Tìm hiểu chức năng đại tràng

Tìm hiểu chức năng đại tràng

Trong quá trình tiêu hóa, giai đoạn hấp thu các chất dinh dưỡng cho cơ thể là rất quan trọng. Nhưng có thể bạn không biết rằng việc loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể cũng quan trọng không kém. Đây là lý do tại sao đại tràng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu chức năng đại tràng

Chức năng đại tràng là để hấp thu bớt các chất lỏng và loại bỏ các chất thải (phân) khỏi cơ thể của bạn. Điều này là cần thiết để duy trì cơ thể khỏe mạnh. Khi bạn bị ung thư đại trực tràng, chức năng này bị suy yếu, dẫn đến sự tích tụ của các chất thải độc hại trong cơ thể và có thể đe dọa tính mạng. Dưới đây là một số thông tin chi tiết hơn về đại tràng.

Chức năng của đại tràng là gì?

Đại tràng có đường kính lớn hơn nhiều so với ruột non, nhưng cũng ngắn hơn nhiều. Đại tràng là một ống cơ dài khoảng 1,8 mét và có đường kính trung bình 5cm.

Thông qua quá trình co bóp của đại tràng, chức năng đại tràng là loại bỏ độc tố trong ruột, hệ thống máu và bạch huyết. Quá trình này được điều khiển bởi các dây thần kinh của đại tràng và có thể kép dài khoảng 12 giờ đến 36 giờ. Đại tràng là phần cuối cùng của hệ tiêu hóa.

Đại tràng được chia thành bốn phần: đại tràng lên, đại tràng ngang, đại tràng xuống và đại tràng sigma. Đại tràng trải dài từ phần dưới bên phải của bụng. Đây là nơi ruột non đổ các chất dinh dưỡng vào phần đầu tiên của đại tràng lên (còn gọi là manh tràng). Đại tràng lên bắt đầu từ manh tràng đến bờ dưới gan. Sau đó, đại tràng uốn cong sang bên trái và đi ngang bụng gọi là đại tràng ngang. Đại tràng xuống bắt đầu từ bên trái phía trên của bụng (bờ dưới của lách) đi xuống xương chậu. Nối tiếp theo đó là đại tràng sigma. Đại tràng sigma đổ vào trực tràng – nơi các chất thải được loại trừ hoàn toàn ra khỏi cơ thể của bạn.

Khi thức ăn đi qua ruột già, nó được chuyển đổi thành các chất thải hoặc phân. Sau đó, nó đi tới đại tràng sigma, lưu trữ ở đó. Sau đó, các chất thải được đổ vào trong trực tràng khi có nhu động ruột. Hiện tượng này diễn ra một lần hoặc hai lần mỗi ngày.

Đại tràng hấp thụ nước, khoáng chất và tạo ra phân sau đó thải ra ngoài. Đại tràng có khoảng 60 loại vi khuẩn hỗ trợ quá trình tiêu hóa, thúc đẩy sản xuất chất dinh dưỡng quan trọng, duy trì sự cân bằng acid-base, và ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn có hại.

Những vi khuẩn này đóng một vai trò rất quan trọng trong đại tràng, ví dụ chúng sản xuất axit folic và chất dinh dưỡng khác từ thực phẩm, bao gồm vitamin K và các loại vitamin B. Có 2 loại vi khuẩn phổ biến nhất ở đại tràng gọi là Bacillus coli và B. acidophillus.

Thói quen đi tiêu bình thường là có thể đi 2–3 lần một ngày. Thường là sau mỗi bữa ăn. Phân có thể đi ra ngoài dễ dàng và có cảm giác sạch hậu môn. Phân có màu nâu nhạt, dài và đường kính lớn. Phân dễ bị vỡ khi dội nước.

Điều gì xảy ra khi bạn bị ung thư đại trực tràng?

Ung thư đại trực tràng xảy ra ở đại tràng hoặc đại tràng thấp gần trực tràng. Nó là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong do ung thư. Quỹ Nghiên Cứu Ung thư Quốc tế (WCRF) cho biết ung thư đại trực tràng là loại ung thư phổ biến đứng hàng thứ ba với báo cáo gần 1,4 triệu trường hợp mắc phải trong năm 2012.

Polyp là sự phát triển bất thường của các mô ở lớp lót thành bên trong của đại tràng hoặc trực tràng. Chúng là những khối u lành tính, nhưng đôi khi có thể chuyển thành ung thư. Tuy nhiên, điều này không thường xảy ra. Có rất nhiều loại polyp như polyp tuyến (loại này có thể biến đổi thành ung thư và bản thân nó được coi là tiền ung thư), polyp tăng sản và polyp viêm. Các bác sĩ thường loại bỏ trọn khối polyp để phòng trường hợp nó chuyển thành ung thư sau này.

Loạn sản đại tràng là hiện tượng một điểm trên niêm mạc đại tràng có các tế bào phát triển bất thường dưới kính hiển vi. Những tế bào này chưa phải là ung thư. Tuy nhiên, chúng có thể thay đổi thành ung thư qua thời gian. Những người đã mắc phải các bệnh như viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn trong nhiều năm có thể xuất hiện các tế bào loạn sản.

Hội chứng ruột kích thích là tình trạng tự nhiên xuất hiện những cơn co bóp tự phát của đại tràng hoặc cũng có thể do mất đi sự co bóp của các cơ đại tràng.

>>>>>Xem thêm: Rối loạn cương dương: Nguyên nhân, Chẩn đoán, Điều trị

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *