Tinh hoàn bị sưng hay sưng bìu tinh hoàn là tình trạng phình đại bất thường của túi bìu đựng tinh hoàn. Sưng bìu tinh hoàn có thể xảy ra do chấn thương hoặc do bạn đang mắc bệnh khác.
Bạn đang đọc: Tinh hoàn bị sưng (sưng bìu tinh hoàn)
Định nghĩa
Tinh hoàn bị sưng là gì?
Tinh hoàn bị sưng là khái niệm chỉ tình trạng sưng bìu tinh hoàn. Đây là tình trạng phình lên của túi bìu, do chấn thương hoặc một bệnh lý nào đó. Tình trạng này có thể gây ra bởi sự tích tụ của dịch lỏng, viêm, hoặc một sự tăng trưởng bất thường trong bìu.
Bìu là lớp da bao bọc xung quanh tinh hoàn, là nơi sản xuất, lưu trữ, vận chuyển tinh trùng và kích thích tố sinh dục nam.
Sưng bìu có thể không gây đau hoặc rất đau đớn. Trong đó, sưng đau là tình trạng nghiêm trọng cần phải cấp cứu. Trong trường hợp bị nặng và tùy thuộc vào nguyên nhân, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến hoại tử tinh hoàn.
Những ai thường bị sưng tinh hoàn?
Hiện tượng sưng tinh hoàn có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Triệu chứng và dấu hiệu
Triệu chứng thường gặp khi tinh hoàn bị sưng
Ngoài triệu chứng sưng hay đau ở bìu, bạn có thể gặp một số triệu chứng khác phụ thuộc vào nguyên nhân gây sưng. Triệu chứng phổ biến thường xảy ra cùng với sưng bìu bao gồm xuất hiện một khối u ở tinh hoàn và cảm thấy đau ở tinh hoàn hay bìu.
>>> Đọc thêm: 9 điều thú vị về tinh hoàn nam giới
Khi tình trạng sưng này xuất hiện kèm theo một vài dấu hiệu khác, đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý khác, như:
- Tràn dịch tinh hoàn: tình trạng có chất thanh dịch ở giữa hai lá của màng tinh hoàn. Các triệu chứng của tràn dịch tinh hoàn thường không xuất hiện rõ ràng ở giai đoạn đầu. Một số biểu hiện thông thường bạn có thể thấy chẳng hạn như: túi dịch ở bìu sẽ sưng lên dần hoặc nhanh nhưng không gây đau đớn. Lớp da của bìu không bị viêm, không đổi màu, độ đàn hồi da vẫn bình thường. Nếu ít dịch thì ngoại trừ bìu hơi sưng to hơn bình thường một chút, còn lại tất cả đều bình thường.
- Tinh hoàn bị phù: phù là sự giữ nước liên quan đến toàn bộ bìu. Nguyên nhân có thể do sự tích trữ muối và nước (thường bị suy tim, suy thận, hoặc bệnh gan mạn tính gây ra) hay tắc nghẽn dòng chảy của chất lỏng bạch huyết. Trong cả hai trường hợp, bạn sẽ không cảm thấy đau.
- Viêm tinh hoàn: thường do virus bệnh quai bị gây ra. Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh quai bị. Nếu bạn bị bệnh, tinh hoàn có thể đau và sưng lên và thậm chí là hoại tử.
- Ung thư tinh hoàn: nếu bị ung thư tinh hoàn, bạn sẽ thấy bìu to ra, có cảm giác vướng và nặng bên to. Soi đèn qua bìu, bạn sẽ nhìn thấy một bóng mờ. Bạn nên cảnh giác với ung thư tinh hoàn vì khối u phát triển rất thầm lặng, thường chỉ được phát hiện khi đã có di căn.
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh: gây sưng một trong hai tinh hoàn và thường tinh hoàn bên trái sẽ sưng to, kèm theo cảm giác đau buốt khó chịu, đi tiểu khó khăn.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
>>> Đọc thêm: Nổi mụn ở tinh hoàn phải làm sao?
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu thấy xuất hiện các triệu chứng như:
- Bìu tinh hoàn sưng lên bất thường
- Tình trạng sưng gây đau
- Xuất hiện khối u ở tinh hoàn
Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra sưng bìu tinh hoàn là gì?
Bìu tinh hoàn có thể bị sưng lên vì nhiều lý do. Các nguyên nhân có thể gây ra sưng bìu tinh hoàn bao gồm:
- Chấn thương
- Suy tim sung huyết
- Viêm mào tinh hoàn
- Ung thư tinh hoàn
- Xoắn tinh hoàn
- Thoát vị
- Tràn dịch màng tinh hoàn
- Viêm tinh hoàn
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh
- Biến chứng phẫu thuật vùng sinh dục
>>> Đọc thêm: 7 lý do gây ngứa tinh hoàn
Nguy cơ mắc bệnh
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị sưng bìu tinh hoàn?
Bạn có nguy cơ cao bị sưng bìu nếu:
- Nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục
- Quan hệ tình dục không an toàn
- Bị thoát vị bẹn
- Bị viêm tinh hoàn
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.
Điều trị
Tìm hiểu thêm: Hiruscar Post Acne
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị sưng bìu tinh hoàn?
Phương pháp điều trị tình trạng này sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Nếu tình trạng nhiễm trùng gây sưng, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh. Tình trạng sưng viêm vẫn không giảm, bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc chống viêm.
Các thuốc phù hợp khác có thể sẽ giúp bạn điều trị một số nguyên nhân gây ra bệnh. Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật vẫn có thể cần thiết nếu các nguyên nhân gây bệnh là giãn tĩnh mạch thừng tinh, tràn dịch màng tinh hoàn và thoát vị.
Nếu bạn bị sưng bìu tinh hoàn do ung thư tinh hoàn bác sĩ có thể tiến hành điều trị dựa trên mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm: hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật cắt bỏ khối u.
Điều trị tại nhà: ngoài việc tiếp nhận chăm sóc từ bác sĩ của bạn, vẫn có những điều trị tại nhà có thể giúp bạn, bao gồm:
- Áp đá để làm giảm sưng: thường được sử dụng trong 24 giờ đầu tiên
- Dùng thuốc giảm đau
- Sử dụng một bồn tắm ngồi để giảm sưng
- Tránh các hoạt động gắng sức
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh sưng bìu tinh hoàn?
Bác sĩ sẽ thu thập thông tin về triệu chứng của bạn và khám lâm sàng để chẩn đoán bệnh. Ngoài ra, bác sĩ có thể tiến hành siêu âm bìu tinh hoàn để phát hiện những bất thường bên trong.
Phòng ngừa
>>>>>Xem thêm: Viêm cơ tim
Bạn có thể phòng ngừa sưng bìu tinh hoàn không?
Phòng tránh viêm tinh hoàn không chỉ cần thiết cho người chưa mắc bệnh mà còn cho bệnh nhân sau khi điều trị để hạn chế nguy cơ bệnh tái phát.
Dưới đây là một số gợi ý về cách phòng ngừa sưng bìu tinh hoàn hiệu quả mà bạn nên áp dụng:
- Phòng tránh bệnh bằng cách tiêm chủng cho trẻ ngay từ giai đoạn còn nhỏ. Thường sau khi phát quai bị không lâu sẽ xuất hiện viêm tinh hoàn do virus trực tiếp xâm nhập vào tinh hoàn. Để ngừa bệnh, trẻ em dưới một tuổi cần tiêm chủng để phòng ngừa. Tác dụng của vắc xin là tăng cường khả năng tự miễn của cơ thể. Có thể nói tiêm phòng là biện pháp hữu hiệu nhất trong việc phòng bệnh quai bị và viêm tinh hoàn sau này.
- Hình thành thói quen lành mạnh. Xây dựng những thói quen tốt trong cuộc sống như: không hút thuốc, không uống rượu bia, không ngồi hay đứng quá lâu một chỗ, không quan hệ tình dục quá độ không lạm dụng thủ dâm. Ngoài ra, bạn nên ăn nhiều rau quả tươi và tăng cường lượng vitamin trong cơ thể, nhất là vitamin C giúp tăng khả năng miễn dịch, và đồng thời nên hạn chế đồ chua cay nóng.
- Kiểm tra tinh hoàn. Bạn có thể áp dụng phương pháp xoa bóp tinh hoàn trước khi ngủ hoặc tranh thủ khi tắm. Dùng ngón tay cái ấn nhẹ tinh hoàn theo chiều kim đồng hồ, sau đó ngược chiều kim đồng hồ mỗi lần 10 phút. Nếu trong quá trình xoa bóp thấy cảm giác đau lạ, có khả năng bạn đã bị sưng bìu tinh hoàn hoặc viêm mào tinh hoàn. Khi đó, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào khi tinh hoàn bị sưng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.