng dung nạp quá nhiều carbohydrate, thì nên theo dõi lượng ngô ăn vào theo từng gam.

Tiểu đường ăn ngô luộc được không hay tiểu đường ăn bắp luộc được không? Câu trả lời là ĐƯỢC. Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, 1/2 chén ngô nấu chín hoặc 1/2 chén ngô luộc chứa 15 gam carbohydrate, trong khi đó, lượng carbohydrate mỗi bữa được khuyến nghị cho người tiểu đường dao động từ 45 đến 60 gam nên bệnh nhân vẫn có thể ăn khoảng 1/2 chén ngô luộc mỗi bữa.

Mặc dù ngô có chứa nhiều chất bột đường không tốt cho người bệnh tiểu đường nhưng điều đó không có nghĩa là bạn hoàn toàn cắt bắp ra khỏi thực đơn dinh dưỡng và chỉ nên ăn khoảng 1/2 chén là vừa đủ.

Mặt khác, cách ăn bắp khi bị tiểu đường tốt cho sức khoẻ của bạn bao gồm:

  • Khi đã có bắp trong bữa ăn, bạn cần hạn chế các loại thực phẩm giàu carbohydrate khác.
  • Chỉ ăn khoảng nửa quả bắp mỗi ngày và không ăn quá thường xuyên. Bằng cách này, bạn vừa đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể vừa không làm tăng lượng đường trong máu.
  • Bị tiểu đường ăn bắp nên kết hợp cùng rau xanh, trái cây, sữa ít béo.
  • Uống nhiều nước.

Hi vọng bài viết này đã cung cấp được cho bạn những kiến thức hữu ích để giúp bạn bớt đắn đo về vấn đề người tiểu đường ăn bắp, nhờ đó, lên được một thực đơn đầy đủ dưỡng chất, cân bằng và lành mạnh cho người tiểu đường để giúp kiểm soát tốt đường huyết.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *