Tên thường gọi: La hán quả, quang quả mộc miết, lo han guo, lo han kuo, luo han guo, lor hon kor, si wei ruo guo, ra kan ka, monk fruit, arhat fruit, momordica fruit, Momordicae grosvenori fructus, trái ma thuật.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu về la hán quả: Thảo mộc thích hợp để giải nhiệt
Tên khoa học : Momordica grosvenori Swingle.
Họ: Bí (Cucurbitaceae)
Nội Dung
Tìm hiểu chung
Mô tả cây
La hán là một cây mọc leo, đặc sản ở vùng Quảng Tây, Quế Lâm, Trung Quốc. Loài cây này được trồng lấy quả và dùng chế biến thành các loại nước giải khát rất tốt. Quả có vỏ cứng nhỏ, đường kính khoảng 4–6cm, hình cầu hay hơi trái xoan.
Hiện nay, la hán quả được chế biến thành nhiều dạng chế phẩm hay bán ở dạng quả khô để dùng pha nước giải khát khá phổ biến.
Thành phần hóa học
Trong quả la hán có khoảng 25–38% đường, saponin tritecpen (mogroside V có độ ngọt rất cao), chất nhầy, protein, vitamin C và nhiều nguyên tố vi lượng khác.
Vị ngọt tự nhiên của saponin tritecpen rất phù hợp cho người bị đái tháo đường nên người bệnh có thể sử dụng loại quả này làm nước uống.
Tác dụng, công dụng
Tác dụng, công dụng của la hán quả là gì?
Theo kinh nghiệm lâu đời của những người dân tộc vùng Quế Lâm, Trung Quốc, la hán quả pha nước uống có tác dụng chữa sốt, làm dịu cổ họng, long đờm, chữa ho, có thể uống quanh năm ở mọi đối tượng.
Trong Đông y, loại quả này có vị ngọt, tính mát, quy vào phế, đại tràng. Nó có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, nhuận tràng thông tiện. Do đó, la hán quả đem lại công dụng tốt cho các trường hợp cảm sốt, viêm khí quản, ho gà, lao phổi gây ho, viêm họng, mất tiếng, ho nhiều đờm, táo bón và dùng được cho người đái tháo đường.
Ngoài ra, quả có hàm lượng calo và glycemic thấp nên được sử dụng làm chất tạo ngọt trong đồ uống và thực phẩm nấu chín.
Liều dùng
Liều dùng thông thường
Không có thử nghiệm nào được tiến hành để xác định liều lượng thích hợp khi dùng la hán quả. Liều thông thường khoảng 9–15g/ ngày, có thể đem sắc hoặc hãm nước uống. Bạn cũng có thể sử dụng quả này để pha trà.
Cách sử dụng
Tìm hiểu thêm: Điều trị bệnh dịch tả: không khó nếu làm kịp thời
>>>>>Xem thêm: TOP 6 tác dụng của bắp cải trong ngăn ngừa và điều trị bệnh
Bạn có thể dùng la hán quả để nấu thành nước giải khát hoặc giảm nhẹ một vài tình trạng sức khỏe.
Cách nấu nước la hán quả
Để chế biến quả này món nước giải khát, trước tiên bạn nên chọn những quả có kích thước to, tròn, ấn vào cảm giác cứng chắc, khi lắc không có tiếng kêu để thành phẩm sau khi nấu ra được ngon miệng.
Trà la hán quả
- Bước 1: Rữa kỹ vỏ ngoài để làm sạch phần lông
- Bước 2: Tách quả ra thành 2–4 phần, bạn cũng có thể dùng tay bóp nát.
- Bước 3: Cho la hán quả vào bình, sau đó rót từ 1–1,5 lít nước sôi. Tùy thuộc vào khẩu vị mà bạn có thể thêm bớt số lượng quả cho ngọt vừa miệng.
- Bước 4: Để yên khoảng 5-10 phút và thưởng thức, thêm đá nếu muốn dùng lạnh.
Trà hoa cúc la hán quả
Để làm trà hoa cúc, bạn cần có chuẩn bị 1 quả la hán phơi khô cùng khoảng 25g hoa cúc. Sau đó chế biến như sau:
- Bước 1: Rửa sạch 2 nguyên liệu trên, sau đó cắt la hán quả thành 5–8 lát.
- Bước 2: Bỏ trái la hán vào nồi cùng 1,5 lít nước đun sôi, để lửa nhỏ trong 30 phút. Sau đó bỏ hoa cúc vào và tiếp tục đun thêm 10 phút nữa
- Bước 3: Khi đã đến giờ, tắt bếp và để nguội. Lọc phần bã để lấy nước uống.
Lưu ý/ thận trọng
Đối tượng không nên sử dụng
Nếu cơ thể có tính “hàn’, bạn nên tránh dùng la hán quả để tránh các vấn đề về tiêu hóa.
Trước khi dùng la hán quả, bạn nên biết những gì?
Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu:
Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng la hán quả với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
Mức độ an toàn
Không có đủ thông tin việc sử dụng la hán quả trong thời kỳ mang thai và cho con bú, tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
Tương tác
La hán quả có thể tương tác với gì?
Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng.