Tổn thương tai do chấn thương khí áp

Tổn thương tai do chấn thương khí áp

Bạn đang đọc: Tổn thương tai do chấn thương khí áp

Tìm hiểu về tình trạng tổn thương tai do chấn thương khí áp

Tổn thương tai do chấn thương khí áp là gì?

Tổn thương tai do chấn thương khí áp là một tình trạng gây khó chịu tai do thay đổi áp lực.

Trong tai mỗi người có một ống eustachian nối giữa tai với họng và mũi. Ống này cũng giúp điều chỉnh áp lực tai. Nếu ống eustachian bị chặn, bạn có thể mắc tổn thương tai do chấn thương khí áp.

Tổn thương tai do chấn thương khí áp là tình trạng phổ biến, đặc biệt là trong môi trường thay đổi độ cao hoặc áp suất. Ở một số người, chấn thương khí áp không ảnh hưởng nghiêm trọng.

Ngược lại, nhiều người có khả năng mắc các biến chứng nặng. Điều quan trọng là bạn cần phải phân biệt rõ giữa các trường hợp cấp tính và mãn tính để biết khi nào cần điều trị y tế.

Triệu chứng tổn thương tai do chấn thương khí áp

Những dấu hiệu và triệu chứng tổn thương tai do chấn thương khí áp là gì?

Nếu mắc tổn thương tai do chấn thương khí áp, bạn có thể cảm thấy áp lực khó chịu bên trong tai. Các triệu chứng phổ biến, thường xảy ra sớm hoặc biểu hiện ở các trường hợp nhẹ đến trung bình, bao gồm:

  • Chóng mặt
  • Cảm giác khó chịu trong tai
  • Mất thính lực nhẹ hoặc khó nghe
  • Cảm giác nghẹt hoặc đầy trong tai

Nếu bệnh tiến triển đủ lâu mà không được điều trị hoặc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, các triệu chứng có thể tăng lên. Các triệu chứng khác có thể xảy ra trong những trường hợp này bao gồm:

  • Đau tai
  • Cảm giác áp lực trong tai, như thể bạn đang ở dưới nước
  • Chảy máu cam
  • Khó nghe hoặc mất thính lực nghiêm trọng
  • Chấn thương màng nhĩ

Sau khi điều trị, gần như tất cả các triệu chứng sẽ biến mất. Mất thính lực do chấn thương khí áp là tình trạng tạm thời và có thể đảo ngược.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu có các triệu chứng sau:

  • Choáng váng, cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Đau đầu, đau mặt hoặc cảm thấy như một hoặc cả hai tai bị nghẹt hoặc đau.
  • Sưng hoặc đau ở bụng hoặc trực tràng.
  • Đau dữ dội ở khớp hoặc cơ.
  • Sưng ở mặt, chân hoặc bàn chân.

Bạn cũng có thể đến gặp bác sĩ nếu có bất kì thắc mắc nào về tình trạng sức khỏe của mình. Cơ địa mỗi người không giống nhau. Tốt nhất, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Ngoài ra, bạn cũng cần đi cấp cứu ngay nếu có các triệu chứng sau:

  • Có máu hoặc dịch chảy từ tai hoặc mũi
  • Thay đổi ở da, chẳng hạn như phát ban hoặc xuất hiện các mảng da màu đỏ hoặc tím.
  • Ho ra máu, khó thở hoặc đau ngực.
  • Cảm thấy buồn ngủ, có những thay đổi trong hành động hoặc gặp khó khăn khi suy nghĩ rõ ràng.
  • Có những cử động mắt kỳ quặc hoặc gặp khó khăn trong việc giữ thăng bằng.
  • Có những thay đổi trong khả năng nghe.
  • Mất cảm giác ở tay hoặc chân.
  • Cổ, vai hoặc ngực sưng lên và giọng nói của bạn thay đổi.

Nguyên nhân gây tổn thương tai do chấn thương khí áp

Nguyên nhân nào gây tổn thương tai do chấn thương khí áp?

Tắc nghẽn ống Eustachian là một trong những nguyên nhân gây ra tổn thương tai do chấn thương khí áp. Ống eustachian giúp cơ thể khôi phục trạng thái cân bằng trong quá trình thay đổi áp suất. Khi ống bị tắc, các triệu chứng bệnh sẽ phát triển do áp lực trong tai khác với áp lực bên ngoài màng nhĩ.

Thay đổi độ cao là nguyên nhân phổ biến nhất gây tắc nghẽn ống Eustachian, chẳng hạn như khi máy bay cất cánh hoặc hạ cánh.

Các tình huống khác có thể gây ra bệnh tổn thương tai do chấn thương khí áp bao gồm:

  • Lặn
  • Đi bộ đường dài
  • Lái xe qua đường đèo núi

Tổn thương tai do chấn thương khí áp khi lặn

Lặn là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tổn thương tai do chấn thương khí áp. Khi bạn lặn, bạn chịu áp lực dưới nước nhiều hơn nhiều so với trên đất liền. Rủi ro chấn thương cao nhất của những người lặn xảy ra ở 4m đầu tiên của chuyến lặn. Các triệu chứng thường phát triển ngay lập tức hoặc ngay sau khi lặn. Để ngăn chặn tình trạng này, bạn nên lặn từ từ, không nên xuống quá nhanh để cơ thể thích nghi với áp suất.

Nguy cơ mắc tổn thương tai do chấn thương khí áp

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ tổn thương tai do chấn thương khí áp?

Bất kỳ vấn đề nào có thể làm tắc nghẽn ống eustachian đều khiến bạn có nguy cơ gặp phải bệnh tổn thương tai do chấn thương khí áp. Những người bị dị ứng, cảm lạnh hoặc nhiễm trùng có thể dễ gặp phải chứng đau tai.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng có nguy cơ mắc phải tình trạng này. Ống eustachian ở trẻ thường nhỏ hơn và khác với người trưởng thành, do đó dễ bị chấn thương hơn.

Chẩn đoán và điều trị tổn thương tai do chấn thương khí áp

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán tổn thương tai do chấn thương khí áp?

Bác sĩ sẽ hỏi nguyên nhân và thời gian bắt đầu các triệu chứng của bạn. Họ cũng muốn biết bạn có dùng thuốc hay mắc các tình trạng sức khỏe khác hay không. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn nhai, nuốt hoặc ngáp để giải phóng không khí từ tai. Bạn cũng có thể cần làm các xét nghiệm sau đây:

  • Kiểm tra tai có để giúp kiểm tra thính giác hoặc kiểm tra mức độ tổn thương tai
  • X-quang giúp kiểm tra xương gãy, dịch hoặc không khí trong xoang, bụng và các khu vực khác trên cơ thể.
  • Chụp CT hoặc MRI giúp bác sĩ nhìn rõ xương, phổi, dạ dày, ruột hoặc mạch máu của bạn. CT sử dụng tia X và MRI sử dụng nam châm cực mạnh để chụp ảnh một khu vực trên cơ thể. Bạn có thể được uống thuốc cản quang để giúp hình ảnh hiển thị tốt hơn. Bạn nên nói cho bác sĩ biết nếu đã từng có một phản ứng dị ứng với thuốc cản quang. Không chụp MRI với bất cứ đồ vật làm bằng kim loại nào vì có thể gây thương tích nghiêm trọng.

Những phương pháp nào giúp phòng ngừa tổn thương tai do chấn thương khí áp?

Đừng đi máy bay hay lặn cho đến khi các triệu chứng của bạn không còn nữa. Bạn có thể không cần điều trị y tế hoặc có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Thuốc có thể giúp giảm đau hoặc sưng, cũng như làm khô dịch trong xoang.
  • Lấy ráy tai để giải phóng áp lực trong tai.
  • Điều trị ù tai giúp làm giảm tiếng ù tai. Bác sĩ có thể cung cấp cho bạn một thiết bị để đặt vào tai để giảm tiếng chuông. Liệu pháp phản hồi sinh học giúp thư giãn cơ mặt và cổ. Bác sĩ cũng có thể sử dụng liệu pháp kích thích thần kinh điện qua da (TENS) gần tai để khắc phục chấn thương khí áp.
  • Liệu pháp oxy giúp tăng mức oxy trong cơ thể và chữa bệnh. Liệu pháp oxy cao áp cũng có thể giúp giảm các triệu chứng của tổn thương tai do chấn thương khí áp.
  • Phẫu thuật có thể cần thiết để phục hồi những tổn thương do chấn thương khí áp. Bạn hãy hỏi bác sĩ để biết thêm thông tin về việc điều trị tổn thương tai do chấn thương khí áp bằng phẫu thuật.

Tổn thương tai do chấn thương khí áp có nguy hiểm không?

Tổn thương tai do chấn thương khí áp thường là tạm thời. Tuy nhiên, các biến chứng có thể phát sinh ở một số người, đặc biệt là trong các trường hợp mãn tính. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể gây ra:

  • Nhiễm trùng tai
  • Thủng màng nhĩ
  • Mất thính lực
  • Đau tái phát
  • Chóng mặt mãn tính và cảm giác mất cân bằng (chóng mặt)
  • Chảy máu tai và mũi

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu bị đau tai hoặc giảm thính lực. Các triệu chứng dai dẳng và tái phát có thể là dấu hiệu của bệnh tổn thương tai do chấn thương khí áp nặng hoặc mãn tính. Bác sĩ sẽ điều trị và cho bạn lời khuyên để giúp ngăn ngừa bất kỳ biến chứng nào.

Phòng ngừa tổn thương tai do chấn thương khí áp

Những biện pháp nào giúp bạn phòng ngừa tổn thương tai do chấn thương khí áp?

Bạn có thể giảm nguy cơ tổn thương tai do chấn thương khí áp bằng cách uống thuốc chống dị ứng hoặc thuốc thông mũi trước khi lặn hoặc bay trên máy bay. Bạn phải luôn luôn kiểm tra với bác sĩ và nhận thức được các tác dụng phụ có thể xảy ra trước khi dùng thuốc mới.

Các biện pháp khác bạn có thể thực hiện để ngăn chặn hoặc giảm bớt tổn thương tai do chấn thương khí áp bao gồm:

  • Lặn xuống từ từ
  • Nuốt, ngáp và nhai khi bạn cảm thấy các triệu chứng của tổn thương tai do chấn thương khí áp. Điều này có thể làm giảm các triệu chứng
  • Thở ra bằng mũi trong khi lên cao
  • Tránh đeo nút tai khi lặn hoặc bay

Kenshin.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

>>>>>Xem thêm: Bạn đã biết gì về xét nghiệm ung thư da?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *