Tìm hiểu cấu tạo khớp gối – Khớp lớn nhất trong cơ thể

Tìm hiểu cấu tạo khớp gối – Khớp lớn nhất trong cơ thể

Tìm hiểu cấu tạo khớp gối – Khớp lớn nhất trong cơ thể

Khớp gối là khớp lớn nhất trong cơ thể chúng ta. Nó rất dễ bị chấn thương vì phải chịu một áp lực rất lớn, đồng thời đảm nhiệm vai trò giữ cho cơ thể chuyển động linh hoạt. Khi đi bộ, khớp gối phải chịu tải trọng đến 1,5 lần tải trọng cơ thể. Vậy cấu tạo khớp gối ra sao mới có thể giúp khớp này duy trì hoạt động khỏe mạnh? 

Bạn đang đọc: Tìm hiểu cấu tạo khớp gối – Khớp lớn nhất trong cơ thể

Hãy cùng Kenshin.vn tìm hiểu rõ hơn về cấu tạo của khớp đầu gối và những lưu ý để chăm sóc sức khỏe cho khớp gối nhé!

Cấu tạo khớp gối

Cấu tạo khớp gối ở người là một loại khớp hoạt dịch bản lề, có nghĩa là những cử động của đầu gối gần giống với bản lề cửa là đóng mở cửa và một ít chuyển động xoay.  

Cấu tạo khớp gối: Xương đầu gối

Cấu tạo khớp gối ở người là một loại khớp hoạt dịch bản lề, có nghĩa là những cử động của đầu gối gần giống với bản lề cửa là đóng mở cửa và một ít chuyển động xoay.

Cấu tạo khớp gối: Xương, sụn, dây chằng, gân và các mô khác.

Trong cấu tạo khớp gối gồm có 4 xương, nằm xung quanh đầu gối gồm:

  • Xương đùi là xương dài nhất trong cơ thể. Các đầu tròn ở cuối xương (gần đầu gối) được gọi là lồi cầu. Trong cấu tạo khớp gối, lồi cầu của xương đùi được bao phủ bởi sụn khớp.
  • Xương chày (xương ống chân) là xương kéo dài từ đầu gối xuống mắt cá chân. Đỉnh xương chày được tạo thành từ hai mặt phẳng diện khớp bao bọc bởi sụn khớp (trong khớp gối), đính kèm là 2 sụn chêm chữ C giúp hấp thụ các chấn động lên chân và đầu gối.
  • Xương bánh chè (chỏm đầu gối) một xương bán phẳng, hình tam giác có thể di chuyển khi đầu gối uốn cong. Chức năng chính của nó là đòn bẩy nhằm tăng lực tác động của cơ tứ đầu (giúp duỗi thẳng hoặc mở rộng đầu gối).
  • Xương mác là một xương dài, mỏng ở cẳng chân ở phía bên, chạy dọc theo mặt của xương chày từ đầu gối đến mắt cá chân.

Sụn đầu gối 

Sụn khớp là bộ phận vừa dẻo vừa trơn nằm giữa các xương cho phép các xương này di chuyển nhịp nhàng lên nhau mà không sợ bị đau. Nếu lớp sụn khớp này bị mòn đi, cử động khớp có thể bị đau và hạn chế (trường hợp này được gọi là viêm khớp). 

  • Sụn chêm giữa là cấu trúc hình lưỡi liềm được làm từ sụn sợi nằm ở mặt trong trong cấu trúc khớp gối. Bộ phận này hoạt động như một bộ giảm xóc ở đầu gối và tăng thêm sự ổn định cho khớp gối. Nó được gắn vào xương chày cũng như bao khớp của đầu gối.  
  • Sụn chêm bên nằm trên mâm chày bên với cấu trúc và chức năng tương tự như sụn chêm giữa nhưng có phần cơ động hơn. 

Ngoài ra, các sụn chêm này cùng với nhau tạo ra một ổ nông trên xương chày chứa phần cuối của xương đùi, giúp cho cấu tạo khớp gối ổn định hơn. 

Tìm hiểu cấu tạo khớp gối – Khớp lớn nhất trong cơ thể

Dây chằng đầu gối 

Dây chằng là những sợi mô bền, chặt và có độ đàn hồi cao dùng để gắn xương với xương và giúp chúng ổn định hơn trong cấu tạo khớp gối. Trong cấu tạo khớp gối, khi mà các xương và sụn có tinh linh hoạt cao thì cần thiết có sự hỗ trợ về tính ổn định và sức mạnh từ hệ thống dây chằng. Hệ thống này bao gồm: 

  • Dây chằng bên trong xương chày giúp ổn định phần cấu trúc bên trong của khớp gối. 
  • Dây chằng bên cạnh (dây chằng bao xơ) đảm bảo sự ổn định cho cấu trúc bên ngoài của khớp gối.
  • Dây chằng chéo trước (ACL) nằm ở trung tâm của đầu gối và ngăn chặn xương chày chuyển động quá mức về phía trước.
  • Dây chằng chéo sau (PCL) nằm ở trung tâm của đầu gối và ngăn chặn sự dịch chuyển về phía sau quá mức của đầu gối.
  • Dây chằng sao (hoặc gân cơ tứ đầu) gắn cơ tứ đầu vào xương bánh chè. 
  • Bao khớp – một cấu trúc dày, dạng sợi, bao bọc xung quanh khớp gối. 

Cơ trong cấu tạo khớp gối 

Có hai nhóm cơ chính xung quanh đầu gối là cơ tứ đầu và cơ gân kheo. 

  • Cơ tứ đầu là tập hợp của 4 cơ ở mặt trước của đùi và có nhiệm vụ giữ thẳng khớp đầu gối bằng cách co đầu gối cong về từ dạng tư thế duỗi thẳng. 
  • Cơ gân kheo (Cơ hamstring) là một nhóm gồm 3 cơ ở mặt sau của đùi cung cấp chuyển động ngược lại với cơ tứ đầu.

Gân trong cấu tạo khớp gối

Đây là một loại mô có tính đàn hồi nhằm nối cơ với xương và giữ cho chúng được ổn định. Xung quanh khớp đầu gối cũng có nhiều gân giúp ổn định khớp. Trong đó, quan trọng nhất là gân cơ tứ đầu – nó cung cấp cho đầu gối chuyển động để duỗi thẳng. 

Bao hoạt dịch khớp gối 

Hệ thống bao hoạt dịch có tới 13 bao hoạt dịch ở khớp gối và phức tạp. Những túi chứa đầy chất lỏng này đệm khớp và giúp giảm ma sát giữa cơ, xương, gân và dây chằng.

Các cử động của khớp gối 

Khớp gối đóng vai trò rất quan trọng trong các chuyển động sống như đi đứng, ngồi, chạy và nhảy. Trong đó khi di chuyển, cử động chủ yếu của khớp gối à gấp và duỗi. Cử động xoay ngoài và xoay trong chỉ thực hiện được khi gập đầu gối.

Các tình trạng bệnh lý và hội chứng thường gặp ở khớp gối 

Tìm hiểu thêm: Bạn có biết thuốc là yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình điều trị?

Tìm hiểu cấu tạo khớp gối – Khớp lớn nhất trong cơ thể

Do có nhiều cấu trúc bên trong cấu tạo khớp gối mà khớp gối cũng gặp nhiều vấn đề y tế khác nhau, thường gặp là các trường hợp: 

  • Thoái hóa khớp gối.
  • Tràn dịch khớp gối gây sưng tấy.
  • Rách sụn chêm khớp gối.
  • Những tiếng lộp bộp trong khớp gối (còn được gọi là crepitus) kèm theo sưng, đau có thể là dấu hiệu của viêm xương khớp gối. 

Ngoài ra, đầu gối còn có thể gặp phải các chấn thương như: 

  • Chấn thương dây chằng chéo trước.
  • Chấn thương dây chằng chéo sau.
  • Gãy xương, rạn nứt xương.

Thói quen sinh hoạt giúp bảo vệ sức khỏe khớp gối

Tìm hiểu cấu tạo khớp gối – Khớp lớn nhất trong cơ thể

>>>>>Xem thêm: Đau tinh hoàn là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Để hạn chế nguy cơ đau, viêm, sưng và thoái hóa ở đầu khớp, dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn nâng cao sức khỏe cho khớp gối: 

  • Duy trì cân nặng hợp lý để tránh áp thêm trọng lực cho đầu gối của bạn. 
  • Hoạt động thể chất thường xuyên giúp duy trì, nâng cao sức mạnh và mức độ chuyển động của đầu gối. 
  • Tập luyện một số bài tập tăng cường sức mạnh cơ đùi, cơ tứ đầu, cơ gân kheo và cơ bụng, bảo vệ sụn đầu gối. 
  • Duy trì tư thế đi, đứng, ngồi tốt. Tập pilates, yoga, thái cực quyền và các bài tập như plank và duỗi lưng cũng có thể giúp cải thiện tư thế của bạn. 
  • Mang giày thoải mái và đúng size chân, tránh mang giày cao gót quá nhiều. 
  • Nếu bạn bị đau và sưng ở đầu gối, hãy tạm dừng đi bộ, chạy hoặc bất kỳ hoạt động có tác động mạnh nào khác mà bạn đang thực hiện. Thay vào đó hãy thực hiện giảm đau theo nguyên tắc RICE: Nghỉ ngơi, chườm đá, nẹp, kê cao chân và uống thuốc giảm đau không kê đơn (nếu cần). 

Hy vọng các thông tin trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo khớp gối và cách để duy trì, nâng cao sức khỏe của khớp này nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *