Sốt cao có thể khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng và thiếu năng lượng để làm việc. Liệu có cách hạ sốt nhanh tại nhà hiệu quả giúp bạn phấn khởi, tràn đầy sức sống và khỏe mạnh không?
Bạn đang đọc: Top 10 cách hạ sốt nhanh tại nhà an toàn và hiệu quả
Trong bài viết sau, hãy cùng Kenshin.vn tìm hiểu sốt bao nhiêu độ là cao, những nguyên nhân gây sốt và 10 cách hạ sốt nhanh tại nhà để sớm chấm dứt cơn sốt nhé.
Nội Dung
- 1 Sốt bao nhiêu độ là cao?
- 2 Khi nào cần hạ sốt nhanh?
- 3 Hướng dẫn cách hạ sốt nhanh tại nhà
- 4 10 cách hạ sốt nhanh tại nhà cực kỳ hiệu quả khác
- 4.1 1. Cách hạ sốt nhanh nhờ tắm với nước ấm
- 4.2 2. Cách hạ sốt nhanh bằng ngâm mình trong bồn tắm
- 4.3 3. Cách hạ sốt nhanh bằng trà thảo mộc
- 4.4 4. Cách giảm sốt tại nhà bằng gia vị
- 4.5 5. Cách hạ sốt nhờ uống đủ nước
- 4.6 6. Cách hạ sốt nhanh bằng vitamin C
- 4.7 7. Cách hạ sốt bằng bổ sung Canxi
- 4.8 8. Cách giảm sốt bằng chườm mát
- 4.9 9. Cách hạ sốt nhanh bằng massage
- 4.10 10. Cách hạ sốt nhờ mặc quần áo thoáng mát
- 5 2 sai lầm thường gặp khi thực hiện cách hạ sốt nhanh tại nhà
- 6 Lưu ý khi áp dụng cách hạ sốt nhanh tại nhà
Sốt bao nhiêu độ là cao?
Thân nhiệt bình thường của một người là 37ºC. Tuy nhiên, mức nhiệt này có thể dao động với mỗi người, nằm trong khoảng 36,1°C – 37,2ºC hoặc hơn. Sự thay đổi nhiệt độ này là phụ thuộc vào các yếu tố như mức độ hoạt động và thời điểm đo trong ngày. Thân nhiệt của một người sẽ thấp đi khi càng lớn tuổi.
Vậy sốt bao nhiêu độ là cao? Thân nhiệt của một người được tính là bị sốt khi nhiệt kế chỉ mức 38°C. Nhiệt độ sốt cao sẽ là từ 38,5ºC trở lên.
Tương tự, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chỉ bị sốt khi thân nhiệt dao động ở 38°C. Cụ thể, trẻ sẽ bị sốt khi ở trong từng trường hợp dưới đây:
- Nhiệt độ ở miệng > 37,5°C
- Nhiệt độ ở nách > 37,2°C
- Nhiệt độ ở tai > 38°C
- Nhiệt độ đo ở hậu môn > 38°C
Khi bị sốt, bạn cần nhanh chóng tìm cách hạ sốt tại nhà, tránh trường hợp chủ quan khiến bệnh tiến triển nặng và gây ra những biến chứng như viêm thanh quản, viêm phổi, biến chứng não, co giật, hôn mê sâu, viêm cơ tim, rối loạn nhịp tim…
Khi nhiệt độ cơ thể đạt đến 40ºC trở lên, bạn có thể sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm. Lúc này, bạn không thể áp dụng các cách giảm sốt tại nhà mà cần được đưa đi cấp cứu ngay lập tức.
Khi nào cần hạ sốt nhanh?
Khi đo thân nhiệt, khi nhận thấy những dấu hiệu sau đây, bệnh nhân cần được áp dụng cách hạ sốt gấp:
- Nhiệt độ tại trực tràng, tai hoặc thái dương từ 38 độ C trở lên
- Nhiệt độ ở miệng từ 37,8 độ C trở lên
- Nhiệt độ tại nách từ 37,2 độ C trở lên.
Hướng dẫn cách hạ sốt nhanh tại nhà
Cách hạ sốt nhanh tại nhà được nhiều người áp dụng bao gồm:
- Mặc quần áo rộng, nhẹ, thoải mái
- Uống nhiều nước, có thể dùng dung dịch oresol hoặc nước trái cây để tránh mất nước
- Tắm hoặc lau người bằng nước ấm để hạ thân nhiệt trước khi đưa đến bệnh viện
- Nếu áp dụng cách hạ sốt nhanh tại nhà bằng thuốc, bạn cần được bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe hướng dẫn về liều lượng sử dụng.
Bạn cũng có thể áp dụng cách hạ sốt nhanh tại nhà cho từng đối tượng bệnh nhân cụ thể sau đây:
10 cách hạ sốt nhanh tại nhà cực kỳ hiệu quả khác
Tìm hiểu thêm: Ngày đầu tiên sau sinh của bé sẽ như thế nào?
1. Cách hạ sốt nhanh nhờ tắm với nước ấm
Một trong những cách hạ sốt nhanh cho người lớn là tắm bằng nước ấm hoặc ngâm mình trong nước ấm. Điều này sẽ giúp cơ thể bạn vận chuyển máu đến các cơ quan nội tạng. Từ đó, giúp cơ thể chống lại cảm lạnh, thân nhiệt sẽ hạ xuống.
2. Cách hạ sốt nhanh bằng ngâm mình trong bồn tắm
Cách hạ sốt cho người lớn: Việc ngâm mình trong bồn tắm mát sẽ giúp làm giãn các vùng có nhiệt độ cao của cơ thể như nách và háng, qua đó có thể giúp bạn hạ sốt nhanh.
3. Cách hạ sốt nhanh bằng trà thảo mộc
Khi bị sốt, bạn có thể nấu một tách trà yarrow (hoa Cúc Vạn Diệp). Loại thảo mộc này sẽ giãn nở các lỗ chân lông và kích hoạt tuyến mồ hôi hoạt động nhiều hơn, qua đó giúp giảm sốt. Bạn nên cho một thìa canh thảo mộc vào một cốc nước đã nấu chín trong 10 phút rồi để nguội nước. Bạn cần uống 1 hoặc 2 ly cho đến khi cơ thể bắt đầu đổ mồ hôi.
Một loại thảo mộc khác cũng khiến bạn đổ mồ hôi là hoa nhài. Đây cũng là một sự lựa chọn tốt cho các vấn đề liên quan khác như cúm và cảm lạnh hoặc có chất nhầy quá nhiều ở cổ họng. Để chế biến trà hoa nhài, bạn trộn 2 muỗng cà phê thảo mộc vào một cốc nước đun sôi và ngâm trong nước khoảng 15 phút. Sau đó, bạn vớt các cánh hoa ra và uống 3 lần/ngày đến khi cơn sốt giảm hẳn.
>>> Bạn có thể quan tâm: 8 cách hạ sốt nhanh nhất cho trẻ mẹ nhất định phải nhớ
4. Cách giảm sốt tại nhà bằng gia vị
Bạn hãy thử rắc một lượng vừa đủ ớt cayenne lên thực phẩm hoặc đồ ăn mỗi khi bị sốt. Một trong những thành phần chính của ớt cayenne là capsaicin − thành phần rất nóng và cay thường được tìm thấy trong ớt nóng. Đây là cách hạ sốt nhanh cho người lớn khá hiệu quả, chỉ bằng việc ăn một lượng vừa đủ loại ớt này sẽ giúp cơ thể bạn đổ mồ hôi. Từ đó cũng thúc đẩy nhanh sự tuần hoàn máu, giúp hạ sốt nhanh chóng và hiệu quả.
5. Cách hạ sốt nhờ uống đủ nước
Khi bị sốt, cơ thể bạn rất dễ bị thiếu nước. Bổ sung nước chính là cách giảm sốt an toàn mà hiệu quả. Khi bị sốt, bạn nên uống một lượng nước vừa đủ (khoảng từ 8−12 cốc nước mỗi ngày). Các loại nước có chứa Gatorade cũng là một sự lựa chọn hữu ích, bởi chúng không những bù đắp lượng muối thiếu hụt, mà còn bù lượng chất khoáng mất đi khi bị mất nước.
6. Cách hạ sốt nhanh bằng vitamin C
Nước cam và các loại nước trái cây giàu vitamin C khác là những lựa chọn tốt dành cho bạn. Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch chống lại các tác nhân ảnh hưởng từ bên ngoài. Chúng cũng cung cấp lượng nước, đồng thời còn giúp làm dịu nhiệt độ cơ thể.
>>> Đọc thêm danh sách các nguồn thực phẩm giàu vitamin C để bạn dễ dàng “thiết kế” thực đơn hàng ngày giàu chất dinh dưỡng và giúp hạ sốt nhanh chóng.
7. Cách hạ sốt bằng bổ sung Canxi
Tác dụng của canxi có thể giúp giảm thời gian bị bệnh. Vì thế, bạn hãy bổ sung những thực phẩm giàu canxi qua chế độ ăn hằng ngày như cá, rau xanh, yến mạch…
8. Cách giảm sốt bằng chườm mát
Chườm khăn mát lên trán cũng là cách giúp bạn hạ nhiệt độ cơ thể chỉ trong thời gian ngắn. Cách hạ sốt nhanh này thường áp dụng khi bạn bị sốt vì những yếu tố bên ngoài như tập thể dục quá sức, ở ngoài nắng quá lâu, hay sốc nhiệt do thay đổi nhiệt độ môi trường bất ngờ.
Tuy nhiên, bạn không nên chườm lạnh bằng túi nước đá vì sẽ làm co mạch khiến nhiệt không thể thoát ra ngoài qua lỗ chân lông. Ngoài ra, chườm lạnh còn dễ khiến bạn bị bỏng lạnh gây nguy hiểm.
9. Cách hạ sốt nhanh bằng massage
>>>>>Xem thêm: Nâng chân mày
Bạn có thể dùng các biện pháp massage thư giãn bằng tinh dầu bạc hà, bạch đàn… để làm ấm cơ thể, khiến người đổ mồ hôi và giảm nhiệt. Các vị trí để massage tinh dầu giảm sốt hiệu quả là khu vực phía sau gáy và lòng bàn chân.
10. Cách hạ sốt nhờ mặc quần áo thoáng mát
Đắp chăn ấm, mặc nhiều áo khi bị sốt cao dễ khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao. Do đó, bạn không nên đắp chăn hoặc mặc nhiều quần áo khi sốt, mở cửa sổ cho phòng thông thoáng và uống thuốc hạ sốt để hạ nhiệt độ xuống.
Các cách hạ sốt tại nhà thường chỉ được áp dụng với tình trạng sốt nhẹ và trung bình. Đối với trường hợp sốt cao, bạn nên đến bệnh viện ngay để được bác sĩ thăm khám và điều trị.
Bạn chỉ nên áp dụng các cách giảm sốt từ từ để không khiến nhiệt độ cơ thể giảm đột ngột gây nguy hiểm. Điều này có nghĩa là bạn nên tránh kết hợp nhiều cách hạ sốt khác nhau cùng lúc như uống nhiều loại thuốc, uống thuốc kết hợp ngâm người nước nóng…
>>> Bạn có thể quan tâm: Ngâm mình trong bồn nước nóng khi mang thai có an toàn?
2 sai lầm thường gặp khi thực hiện cách hạ sốt nhanh tại nhà
1. Chườm khăn ấm, chườm lạnh
Chườm khăn ấm là cách được nhiều phụ huynh áp dụng cho con nhằm mục đích hạ sốt gấp. Tuy những biện pháp này được các bà mẹ tin tưởng là cách hạ sốt nhanh cho trẻ nhưng trên thực tế, các phương pháp vật lý hầu như không có tác dụng làm giảm sốt.
Những cách khác như lau người bằng cồn y tế, chườm lạnh đều không được khuyến khích áp dụng cho trẻ em. Tuy không có công dụng hạ sốt nhưng các biện pháp này giúp cho cả phụ huynh và bản thân các bé cảm thấy thoải mái, tinh thần dễ chịu hơn, tránh hoang mang, lo lắng thái quá. Nếu trẻ bị sốt kéo dài quá 3 ngày, dùng thuốc hạ sốt nhưng không có tác dụng, bị nhiễm trùng hoặc dị ứng với thuốc thì nên đưa trẻ đến bệnh viện.
Nếu đo thân nhiệt thấy sốt trên 39 độ C thì phải vừa cho dùng thuốc vừa đưa trẻ đi viện ngay. Đặc biệt, những bệnh nhân bị viêm gan, vàng da do tắc mật thì không được dùng thuốc tại nhà nếu chưa có hướng dẫn từ bác sĩ. Trong mọi trường hợp, nếu cảm thấy không chắc chắn về nguyên nhân gây sốt và cảm thấy khó chịu, mệt mỏi thì nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tìm cách hạ sốt hiệu quả.
2. Dùng kết hợp nhiều loại thuốc
Khi chưa nhận diện được nguyên nhân gây ra sốt, không nên tự ý kết hợp nhiều loại thuốc với nhau và xem đó như một cách hạ sốt gấp. Việc sử dụng paracetamol kết hợp ibuprofen là tuyệt đối cấm nếu bị sốt xuất huyết. Ngoài ra, phối hợp 2 hay nhiều loại thuốc hạ sốt với nhau có nguy cơ bị quá liều thuốc và gây tác dụng phụ nghiêm trọng, đặc biệt là loét dạ dày.
Đối với trẻ em, phụ huynh không được tùy tiện phối hợp thuốc để hạ sốt nhanh cho con. Hoạt chất ibuprofen mặc dù có tác dụng hạ sốt, nhưng không phải là nhóm thuốc ưu tiên dùng cho đối tượng trẻ em. Việc tự ý phối hợp thuốc có thể dẫn đến hậu quả nguy hiểm, nhất là với các trẻ bị sốt do nhiễm trùng. Trẻ em là đối tượng rất dễ bị sốt xuất huyết vào mùa nắng nóng. Trong khi đó, các loại thuốc hạ sốt thông thường sẽ không có tác dụng với bệnh nhân sốt xuất huyết, một số còn bị chống chỉ định do có nguy cơ gây ra xuất huyết trầm trọng.
Để hỗ trợ hạ sốt nhanh và hiệu quả, loại thuốc được ưu tiên dùng hàng đầu, ít tác dụng phụ với trẻ nhất vẫn là acetaminophen (paracetamol). Tuy nhiên, phụ huynh cần phải chú ý về liều lượng, số lần dùng và thời gian dùng thuốc để tránh nguy cơ quá liều. Khi chưa nhận diện được nguyên nhân gây sốt, bệnh nhân không nên tự ý kết hợp nhiều loại thuốc với nhau.
Lưu ý khi áp dụng cách hạ sốt nhanh tại nhà
- Khi áp dụng cách hạ sốt nhanh tại nhà mà chưa biết rõ nguyên nhân gây sốt, bạn không nên tự ý kết hợp nhiều loại thuốc. Việc này không những không hiệu quả mà còn gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Cụ thể, bạn không được kết hợp uống thuốc không kê đơn như acetaminophen (hay còn gọi là paracetamol) cùng ibuprofen nếu bị sốt xuất huyết. Ngoài ra, bạn cũng có nguy cơ bị quá liều thuốc nếu uống hai loại thuốc khác nhau trở lên và gặp tác dụng phụ nghiêm trọng, đặc biệt là tình trạng loét dạ dày.
- Người lớn bị viêm gan, vàng da do tắc mật nếu bị sốt thì nên đến bệnh viện ngay và chỉ dùng thuốc hạ sốt tại nhà khi có chỉ định từ bác sĩ.
- Đối với cách giảm sốt cho trẻ em, ba mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc hạ sốt nhanh cho con bởi có thể dẫn đến hậu quả nguy hiểm, đặc biệt là khi trẻ bị sốt do nhiễm trùng. Loại thuốc hạ sốt nhanh được ưu tiên dùng hàng đầu cho trẻ em với ít tác dụng phụ là acetaminophen. Tuy nhiên, bạn cần nên chú ý về liều lượng, số lần dùng và thời gian dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ để tránh nguy cơ quá liều. Ngoài thuốc này, bạn không nên tự ý cho con dùng bất kỳ loại thuốc nào khác cho đến khi có sự chỉ dẫn từ bác sĩ.
Nếu thực hiện cách hạ sốt tại nhà cho trẻ hay người lớn mà không thấy tác dụng sau 1 – 2 ngày, bạn nên đến bệnh viện ngay.
Trong mọi trường hợp, nếu cảm thấy không chắc chắn về nguyên nhân gây sốt và cảm thấy khó chịu, mệt mỏi thì tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tìm cách hạ sốt hiệu quả.
>>> Bạn có thể quan tâm: Sốt không rõ nguyên nhân và Những triệu chứng thường gặp
Với những cách hạ sốt tại nhà của Kenshin.vn, hy vọng bạn sẽ yên tâm hơn và không còn băn khoăn lo lắng mỗi lúc “trở gió trở trời”. Tuy nhiên, nếu bạn đã thử nhiều cách trị sốt tại nhà nhưng vẫn không có sự cải thiện, hãy liên hệ bác sĩ để được tiến hành các xét nghiệm cần thiết và điều trị thích hợp.