Tên thường gọi: Tô mộc
Bạn đang đọc: Tô mộc là cây gì? Tác dụng và vị thuốc từ Tô mộc
Tên gọi khác: Gỗ vang, gỗ nhuộm, cây tô phượng
Tên nước ngoài: Sappan wood, Brazilwood tree, bukkum wood
Tên khoa học: Caesalpinia sappan L.
Họ: Vang (Caesalpiniaceae)
Nội Dung
Tổng quan về dược liệu tô mộc
Tìm hiểu chung về tô mộc
Cây cao khoảng 7–10m, thân có gai. Cành non có lông mịn, có gai ngắn và những lỗ hình chấm trắng. Lá kép lông chim, mọc so le, đầu hơi tròn, mặt trên nhẵn và có lông mịn ở mặt dưới.
Cụm hoa mọc ở đầu cành thành chùm dài 10–15m, rộng 3–4cm, tràng có 5 cánh mỏng màu vàng. Quả hình trứng ngược, thuôn dẹt, rất cứng, dài chừng 5–6cm và có hình dạng giống con dao bầu với sừng nhọn ở đầu. Bên trong quả chứa 3–4 hạt màu nâu.
Mùa hoa vào tháng 4–6, mùa quả khoảng tháng 7–9.
Tô mộc được nhân giống bằng hạt gieo thẳng hoặc trồng cây con vào mùa xuân. Cây không kén đất, dễ trồng, sống khỏe, chịu hạn tốt và ít bị sâu bệnh.
Bộ phận dùng của tô mộc
Tô mộc là lõi gỗ của cây thuốc này. Người ta chặt những cây già, đẽo bỏ phần vỏ và lấy phần gỗ đỏ ở bên trong, cưa thành từng khúc và làm thành từng thanh nhỏ. Cuối cùng đem đi phơi hay sấy khô.
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu tụt huyết áp khi mang thai – Mẹ bầu bị tụt huyết áp nên làm gì?
>>>>>Xem thêm: Hóa trị ung thư và tất cả những gì bạn cần biết
Thành phần hóa học trong tô mộc
Tô mộc chứa tinh dầu, trong đó có d-⍺-phelandren, ocimen, sappanin, brazilin… Ngoài ra, trong dược liệu này còn có tanin, axit galic, chất sappanin, brasilin.
Có tài liệu còn cho thấy tô mộc chứa campestrol, stigmasterol và ꞵ-sitosterol.
Tác dụng, công dụng của tô mộc
Dược liệu tô mộc có những công dụng gì?
Tô mộc có tác dụng như kháng sinh với một số chủng vi khuẩn, chẳng hạn như trực khuẩn bạch hầu, Shigella dysenteriae, tụ cầu vàng, phế cầu, phẩy khuẩn tả, liên cầu tan máu, Bacillus anthracis…
Nhiều nghiên cứu về tô mộc đã cho thấy loài cây này có nhiều tác dụng dược lý như:
- Hỗn hợp sterol phân lập từ lõi gỗ tô mộc có hoạt tính kháng bổ thể
- Brazilin có tính kháng viêm (thử nghiệm trên chuột)
- Gây co bóp tử cung, kháng nội tiết sinh dục (thử nghiệm trên chuột)
- Kháng histamine, kháng lại độc tính của nọc rắn (trên chuột)
- Tăng co bóp tim ếch cô lập, có tác dụng co mạch nhẹ
- Protosappanin A trong tô mộc có tác dụng an thần yếu
- Thử nghiệm lâm sàng trong điều trị đái tháo đường cho thấy dược liệu này có những tác động tích cực như cải thiện rối loạn thị giác ở người bệnh…
Theo y học cổ truyền, tô mộc có vị đắng, chát, hơi ngọt, tính bình, quy vào ba kinh tâm, can và tỳ. Vị thuốc này có tác dụng hành huyết, thông kinh, giảm đau, tán ứ, tiêu sưng.
Nhân dân thường dùng dược liệu này làm thuốc săn da và cầm máu trong trường hợp tử cung chảy máu, mất máu nhiều khi sinh gây choáng váng, hoa mắt. Ngoài ra, đây cũng là vị thuốc dùng chữa đau bụng do kinh nguyệt bế, sau khi sinh huyết ứ trướng đau, chấn thương, ứ huyết, chữa lỵ ra máu, chảy máu ruột, xích bạch đới.
Nước sắc đặc của tô mộc dùng ngoài da để rửa vết thương.
Trong y học cổ truyền Trung Quốc, vị thuốc này dùng để chữa bế kinh đau bụng (phối hợp với các vị thuốc khác), ứ huyết sau khi sinh, các vết thương chảy máu, dùng làm thuốc giảm đau và chống viêm.
Ở Ấn Độ, tô mộc dùng dưới dạng thuốc sắc để chữa lỵ, tiêu chảy và một số bệnh ngoài da.
Liều dùng của tô mộc
Liều dùng thông thường của tô mộc là bao nhiêu?
Liều dùng trung bình khoảng 6–15g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Có thể dùng riêng biệt hay phối hợp cùng các vị thuốc khác. Đôi khi, mọi người chế thành cao lỏng và làm thuốc bôi ngoài.
Ở một số vùng, nhân dân còn dùng dược liệu này để nấu nước uống hàng ngày.
Một số bài thuốc có tô mộc
Tô mộc được sử dụng trong những bài thuốc dân gian nào?
1. Chữa đau bụng kinh, bế kinh
Tô mộc, rễ bưởi bung, rễ bướm bạc mỗi vị 12g, rễ thiên niên kiện, rễ sim sừng mỗi vị 8g. Tất cả sắc lấy nước uống.
Tô mộc 40g, trạch lan 20g, hương phụ 12g. Đem sắc và chia thành 2 lần uống trong ngày.
Tô mộc, hồng hoa, nghệ vàng, nghệ đen, nhục quế mỗi vị 10g. Sắc lấy nước uống.
Tô mộc 12g, củ gấu, ích mẫu, nghệ xanh mỗi vị 16g, ngưu tất 12g (hay cỏ xước 20g), chỉ xác, lá mần tưới mỗi vị 12g. Sắc uống mỗi ngày một thang (dùng 3–5 thang trong một tháng).
2. Chữa ra máu nhiều sau khi sinh
Tô mộc 12g đem sắc với 200ml nước đến khi còn 100ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.
3. Chữa đau bụng từng cơn sau khi sinh
Tô mộc 10g, sơn tra 10g, đương quy (thân) 10g, ngũ linh chi 8g, huyền hổ sách 6g, hồng hoa 3g. Tất cả đem sắc rồi chia thành 3 lần uống trong ngày.
4. Chữa lỵ ra máu
Tô mộc chẻ nhỏ, lá cây phèn đen mỗi vị 20g. Đem sắc uống.
5. Chữa vết thương phần mềm
Tô mộc 20g, sài đất 200g, vòi voi 50g. Tất cả đem sắc với 600ml nước, đun sôi trong 2 giờ còn khoảng 250ml. Lọc bỏ bã rồi bảo quản nước trong chai kín, dùng dần trong vòng 1 tuần. Dung dịch này dùng để rửa vết thương như thuốc sát trùng hay tẩm vào gạc đắp lên vết thương làm săn se niêm mạc.
6. Chữa phong thấp thể nhiệt tý, đau nhức nhiều
Tô mộc 10g, tang chi 20g, tầm gửi cây dâu 15g, ké đầu ngựa, hoàng bá, cối xay, vòi voi mỗi vị 10g, cam thảo đất 8g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
7. Chữa liệt dây thần kinh số VII ngoại biên do sang chấn
Tô mộc 8g, đan sâm, xuyên khung, ngưu tất mỗi vị 12g, uất kim 8g, chỉ xác, trần bì, hương phụ mỗi vị 6g. Sắc uống một thang/ngày.
8. Tiêu viêm, hỗ trợ điều trị gãy xương
Tô mộc 10g, lá móng tay, ngải cứu, huyết giác mỗi vị 12g, nghệ 8g. Có thể uống thuốc sắc hoặc nấu thành cao pha nước uống trong ngày.
Lưu ý, thận trọng khi dùng tô mộc
Khi dùng tô mộc, bạn nên lưu ý những gì?
Để sử dụng tô mộc một cách an toàn và có hiệu quả, bạn nên tham khảo trước ý kiến từ các bác sĩ, thầy thuốc đông y uy tín. Một số thuốc, thực phẩm chức năng hay thảo dược khác mà bạn đang dùng có thể gây ra những tương tác không mong muốn với dược liệu này.
Trong quá trình sử dụng, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, hãy tạm ngưng dùng và thông báo ngay cho bác sĩ.
Mức độ an toàn của tô mộc
Không dùng tô mộc cho phụ nữ có thai, huyết hư không ứ trệ.
Tương tác có thể xảy ra với tô mộc
Tô mộc có thể tương tác với một số thuốc, thực phẩm chức năng hay dược liệu khác mà bạn đang sử dụng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ và thầy thuốc trước khi muốn dùng bất kỳ loại dược liệu nào.
Kenshin không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.