Tiểu đường uống trà được không? 6 loại trà tiểu đường thông dụng

Tiểu đường uống trà được không? 6 loại trà tiểu đường thông dụng

Tiểu đường uống trà được không? 6 loại trà tiểu đường thông dụng

Kiểm soát đường huyết không chỉ nhờ vào thuốc mà còn liên quan đến chế độ ăn uống hằng ngày. Nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng một số loại trà tiểu đường có tác dụng làm chậm tiến triển của bệnh. Chúng bao gồm những loại trà nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

Bạn đang đọc: Tiểu đường uống trà được không? 6 loại trà tiểu đường thông dụng

Tiểu đường uống trà được không? 

Các loại trà nói chung đã được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh có tác dụng hỗ trợ giảm đường huyết, góp phần chống lại bệnh tiểu đườngcác biến chứng của nó thông qua các cơ chế như: 

  • Tăng cường hoạt động của insulin
  • Cải thiện tình trạng kháng insulin 
  • Kích hoạt đường truyền tín hiệu insulin 
  • Bảo vệ tế bào β đảo tụy.
  • Loại bỏ các gốc tự do và giảm viêm. 

Ngoài ra, những loại trà cho người tiểu đường nói riêng còn mang đến những lợi ích sức khỏe như: 

  • Duy trì huyết áp ổn định và khỏe mạnh
  • Ngăn ngừa hình thành cục máu đông 
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch
  • Giảm nguy cơ phát triển ung thư.
  • Uống trà gì để hạ đường huyết? Những loại trà tiểu đường tốt nhất 

    1. Trà tiểu đường: Trà xanh 

    Tiểu đường uống trà được không? 6 loại trà tiểu đường thông dụng

    Tiểu đường có uống được trà xanh không thì một nghiên cứu tại Nhật Bản đã chứng minh người uống trên 6 cốc trà xanh trở lên mỗi ngày có thể giảm 33% nguy cơ mắc phải tiểu đường tuýp 2 so với người chỉ uống 1 cốc mỗi tuần. 

    Cũng vì thế mà trà xanh còn được gọi trà dành cho tiểu đường của Nhật Bản.

    Một nghiên cứu khác tại Đài Loan cho biết người có thói quen uống trà xanh trong 10 năm có vòng eo nhỏ hơn và tỷ lệ mỡ thấp hơn, ít nguy cơ bị béo phì và tiểu đường hơn. 

    Dựa trên nghiên cứu tổng quan đã cho thấy trà xanh thực sự có thể làm giảm đường huyết, HbA1c và insulin lúc đói, từ đó giúp kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn. Trà xanh chính là một gợi ý tuyệt vời cho món trà tiểu đường. 

    2. Trà tiểu đường: Trà đen 

    Trà đen và trà xanh được xem là đem lại lợi ích sức khỏe như nhau. Trong đó, thành phần trà đen chứa nhiều theaflavins (chiếm 68,4% polyphenol trong trà) có tác dụng hạ đường huyết bằng cách ức chế hoạt động của các gốc tự do. Đồng thời, trà đen cũng làm giảm nguy cơ tiểu đường tuýp 2 bằng cách ngăn ngừa béo phì.  

    3. Trà hoa dâm bụt 

    Tìm hiểu thêm: Viêm loét dạ dày khi mang thai gây khó chịu cho mẹ bầu

    Tiểu đường uống trà được không? 6 loại trà tiểu đường thông dụng

    Trà tiểu đường từ hoa dâm bụt không chỉ có vị chua ngọt nhẹ dễ uống mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhờ vào thành phần giàu chất chống oxy hóa, vitamin A, vitamin B và vitamin C cùng các khoáng chất như đồng, kẽm. Cụ thể với tiểu đường, trà tiểu đường từ hoa dâm bụt khô có tác dụng giúp điều hòa huyết áp, giảm cholesterol máu và ngăn ngừa biến chứng của tiểu đường. 

    Một ly trà hoa dâm bụt mỗi ngày sẽ là đề xuất phù hợp nếu bạn muốn thưởng thức loại trà được mệnh danh chống oxy hóa số một này. 

    4. Trà hoa cúc cho người bị tiểu đường

    Một nghiên cứu gần đây đã công bố rằng uống trà hoa cúc hằng ngày có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng của tiểu đường tuýp 2 trên thị lực, tim mạch và thận. 

    Các nhà nghiên cứu ở Anh và Nhật Bản đã thực hiện nghiên cứu tác dụng chiết xuất hoa cúc trên chuột bị tiểu đường. Kết quả cho thấy khả năng cắt giảm đường máu và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu để chứng minh tác dụng của trà hoa cúc đối với tiểu đường và bạn không nên lạm dụng loại trà này như một cách chữa bệnh. 

    5. Trà gừng 

    Người tiểu đường có uống được trà gừng không? Gừng không chỉ được dùng như một loại gia vị mà một tách trà gừng còn mang lại cảm giác ấm nóng, sảng khoái cho người dùng. Đặc biệt, đây cũng là một món trà tiểu đường nhờ vào các tác dụng có lợi như:

    • Kiểm soát đường huyết.
    • Kích thích tiết insulin.
    • Ngăn ngừa đục thủy tinh thể – một trong các biến chứng của tiểu đường trên thị lực.

    Ngoài ra, gừng cũng là một trong các loại thực phẩm có chỉ số GI thấp – an toàn đối với bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, một lưu ý nhỏ khi dùng gừng trong món trà tiểu đường là chúng có thể làm hạ đường huyết quá mức nếu bạn đang dùng thuốc điều trị tiểu đường. Do đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thảo mộc hỗ trợ điều trị tiểu đường nào nhé! 

    6. Trà tiểu đường Rooibos

    Tiểu đường uống trà được không? 6 loại trà tiểu đường thông dụng

    >>>>>Xem thêm: Bất sản sụn

    Rooibos là một loại trà thảo mộc làm từ lá của một loại cây bụi phổ biến ở Nam Phi, có lợi cho việc giảm cân. Và giảm cân là một yếu tố quan trọng giúp cho những người trong giai đoạn tiền tiểu đường trì hoãn hoặc ngăn ngừa sự phát triển của tiểu đường tuýp 2. 

    Ngoài ra, trà rooibos được xem là trà tiểu đường bởi thành phần hoạt chất aspalathin trong nó. Đây là một loại flavonoid được nghiên cứu khoa học chứng minh có khả năng đảo ngược tình trạng kháng insulin ở gan. Trà Rooibos sẽ giúp đảo ngược các biến chứng liên quan rối loạn chuyển hóa.

    Kenshin.vn tin rằng những thông tin trên đây có thể giúp bạn có thêm những kiến thức thú vị về những món trà tiểu đường. Việc ăn uống với người tiểu đường như một “liều thuốc” quan trọng, vì vậy hãy khéo léo hơn trong việc lựa chọn các loại thức ăn đồ uống để khoẻ mạnh hơn, bạn nhé!

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *