Tiểu đường ăn khoai lang được không là vấn đề gây tranh cãi khá nhiều bởi nhiều người sợ khoai lang chứa nhiều tinh bột và đường. Thực tế, người tiểu đường có ăn được khoai lang không, thay cơm được không?
Bạn đang đọc: Tiểu đường ăn khoai lang được không? Tác dụng của khoai lang
Nhiều người cho rằng bị tiểu đường phải kiêng tuyệt đối khoai lang, một số khác lại cho rằng có thể ăn nhưng cần hạn chế trong khi một số lại khuyên nên ăn khoai lang càng nhiều càng tốt. Vậy ý kiến nào đúng? Hãy cùng tìm hiểu!
Nội Dung
Người tiểu đường ăn khoai lang được không?
Khoai lang có chứa nhiều chất xơ và các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, nổi bật là beta-carotene.
Nếu bạn đang băn khoăn không biết người bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không thì câu trả lời là ĐƯỢC. Dù khoai lang có nhiều carbohydrate nhưng những người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn trong chừng mực cho phép. Bởi vì hàm lượng chất xơ cao trong khoai lang giúp cơ thể no lâu, giảm thiểu tối đa lượng thức ăn khác nạp vào. Đặc biệt, tác dụng của khoai lang với người tiểu đường là lượng chất xơ này không làm tăng đột ngột đường huyết sau khi ăn bằng cách làm chậm quá trình tiêu hóa đường và tinh bột.
Ngoài ra, tác dụng của khoai lang với người bệnh tiểu đường còn phải kể đến những thành phần:
- Carotenoids có chức năng điều hòa đường huyết, làm giảm sự kháng insulin.
- Vitamin C và beta-carotene giúp nâng cao hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe của mắt. Đặc biệt, đây còn là 2 chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng loại bỏ gốc tự do gây nguy hại cho tế bào.
- Một lượng lớn chất sắt, giúp các tế bào hồng cầu tạo ra oxy và vận chuyển chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể.
- Nhiều protein thực vật, giúp no lâu và thúc đẩy giảm cân, từ đó làm tăng độ nhạy insulin.
Không những vậy, một số loại khoai lang còn được chứng minh là có lợi cho những người bị rối loạn đường huyết và người béo phì. Ngoài giá trị dinh dưỡng, khoai lang có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Tiểu đường ăn khoai lang thay cơm được không, ăn khoai như thế nào?
Sau khi đã trả lời được vấn đề bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không thì bạn cũng nên biết cách ăn sao cho đúng. Bởi vì, dù được đánh giá là tốt cho sức khỏe nhưng nó vẫn chứa tinh bột. Do đó, bạn phải kiểm soát khẩu phần ăn hàng ngày để tránh gặp phải những tác dụng không mong muốn đối với đường huyết.
Loại khoai lang nào phù hợp với người bị tiểu đường?
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu cảnh báo thiếu máu não thoáng qua bạn không nên bỏ qua
>>>>>Xem thêm: Tất cả những điều bạn cần biết về bệnh viêm nha chu
Người bị tiểu đường ăn khoai lang được không còn phụ thuộc vào việc bạn chọn loại khoai lang nào. Dưới đây là 3 loại khoai lang phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường mà bạn có thể cân nhắc:
Khoai lang cam
Tiểu đường có được ăn khoai lang không nếu là khoai lang cam? Khoai lang cam là loại khoai lang phổ biến với lớp vỏ màu nâu đỏ ở bên ngoài và màu cam ở bên trong. Nếu so sánh với khoai tây, khoai lang cam có hàm lượng chất xơ cao hơn. Đây cũng là loại thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp. Do đó, khoai lang cam được xem là lựa chọn tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường.
Khoai lang tím
Tiểu đường ăn khoai lang tím được không? Khoai lang tím có màu tím ở cả bên trong lẫn bên ngoài. Khoai lang tím có chỉ số đường huyết thậm chí còn thấp hơn khoai lang cam. Đặc biệt, ngoài các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe, khoai lang tím chứa anthocyanins, một hợp chất polyphenolic có thể ngăn ngừa nguy cơ béo phì và bệnh tiểu đường type 2 bằng cách cải thiện tình trạng kháng insulin.
Hãy đọc thêm: Tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2, bệnh nào nguy hiểm hơn?
Khoai lang Nhật
Tiểu đường ăn được khoai lang Nhật không? Khoai lang Nhật hay còn được gọi là khoai lang trắng, vỏ màu tím và bên trong có màu vàng. Chủng khoai lang này có chứa caiapo, một chất có thể làm giảm đáng kể mức đường huyết lúc đói. Bên cạnh đó, caiapo cũng được chứng minh là có thể làm giảm cholesterol trong máu.
Với những thông tin trên, hi vọng bạn đã biết rõ bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không và nên chọn loại khoai lang nào tốt cho người bệnh tiểu đường. Chúc bạn có những lựa chọn dinh dưỡng phù hợp để kiểm soát đường huyết ổn định.