Chuối là một loại trái cây giàu dưỡng chất, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, vì chuối có vị ngọt tự nhiên và chứa nhiều carbohydrate đơn nên không ít người đặt ra câu hỏi: Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn chuối được không?
Bạn đang đọc: Tiểu đường thai kỳ ăn chuối được không? Mẹo ăn chuối an toàn cần nhớ
Tiểu đường thai kỳ là bệnh tiểu đường được chẩn đoán lần đầu tiên trong thời kỳ mang thai. Khi mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, mẹ bầu phải tuân theo một chế độ ăn uống nghiêm ngặt để tránh lượng đường trong máu gia tăng đột ngột gây những biến chứng thai kỳ nguy hiểm. Vậy, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn chuối được không? Mời bạn tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Kenshin.vn để có được câu trả lời.
Nội Dung
Lợi ích của chuối đối với sức khỏe
Trước khi tìm hiểu tiểu đường thai kỳ ăn chuối được không, cùng điểm qua một số lợi ích nổi bật của loại quả này đối với sức khỏe. Chuối là một loại quả phổ biến ở nước ta, giàu các dưỡng chất như:
- Carbohydrate
Những chất dinh dưỡng này giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh trong thai kỳ, đồng thời góp phần làm giảm một số biến chứng phát sinh khi mang thai. Bên cạnh đó, chuối còn mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu như:
- Giảm buồn nôn và ốm nghén
- Hỗ trợ điều trị thiếu máu thai kỳ
- Cung cấp axit folic giúp phát triển trí não thai nhi
- Cải thiện hệ tiêu hóa mẹ bầu
- Ngăn ngừa chứng ợ nóng
- Cung cấp năng lượng
- Ổn định huyết áp
Bạn có thể xem thêm
Trái cây dành cho bà bầu bị tiểu đường là gì? Ăn bao nhiêu 1 ngày là đủ?
Giải đáp: Tiểu đường thai kỳ ăn chuối được không?
Với những công dụng tuyệt vời mà chuối mang lại, liệu thai phụ bị tiểu đường thai kỳ ăn chuối được không?
Trước tiên, cần hiểu rằng, tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường (glucose) trong máu cao xảy ra trong quá trình mang thai. Mặc dù chuối (cũng như các loại trái cây khác) có chứa đường, nhưng là đường fructose chứ không phải đường glucose. Fructose không làm tăng lượng đường trong máu như glucose vì hai loại đường này được cơ thể chuyển hóa khác nhau. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều chuối nói riêng và trái cây nói chung cùng một lúc, lượng đường trong máu có thể tăng lên.
Cũng vì điều này mà các chuyên gia cho rằng, câu trả lời cho vấn đề “Tiểu đường thai kỳ có được ăn chuối không?” là mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ có thể ăn chuối ở mức độ vừa phải.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng:
Bạn có thể xem thêm
Tiểu đường thai kỳ ăn lựu được không? Mẹ bầu cần lưu ý những gì?
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn chuối như thế nào cho an toàn?
Tìm hiểu thêm: Cách giảm đau lưng sau sinh mổ hiệu quả giúp mẹ thoải mái nghỉ ngơi
>>>>>Xem thêm: Viêm đa dây thần kinh hủy myelin mạn tính (CIDP)
Như vậy là bạn đã biết được câu trả lời cho vấn đề tiểu đường thai kỳ ăn chuối được không. Thực tế, để chuối trở thành món ăn an toàn đối với thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ, mẹ bầu cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Ưu tiên ăn chuối xanh (dùng để nấu canh, hầm xương) hoặc chuối vừa chín tới, vì chuối càng chín nhiều càng có chỉ số đường huyết thực phẩm cao.
- Nên ăn chuối tươi, nguyên trái thay vì ăn chuối đã chế biến như chuối khô, bánh chuối, kẹo (kẹo chuối), chè (chè chuối), sinh tố…
- Không ăn chuối đã để tủ lạnh nhiều ngày hoặc khi vỏ đã sậm màu.
- Chỉ nên ăn 1 quả chuối cỡ trung bình hoặc ½ quả chuối lớn/lần, và ăn từ 1-2 khẩu phần/ngày. Tuy nhiên, hãy đảm bảo tham khảo ý kiến bác sĩ về khẩu phần phù hợp với tình trạng sức khỏe cá nhân trước khi ăn.
- Không nên ăn quá nhiều chuối trong cùng một lần và cũng không nên ăn chuối cùng lúc với những loại trái cây nhiều đường khác.
- Chỉ nên ăn chuối vào buổi xế (cách bữa sáng hoặc bữa trưa 2 giờ). Nếu ăn chuối trong bữa cơm thì cần cắt giảm lượng cơm tương ứng để cân bằng lượng đường nạp vào cơ thể.
- Có thể kết hợp ăn chuối với các loại hạt dinh dưỡng và sữa chua không đường để giúp giữ lượng đường trong máu ở mức thấp.
Bạn có thể xem thêm
Gợi ý 9 đồ ăn vặt lành mạnh, bổ dưỡng cho bà bầu bị tiểu đường
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được tiểu đường thai kỳ ăn chuối được không và các mẹo ăn chuối ăn toàn cho người bị tiểu đường thai kỳ.