Tiểu đường không phụ thuộc insulin là gì? Có nguy hiểm không?

Tiểu đường không phụ thuộc insulin là gì? Có nguy hiểm không?

Tiểu đường không phụ thuộc insulin là gì? Có nguy hiểm không?

Bên cạnh những khái niệm quen thuộc như tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2, tiểu đường thai kỳ,… thì tên gọi tiểu đường không phụ thuộc insulin lại rất ít người biết đến. Thật ra, đây cũng là một dạng tiểu đường quen thuộc. 

Bạn đang đọc: Tiểu đường không phụ thuộc insulin là gì? Có nguy hiểm không?

Vậy, bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin là gì, nên ăn gì và những lưu ý khác xung quanh việc quản lý bệnh? Mời bạn cùng Kenshin.vn tìm hiểu nhé!

Bệnh đái tháo đường, hay tiểu đường không phụ thuộc insulin là gì?

Bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin là gì? Bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin (hay đái tháo đường không phụ thuộc insulin) thực ra là tên gọi khác của tiểu đường tuýp 2. Sở dĩ có tên gọi như vậy là vì quá trình điều trị không bắt buộc phải cung cấp insulin hoàn toàn từ bên ngoài vào qua đường tiêm giống như tiểu đường tuýp 1. Tuýp 2 là loại tiểu đường phổ biến, chiếm đến 90% tổng số người mắc bệnh.

Tiểu đường không phụ thuộc insulin (tuýp 2) là một rối loạn chuyển hóa di truyền, đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết và đề kháng với insulin. Bệnh thường khởi phát sau 40 tuổi.

Bệnh nhân có nhiều triệu chứng khác nhau và thường kèm theo béo phì, tăng mỡ máu và tăng huyết áp. Theo những bằng chứng lâm sàng hiện có, nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin là do sự đề kháng insulin và giảm sản xuất insulin. 

Tiểu đường không phụ thuộc insulin là gì? Có nguy hiểm không?

Điều trị bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin như thế nào?

Việc quản lý đường huyết ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin có thể bao gồm:

  • Các biện pháp không dùng thuốc: Lập kế hoạch bữa ăn để đạt được cân nặng phù hợp, sao cho tổng lượng carbohydrate cung cấp 50-60% năng lượng hằng ngày; hạn chế chất béo bão hòa và cholesterol xấu (từ động vật, đồ ăn chế biến sẵn là chủ yếu); ăn nhạt. Bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn người bệnh tập thể dục sao cho phù hợp với độ tuổi và tình trạng tim mạch.
  • Theo dõi liên tục đường huyết: Tự kiểm tra và đo đường huyết bằng máy đo tại nhà, tái khám thường xuyên với bác sĩ.
  • Thuốc: Nếu đã thay đổi chế độ ăn và lối sống theo hướng dẫn của bác sĩ mà chỉ số đường huyết vẫn cao (ví dụ như từ 7 mmol/L trở lên lúc đói), bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc hạ đường huyết đường uống. Bạn có thể chỉ cần dùng một loại thuốc hoặc kết hợp 2 loại hay nhiều hơn tùy tình trạng cụ thể.
  • Insulin: Mặc dù gọi là bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin nhưng cũng có những trường hợp vẫn phải tiêm insulin. Cụ thể, tiêm insulin tạm thời được dùng ở thời điểm chỉ số đường huyết rất cao cần hạ nhanh, có ca phẫu thuật hoặc phụ nữ mang thai. Trong khi đó, tiêm insulin dài hạn được áp dụng cho những bệnh nhân liên tục có triệu chứng tăng đường huyết hoặc chỉ số đường huyết cao mặc dù đã ăn kiêng, uống thuốc tiểu đường dạng viên nhiều loại mà không đáp ứng.
  • Ngoài ra, nếu có các yếu tố khác đi kèm, người bệnh cũng cần dùng thuốc để kiểm soát. Chúng có thể bao gồm thuốc hạ mỡ máu, thuốc hạ huyết áp,…

Tiểu đường không phụ thuộc insulin có nguy hiểm không?

Nhìn chung, bệnh tiểu đường tuýp 2 thường phát triển âm thầm trong nhiều năm nên hầu hết người bệnh chỉ phát hiện khi đã có biến chứng, phổ biến là tê bì tay chân, mờ mắt, kiến bu nước tiểu, ăn nhiều, đói nhiều, tiểu nhiều, mệt mỏi. Lúc này, nhiều cơ quan trên cơ thể bị ảnh hưởng vì đường huyết cao trong thời gian dài.

Bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin (tuýp 2) có thể gây ra nhiều biến chứng khác nhau nếu không được kiểm soát tốt. Trong đó phải kể đến:

  • Nhiễm toan ceton do đái tháo đường, hội chứng tăng áp lực thẩm thấu xảy ra do đường huyết rất cao, có thể đe dọa tính mạng
  • Hạ đường huyết
  • Nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, huyết áp cao và xơ vữa động mạch.
  • Bệnh thận mạn tính, nguy cơ phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận nếu nặng
  • Bệnh võng mạc tiểu đường
  • Biến chứng bàn chân tiểu đường, có nguy cơ cắt cụt chi

và nhiều biến chứng khác trên toàn cơ thể.

