Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không? Mẹ bầu lưu ý gì khi ăn?

Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không? Mẹ bầu lưu ý gì khi ăn?

Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không? Mẹ bầu lưu ý gì khi ăn?

Không giống như khoai tây, khoai lang khá giàu carbohydrate cũng như chất xơ. Hương vị ngọt ngào của loại củ này cũng góp phần làm thỏa mãn cơn thèm ngọt khi mang thai. Tuy nhiên, vẫn có không ít thắc mắc rằng liệu bà bầu bị tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không bởi đây là tình trạng sức khỏe cần được đặc biệt quan tâm. 

Bạn đang đọc: Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không? Mẹ bầu lưu ý gì khi ăn?

Tiểu đường thai kỳ là một loại bệnh tiểu đường phát triển trong thời gian mang thai, khi lượng đường trong máu của mẹ bầu quá cao. Bệnh tiểu đường thai kỳ thường được chẩn đoán trong tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ.

Bên cạnh sự hỗ trợ của bác sĩ thì việc kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ thông qua sự cẩn trọng khi lựa chọn thực phẩm sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của chính bạn và em bé. Nếu bạn là người yêu thích khoai lang nhưng lại băn khoăn liệu tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không, bởi dù sao đây vẫn là loại thực phẩm có vị ngọt, thì hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau của Kenshin.vn nhé.

Giá trị dinh dưỡng của khoai lang

Các thành phần dinh dưỡng trong 100 gram khoai lang sống là:

  • Năng lượng: 64 kcal
  • Protein: 0,91g
  • Tổng lipid (chất béo): 0g
  • Carbohydrate: 16,36g
  • Chất xơ: 2,7g
  • Đường: 3,64g
  • Canxi: 24mg 
  • Sắt: 0,5mg
  • Natri: 64mg
  • Calo: 86 
  • Bên cạnh đó, khoai lang còn chứa nhiều khoáng chất có lợi khác, chẳng hạn như: vitamin A, E và C…

    Lợi ích của khoai lang với bà bầu

    Một số lợi ích cơ bản mà khoai lang mang đến cho bà bầu gồm:

    • Vitamin A: Việc bổ sung thực phẩm giàu vitamin A như khoai lang có thể giúp duy trì mô, sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi và cũng hỗ trợ quá trình trao đổi chất của mẹ bầu.
    • Kali: Phụ nữ mang thai cần nhiều kali hơn so với bình thường. Khoai lang chứa kali, giúp cân bằng lượng chất lỏng bên trong cũng như hỗ trợ điều hòa huyết áp.
    • Cung cấp axit folic: Mẹ bầu cần 400mcg axit folic mỗi ngày để ngăn ngừa nguy cơ dị tật cột sống và 100g khoai lang chứa 40 đến 90 mcg axit folic. Do vậy, việc thỉnh thoảng thưởng thức loại củ này là một ý kiến khá hay.
    • Chỉ số glycemic (GI) thấp: Thực phẩm với chỉ số glycemic (GI) thấp như khoai lang được xem là món ăn khá lý tưởng bởi chúng sẽ không làm cho lượng đường trong máu tăng vọt sau khi ăn. 

    Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không?

    Tìm hiểu thêm: Yellow Flag là gì? Dấu hiệu “cờ vàng” trong mối quan hệ

    Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không? Mẹ bầu lưu ý gì khi ăn?

    >>>>>Xem thêm: Popper là gì? Sử dụng Popper trong cộng đồng MSM

    Dẫu thường được ví von là “thực phẩm cho người nghèo”, khoai lang lại có giá trị dinh dưỡng cao hơn khoai tây khá nhiều. Bên cạnh đó, loại củ này còn dễ bị hiểu nhầm rằng không tốt cho bệnh nhân đái tháo đường bởi vị ngọt tự nhiên mặc dù chúng có chỉ số đường huyết (GI) thấp hơn khoai tây.

    Khoai lang có hàm lượng chất xơ gần như gấp đôi khoai tây và lượng canxi cũng cao gấp 4 lần so với khoai tây. Yếu tố này làm cho khoai lang trở nên hữu ích hơn đối với phụ nữ mang thai mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ vì bà bầu thường bị táo bón và cũng cần phải bổ sung canxi cho sự phát triển của thai nhi lẫn bản thân.

    Khoai lang cũng có tác dụng chống tăng huyết áp, có lợi ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là những người mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, vì họ dễ bị tăng huyết áp. Do vậy, nếu bạn đang thắc mắc tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không thì câu trả lời chính là có. 

    Có thể bạn quan tâm: Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì để kiểm soát tốt đường huyết?

    Mách mẹ bầu cách ăn khoai lang khi bị tiểu đường thai kỳ

    Sau khi tìm hiểu tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không, bạn cũng đừng bỏ qua việc ăn khoai lang bao nhiêu là đủ cũng như cách ăn khoai an toàn, chẳng hạn như cần lưu ý:

    • Không ăn khoai sống
    • Nên ăn khoai luộc hoặc hấp
    • Không ăn khoai đã mọc mầm
    • Tham khảo bác sĩ về khẩu phần khoai lang phù hợp vì mỗi mẹ bầu sẽ có một thể trạng khác nhau. 

    Tỷ lệ thai phụ bị ảnh hưởng bởi đái tháo đường thai kỳ ở Việt Nam

    Bệnh đái tháo thai kỳ (GDM) ảnh hưởng đến khoảng 20% phụ nữ mang thai ở Việt Nam và đang gia tăng trên toàn cầu. GDM là tình trạng lượng đường trong máu cao có thể phát triển trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, nhưng phổ biến hơn trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba và sẽ biến mất ngay sau khi sinh con.

    Tuy nhiên, bệnh gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ và thai nhi vì có thể cản trở sự phát triển của thai nhi đồng thời làm xuất hiện các biến chứng trong khi sinh. Để quản lý bệnh đái tháo đường tốt hơn nhằm giúp quá trình sinh nở thuận lợi, bạn hãy đo đường huyết thường xuyên, có chế độ ăn uống hợp lý và tuân thủ lịch khám thai định kỳ nhé!

    Phương Uyên/Kenshin.vn

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *