Rối loạn khớp thái dương hàm hay viêm khớp thái dương hàm là một tình trạng gây đau ở khớp hàm và hạn chế hoạt động của các khớp, cơ kiểm soát cử động hàm. Phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm được đề ra với mục đích chủ yếu là làm giảm cơn đau và tạo cảm giác dễ chịu cho bệnh nhân.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu về phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm
Trong hầu hết các trường hợp, cơn đau liên quan đến viêm khớp thái dương hàm là tạm thời và có thể thuyên giảm bằng các phương pháp điều trị không phẫu thuật. Phẫu thuật thường chỉ là lựa chọn cuối cùng sau khi các biện pháp khác đã thất bại.
Nội Dung
Phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm bao gồm những gì?
Trong một số trường hợp, các triệu chứng viêm khớp thái dương hàm có thể biến mất mà không cần điều trị. Nếu bệnh không thuyên giảm, bác sĩ sẽ đề xuất phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm với nhiều lựa chọn khác nhau, thường là kết hợp nhiều cách để nâng cao hiệu quả.
Chúng có thể bao gồm:
Thuốc điều trị viêm khớp thái dương hàm
Thuốc xuất hiện trong hầu hết phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm. Chúng có tác dụng giảm đau hiệu quả.
Một số loại thuốc được bác sĩ kê đơn phổ biến bao gồm:
- Thuốc giảm đau chống viêm. Nếu thuốc giảm đau chống viêm không kê đơn như paracetamol không đủ để giảm đau, bác sĩ có thể chỉ định thuốc giảm đau mạnh hơn trong thời gian ngắn như ibuprofen.
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng. Những loại thuốc này, ví dụ như amitriptyline, chủ yếu được sử dụng trong điều trị trầm cảm. Tuy nhiên, với liều lượng thấp, thuốc này giúp giảm đau, kiểm soát chứng nghiến răng và mất ngủ – là hai yếu tố làm tăng nguy cơ viêm khớp thái dương hàm.
- Thuốc giãn cơ. Nhóm thuốc giãn cơ (Eperison, Tolperison,…) thường được sử dụng trong vài ngày hoặc vài tuần để giúp giảm đau do co thắt cơ vùng thái dương hàm tạo ra.
- Thuốc kháng sinh. Nếu do nguyên nhân vi khuẩn, thuốc kháng sinh được đưa ra trong phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm nhằm làm giảm viêm nhiễm do vi khuẩn gây nên. Nó cũng có hiệu quả nhất định trong việc tiêu phù. Dược chất thường hay sử dụng là Augmentin và Rodogyl.
- Thuốc chống phù nề. Lên phác đồ điều trị cho bệnh nhân bị sưng viêm nhiều ở hàm, các bác sĩ thường sử dụng cả thuốc chống phù nề. Loại dược phẩm này sẽ giải quyết vấn đề cứng cơ miệng, làm khuôn miệng dễ hoạt động trở lại. Theo đó, hoạt chất alphachymotrypsin thường hay được chỉ định cho người bệnh dùng. Đây là thuốc ngậm vừa hỗ trợ dẫn kháng sinh, vừa trị viêm và giảm phù nề.
Liệu pháp trị liệu
Các liệu pháp trị liệu trong phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm gồm có:
1. Các thiết bị khớp cắn
Khí cụ đặc biệt được gắn trên răng vào buổi tối và khi nghỉ ngơi, giúp cơ nhai được nghỉ ngơi, giảm đau cơ và giảm áp lực cho khớp thái dương hàm. Khí cụ này đặc biệt hữu ích cho những người bị nghiến răng khi ngủ.
2. Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu trong phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm cơ bản là các bài tập để kéo căng và tăng cường sức mạnh của cơ hàm. Bên cạnh đó là biện pháp siêu âm, chườm nóng và chườm đá.
3. Tư vấn
Bác sĩ sẽ giải thích cho bạn hiểu một số hoạt động có thể làm trầm trọng thêm cơn đau ở hàm của bạn và giúp bạn có cách phòng tránh chúng. Ví dụ như nghiến răng, tựa vào cằm hoặc cắn móng tay.
4. Chế độ ăn uống
Ăn uống cũng là một phần quan trọng của phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm. Người bệnh nên:
- Thời gian đầu điều trị người bệnh nên chọn cách nấu ninh nhừ, xay sinh tố hay nấu cháo loãng.
- Cần bổ sung dinh dưỡng từ từ cho người bệnh, đồng thời luyện nhai dần dần, tăng độ cứng ở mức độ nhẹ theo thời gian.
- Khi bệnh dần ổn định, có thể cho sử dụng đồ uống đặc, thức ăn cứng hơn để nhanh chóng trở về cuộc sống ban đầu
- Nên lấy protein từ các loại rau xanh như đậu đỏ, đậu nành thay cho thịt cá.
- Bổ sung nhiều hơn các loại rau tốt cho tiêu hóa như cà rốt, cải bắp, rau ngót…
- Không nên cho bệnh nhân viêm khớp thái dương hàm ăn rau muống.
- Nguồn tinh bột chủ yếu người bệnh nên dùng là gạo trắng. Ở thời điểm này, cần tránh để người bệnh dùng các hạt nguyên cám ít năng lượng.
- Tránh dùng thực phẩm tanh và dễ gây phù nề, viêm nhiễm.
5. Chế độ sinh hoạt
- Người bệnh ngủ nghỉ, ăn uống đúng giờ và vệ sinh răng miệng trước, sau khi ăn theo chỉ dẫn.
- Tập động tác hỗ trợ nhằm tăng khả năng cử động cơ miệng dưới sự giám sát và hỗ trợ từ bác sĩ.
6. Châm cứu
Một chuyên gia được đào tạo về châm cứu sẽ điều trị chứng đau mạn tính bằng cách châm những chiếc kim mỏng như tóc vào những vị trí cụ thể trên cơ thể bạn.
Một nghiên cứu của Cássia Maria Grillo và cộng sự tiến hành vào năm 2014, với 40 bệnh nhân được chẩn đoán viêm khớp thái dương hàm tham gia, chia đều vào 2 nhóm điều trị: dùng máng nhai và châm cứu. Sau 4 tuần điều trị, đánh giá mức độ đau và độ lớn khi mở miệng đều cải thiện ở cả 2 nhóm.
7. Kỹ thuật thư giãn
Trong phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm, việc làm chậm nhịp thở có ý thức và hít thở sâu, đều đặn có thể giúp thư giãn các cơ đang căng thẳng, từ đó có thể giảm đau.
8. Xoa bóp
Xoa bóp khu vực xung quanh khớp hàm để làm giảm sự căng cứng của cơ và tăng lưu thông máu đến khu vực này cũng là cách điều trị hiệu quả. Há miệng và chà xát các cơ quanh KTDH cho đến khi chúng hết co cứng. Ngậm miệng lại và lặp lại massage. Lặp lại các động tác massage nhiều lần trong ngày.
Một nghiên cứu của Cid André Fidelis de Paula Gomes và cộng sự tiến hành vào năm 2014, 28 bệnh nhân viêm khớp thái dương hàm được chia ngẫu nhiên vào 2 nhóm điều trị: xoa bóp và máng nhai. Sau 4 tuần, cả 2 phương pháp đều tăng tầm vận động khớp thái dương hàm so với lúc đầu.
Thủ thuật và phẫu thuật – Lựa chọn cuối trong phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm
Khi các phương pháp điều trị trên không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị tiến hành phẫu thuật để sửa chữa những tổn thương ở khớp thái dương hàm hoặc dùng thủ thuật nhằm kiểm soát triệu chứng. Có nhiều lựa chọn can thiệp khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể và điều kiện kinh tế của từng bệnh nhân.
Tìm hiểu thêm: Leo cầu thang giảm cân được không? Cách leo cầu thang giảm cân hiệu quả
Có những thủ thuật và phẫu thuật được cân nhắc trong phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm là:
- Tiêm khớp, tiêm corticosteroid, thuốc gây tê cục bộ như bupivacain 0.5% hoặc độc tố botulinum loại A (chẳng hạn như botox hay các loại khác) vào cơ hàm để giảm đau do viêm khớp thái dương hàm.
- Chọc dò khớp đưa các kim nhỏ vào khớp để hút dịch khớp và các mảnh vụn ra ngoài.
- Nội soi khớp sử dụng một ống mỏng nhỏ đưa các dụng cụ phẫu thuật nhỏ vào trong khoang khớp để tiến hành loại bỏ các mảnh vụn, đồng thời phá vỡ các chất kết dính ngăn cản cử động bình thường của khớp, rửa khớp bằng nước muối sinh lý.
- Phẫu thuật mở khớp. Nếu cơn đau hàm không được cải thiện khi điều trị bằng các phương pháp điều trị bảo tồn kể trên, phẫu thuật mở khớp sẽ được cân nhắc. Mục đích là để cắt bỏ bao hoạt dịch, nạo đĩa đệm, cắt dính hoặc thay thế khớp. Tuy nhiên, phẫu thuật mở khớp có nhiều rủi ro, cần được cân nhắc rất kỹ lưỡng trước khi tiến hành.
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, đồng thời thảo luận về các lợi ích và rủi ro trước khi lựa chọn một thủ thuật phù hợp trong phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm.
Phòng ngừa viêm khớp thái dương hàm tiến triển nghiêm trọng hơn
>>>>>Xem thêm: 11 công dụng của hàu đối với sức khỏe trẻ em
Bạn có thể giảm triệu chứng và phòng ngừa viêm khớp thái dương hàm trở nên nghiêm trọng hơn bằng cách:
- Tránh lạm dụng cơ hàm. Ăn thức ăn mềm, cắt thức ăn thành nhiều miếng nhỏ; tránh ăn thức ăn dính hoặc dai; tránh nhai kẹo cao su. Tất cả những điều này sẽ giúp giảm áp lực lên cơ hàm.
- Kéo giãn và xoa bóp. Bác sĩ vật lý trị liệu có thể chỉ cho bạn cách thực hiện các bài tập kéo căng và tăng cường sức mạnh của cơ hàm cũng như cách tự xoa bóp để kéo giãn cơ.
- Nhiệt hoặc lạnh. Chườm đá hoặc chườm nóng lên một bên mặt có thể giúp giảm đau.
Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm, cũng như các phương pháp điều trị và cách phòng ngừa hiệu quả nhé!