Chi tiết về ảnh hưởng của bệnh tiểu đường tới sức khỏe và tuổi thọ của người bệnh, mời bạn xem tiếp TẠI ĐÂY.

Tuy nhiên, ý thức về việc kiểm tra sức khỏe định kỳ ngày càng tăng. Rất nhiều người chủ động đo đường huyết tại các cơ sở y tế và phát hiện được tình trạng tăng đường huyết từ sớm. Điều này góp phần làm giảm tỷ lệ tiền tiểu đường tiến triển thành tiểu đường tuýp 2 thật sự và gây ra nhiều biến chứng, từ đó giảm mức độ nguy hiểm của bệnh.

Bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin nên ăn gì?

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu chi tiết về viêm da mủ để điều trị đúng, hiệu quả

Tiểu đường không phụ thuộc insulin là gì? Có nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: Ho cấp tính là gì ? Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh

Không phải mắc bệnh tiểu đường là phải kiêng hoàn toàn một món ăn nào đó. Bạn vẫn có thể thưởng thức món yêu thích với một số mẹo xây dựng thực đơn, chế biến món ăn trở nên lành mạnh hơn.

Lời khuyên chung cho chế độ dinh dưỡng của người bệnh tiểu đường là lựa chọn thực phẩm ít chất bột đường, ít chất béo bão hoà, nhiều chất xơ. Nên lựa chọn nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (chỉ số GI). Theo đó, bệnh nhân nên ăn nhiều vào chất xơ từ rau xanh, củ quả hay ngũ cốc nguyên hạt.

Với mỗi nhóm thực phẩm giàu tinh bột, giàu đạm, chất béo và vitamin sẽ có loại có chỉ số GI cao, trung bình hoặc thấp. Nhóm trung bình và thấp sẽ là lựa chọn an toàn cho bạn.

Cụ thể, bạn có thể xem tại bài viết: Dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường: Nên ăn gì và kiêng gì?

Ngoài lưu ý bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin nên ăn gì ra, bạn cũng cần tính toán khối lượng thực phẩm cho phù hợp. Đơn giản nhất, hãy chọn một chiếc đĩa chứa vừa đủ tổng lượng đồ ăn mà bạn ăn được, chia nửa đĩa là rau, ¼ là đạm và ¼ là tinh bột. Hãy ăn rau và canh trước, tinh bột sau cùng để làm chậm quá trình hấp thu đường vào cơ thể, từ đó không gây tăng đường huyết đột ngột sau khi ăn.

Dưới đây, Kenshin.vn sẽ gợi ý cho người bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin nên ăn gì vào bữa sáng, bữa trưa và bữa tối.

Thực đơn bữa sáng cho người bệnh tiểu đường

Bạn có thể ăn:

  • Một chén ngũ cốc nguyên hạt cùng với sữa
  • Hai lát bánh mì đen hoặc bánh mì nguyên cám phết dầu oliu
  • Một hũ sữa chua không đường cùng với trái cây
  • Hai lát bơ với một quả trứng luộc
  • 1 tô phở/bún/mì,… với lượng bánh phở/bún/mì ít lại khoảng 1 chén,…
  • Thực đơn bữa trưa cho người bệnh tiểu đường

    Bạn có thể ăn:

    • Bánh sandwich kèm salad ức gà hoặc cá ngừ với thật nhiều rau
    • Một đĩa salad mì ống nhỏ
    • Súp
    • Một miếng bít tết cá hồi hoặc cá ngừ cùng salad
    • Cơm gạo lứt hoặc khoai lang, nhiều rau xanh cùng đạm nạc như cá, thịt nạc, ức gà,…
    • Hay đơn giản với người Việt là 1 bữa cơm trưa truyền thống với lượng cơm giảm từ 1 chén trở xuống.

    Thực đơn bữa tối cho người bệnh tiểu đường

    Bạn có thể ăn:

    • Gà nướng đã bỏ da kèm rau, thêm một củ khoai tây
    • Thịt bò xào rau củ, cơm gạo lứt
    • Bánh ngô và salad
    • Cá hồi và rau, kèm mì ống nguyên cám
    • Cà ri, đậu xanh, cơm gạo lứt
    • Hoặc 1 bữa cơm trưa truyền thống với lượng cơm giảm từ 1 chén trở xuống.

    Ngoài 3 bữa ăn chính, bạn có thể ăn các loại trái cây có chỉ số GI thấp hoặc trung bình với lượng vừa phải để nhận được nhiều vitamin cùng khoáng chất cho cơ thể.

    Bạn có thể muốn xem thêm:

    Người bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì?

    Những người bị tiểu đường tuýp 2, ngoài 3 bữa chính, hạn chế ăn vặt, có thể ăn thêm bữa phụ nếu cảm thấy đói. Chúng có thể là một hũ sữa chua không đường, các loại hạt hay trái cây ít ngọt, bánh ăn kiêng cho người tiểu đường,…

    Hi vọng những thông tin trong bài viết này hữu ích cho bạn. Nhìn chung, bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin không phải là một bệnh xa lạ mà là tên gọi khác của bệnh tiểu đường tuýp 2, và sẽ không nguy hiểm nếu luôn được kiểm soát tốt. Hãy nắm vững những nguyên tắc điều trị bệnh, ăn uống có kỷ luật, tập thể dục, tái khám và dùng thuốc đúng chỉ định để luôn sống khỏe mạnh.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *