Tìm hiểu nguyên nhân nhồi máu cơ tim để biết cách phòng ngừa

Tìm hiểu nguyên nhân nhồi máu cơ tim để biết cách phòng ngừa

Tìm hiểu nguyên nhân nhồi máu cơ tim để biết cách phòng ngừa

Nguyên nhân nhồi máu cơ tim thường gặp nhất liên quan đến bệnh động mạch vành. Tuy nhiên, rất nhiều yếu tố khác có khả năng làm tăng nguy cơ gặp phải cơn đau tim này. Hiểu biết về những nguy cơ gây ra hiện tượng nhồi máu cơ tim sẽ giúp bạn có biện pháp phòng ngừa tốt.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu nguyên nhân nhồi máu cơ tim để biết cách phòng ngừa

Nhồi máu cơ tim hay (hay cơn đau tim) là hiện tượng một người đột nhiên có các triệu chứng đau thắt ngực, khó thở do động mạch vành ở tim bị tắc nghẽn hoàn toàn hay có lưu lượng máu đến tim rất thấp. Đây là một tình trạng nguy hiểm cần được can thiệp cấp cứu ngay. Khoảng 15% bệnh nhân không kịp đến bệnh viện điều trị và tử vong nhanh chóng sau khi các triệu chứng xuất hiện.

Bạn có thể quan tâm: Dấu hiệu nhồi máu cơ tim thầm lặng bạn đừng chủ quan.

Vậy đâu là nguyên nhân khiến cho nhồi máu cơ tim diễn ra? Liệu bạn có thể phòng ngừa và hạn chế nguy cơ gây ra các vấn đề tim mạch như thế? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim là gì?

Sự tắc nghẽn đột ngột trong động mạch vành thường là do cục máu đông (huyết khối) chặn hoàn toàn dòng chảy của máu. Các cục máu đông hình thành bên trong mạch vành vốn đã hẹp do xơ vữa động mạch – khi các mảng chất béo tích tụ, bám dọc theo thành trong mạch máu.

Lưu lượng máu trong động mạch vành giảm thấp có thể xảy ra khi tim đập quá nhanh hay huyết áp quá thấp. Nếu nhu cầu oxy lớn hơn so với mức cung cấp, cơn nhồi máu cơ tim hay đau tim sẽ diễn ra mà không cần sự hiện diện của cục máu đông. Những người bị xơ vữa động mạch cũng dễ bị nhồi máu cơ tim vì lý do này.

Các yếu tố dẫn đến xơ vữa động mạch và tắc nghẽn mạch vành

Tìm hiểu nguyên nhân nhồi máu cơ tim để biết cách phòng ngừa

Bệnh mạch vành hay xơ vữa động mạch là nguyên do hàng đầu dẫn đến hiện tượng nhồi máu cơ tim. Và một số yếu tố nguy cơ khiến bệnh mạch vành có nhiều khả năng hình thành, phát triển là:

  • Hút thuốc
  • Chế độ ăn nhiều chất béo như cholesterol xấu (LDL), triglycerid, chất béo chuyển hóa
  • Đái tháo đường
  • Tăng huyết áp
  • Thừa cân, béo phì
  • Lười vận động

Các nguyên nhân nhồi máu cơ tim khác

Một số nguyên nhân khác ít gặp phải trong các trường hợp bị đau tim bao gồm:

Sử dụng trái phép chất kích thích

Các chất kích thích, gây nghiện như cocain, amphetamine, methamphetamine… có thể khiến cho động mạch vành bị hẹp lại, cản trở dòng chảy của máu đến tim. Điều đó có thể kích thích cơn nhồi máu cơ tim diễn ra.

Sử dụng cocaine trái phép gây nhồi máu cơ tim cũng là một trong những lý do gây đột tử ở người trưởng thành trẻ tuổi.

Thiếu oxy trong máu (giảm oxy máu)

Khi nồng độ oxy trong máu giảm thấp do ngộ độc khí carbon monoxide (CO) hay phổi bị suy giảm chức năng sẽ dẫn đến tim không nhận đủ lượng oxy cần thiết. Do đó, các cơ tim sẽ bị tổn thương và chết, gây ra cơn nhồi máu cơ tim.

Tuổi tác

Nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cũng tăng dần theo tuổi tác. Nguy cơ này cao hơn ở đàn ông sau 45 tuổi và phụ nữ sau 55 tuổi.

Tiền sử gia đình

Nếu gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh tim sớm, khả năng bạn gặp phải các vấn đề tim mạch như nhồi máu cơ tim cũng cao hơn. Đặc biệt khi có người thân mắc bệnh tim trước 55 tuổi ở nam hay trước 65 tuổi ở nữ.

Dấu hiệu và triệu chứng của cơn đau tim cũng như khả năng sống sót ở mỗi trường hợp sẽ không giống nhau, tùy thuộc vào vị trí, mức độ tắc nghẽn ở động mạch vành.

Bạn có thể phòng ngừa nhồi máu cơ tim bằng cách nào?

Tìm hiểu thêm: Tập thể dục ra mồ hôi nhiều có giảm cân không? Ra nhiều mồ hôi có tốt không?

Tìm hiểu nguyên nhân nhồi máu cơ tim để biết cách phòng ngừa

>>>>>Xem thêm: Buồn ngủ sau khi ăn: Chuyện bình thường!

Hãy nhớ, không bao giờ là quá trễ để bạn thực hiện các biện pháp phòng ngừa các bệnh tim mạch nói chung hay nhồi máu cơ tim nói riêng, đặc biệt khi bạn từng trải qua tình trạng này trước đó.

Những cách giúp bạn giảm thiểu nguy cơ gây nhồi máu cơ tim là:

Bỏ hút thuốc lá

Tập luyện, vận động thể chất thường xuyên

Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, tốt cho sức khỏe tim mạch

Giảm cân nếu bạn thừa cân hoặc duy trì cân nặng khỏe mạnh

Quản lý, kiểm soát nồng độ cholesterol, huyết áp và/ hoặc đường huyết nếu bạn có các bệnh lý liên quan

Thăm khám sức khỏe định kỳ

Bạn có thể quan tâm: Điểm danh 14 siêu thực phẩm tốt cho tim mạch.

Bên cạnh đó, bạn có thể dùng một số thuốc để phòng ngừa bệnh tim mạch, hỗ trợ chức năng cho tim nếu từng có tổn thương trước đó. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn sử dụng bất kỳ loại thuốc nào và kiểm tra sức khỏe theo đúng lịch hẹn.

Nhìn chung, bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ của nguyên nhân nhồi máu cơ tim. Để đảm bảo sự thay đổi lối sống, chế độ ăn uống hay dùng thuốc của bạn hợp lý, hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ tim mạch. Đừng quên khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện các vấn đề ngay từ sớm để điều trị tốt hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *