Thiếu máu, một trong những bệnh rối loạn về máu phổ biến nhất, thường xảy ra khi lượng tế bào hồng cầu trong cơ thể thấp dưới mức bình thường. Tình trạng thiếu máu sẽ gây ra nhiều triệu chứng cho cơ thể, vì trong máu chứa chất hemoglobin, là yếu tố quan trọng để chuyên chở oxy đến nuôi các tế bào.
Bạn đang đọc: Top 10 câu hỏi về bệnh thiếu máu
Bệnh thiếu máu có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến người bệnh trong sinh hoạt hằng ngày. Do đó, việc hiểu về bệnh, chế độ ăn uống và vận động đóng vai trò quan trọng trong điều trị và cải thiện tình trạng bệnh. Dưới đây là câu hỏi về bệnh thiếu máu thường gặp nhất.
Nội Dung
- 1 1/Đâu là nguyên nhân chủ yếu của bệnh thiếu máu?
- 2 2/Sự khác biệt giữa mệt mỏi thông thường và mệt mỏi do thiếu máu là gì?
- 3 3/Có chỉ số hay mức độ nào cụ thể của hemoglobin để nhận biết bệnh thiếu máu không?
- 4 4/Có phải suy dinh dưỡng thường là nguyên nhân chính gây bệnh thiếu máu?
- 5 5/Chung sống với bệnh thiếu máu có khó không?
- 6 6/Bệnh thiếu máu có nguy hại đến mạng sống không?
- 7 7/Thuốc điều trị thiếu máu có loại nào gây nguy hiểm cho người già hoặc các nhóm tuổi khác không?
- 8 8/Nên dùng thuốc liều lượng như thế nào để bệnh thuyên giảm?
- 9 9/Nên dùng thuốc hay điều trị bằng truyền máu?
- 10 10/Thay đổi lối sống có thể hỗ trợ điều trị không?
1/Đâu là nguyên nhân chủ yếu của bệnh thiếu máu?
Thiếu máu có thể do rất nhiều bệnh gây ra. Bệnh thiếu máu phổ biến nhất thường là thiếu máu do thiếu dinh dưỡng, nhất là thiếu chất sắt, hoặc thiếu folate hoặc vitamin B12. Một nguyên nhân thường gặp khác đó chính là do đường tiêu hóa có vấn đề. Các bệnh mãn tính gây viêm như viêm khớp dạng thấp cũng có thể gây ra bệnh thiếu máu.
Ngay cả chính bệnh ung thư, hoặc các tác dụng phụ khi điều trị ung thư cũng có thể gây thiếu máu. Nguyên nhân khác có thể là do thiếu erythropoietin, là một loại hormone kích thích sản xuất hồng cầu, thường mắc phải ở người bị bệnh thận.
2/Sự khác biệt giữa mệt mỏi thông thường và mệt mỏi do thiếu máu là gì?
Rất nhiều dấu hiệu của bệnh thiếu máu trông có vẻ rất giống với dấu hiệu khi người ta làm việc quá tải hoặc mệt mỏi. Tuy nhiên, thực sự là bạn không thể tự phân biệt được. Những triệu chứng khá phổ biến của thiếu máu đó là: mệt mỏi, suy nhược, cảm thấy việc phải suy nghĩ hoặc tập trung rất khó khăn.
Tất cả những dấu hiệu này đều khá mơ hồ. Vì vậy các bác sĩ vẫn khuyên rằng nếu bạn thấy những dấu hiệu đó kéo dài và ảnh hưởng đến các chức năng sinh hoạt bình thường của cơ thể thì phải lập tức đi khám ngay. Một trong những thứ cần kiểm tra đầu tiên chính là nồng độ hemoglobin, một loại protein giúp các tế bào máu mang oxy đến nuôi các tế bào, để xem bạn có bị thiếu máu không.
3/Có chỉ số hay mức độ nào cụ thể của hemoglobin để nhận biết bệnh thiếu máu không?
Khó khăn lớn nhất trong việc chẩn đoán chính là xác định xem mức độ nào là bình thường, và không hề có bất kì một khuôn mẫu nào chỉ ra rằng hemoglobin ở mức nào thì bình thường. Tiêu chuẩn mà các bác sĩ thường dùng được lấy từ Tổ chức Sức khỏe Thế giới. Bạn sẽ mắc bệnh thiếu máu nếu mức độ hemoglobin dưới 13 cho nam và dưới 12 cho nữ.
4/Có phải suy dinh dưỡng thường là nguyên nhân chính gây bệnh thiếu máu?
Hẳn bạn sẽ dễ nghĩ ngay đến việc thiếu máu là do chế độ ăn quá nghèo nàn, thiếu chất hay do đang mắc phải căn bệnh tiềm ẩn nào đó. Trên thực tế, chảy máu mới là nguyên nhân gây thiếu máu nhiều nhất, bởi vì khi bạn chảy máu thì sẽ mất đi rất nhiều hồng cầu chứa chất sắt. Nhưng hiện tại vẫn còn một tỷ lệ dân số thiếu chất sắt đáng kể, thường xảy ra ở phụ nữ mang thai và trẻ em do ăn uống không đủ chất.
Thiếu sắt do ăn uống không đủ dinh dưỡng là nguyên nhân chính gây ra bệnh thiếu máu ở Việt Nam. Trong khi đó, tình trạng thiếu máu do thiếu vitamin B12 và folate ít phổ biến hơn.
5/Chung sống với bệnh thiếu máu có khó không?
Tìm hiểu thêm: 9 cách giữ bình tĩnh giúp bạn luôn vững vàng tâm lý
>>>>>Xem thêm: Bạn bị đau dạ dày bên nào?
Việc này thật sự rất khó khăn. Tuy nhiên, cơ thể con người có khả năng thích nghi rất tốt với những điều kiện khắc nghiệt. Qua một thời gian, những người mắc bệnh thiếu máu ở thể trầm trọng đều có thể nói rằng: “Cơ thể tôi đã quen với tình trạng bệnh và không còn cảm thấy triệu chứng gì nữa”.
Mặc dù người mắc bệnh thiếu máu sẽ luôn mệt mỏi hoặc không đủ sức làm việc như trước kia nhưng họ sẽ từ từ thích nghi với cuộc sống. Thay vì một tuần đi siêu thị một lần thì bây giờ một tháng họ đi một lần và chỉ mua những thứ thật sự cần thiết vì không đủ sức mang hết về nhà. Dù cơ thể có thể thích nghi với nhiều thứ nhưng bệnh thiếu máu vẫn khiến cơ thể suy nhược.
6/Bệnh thiếu máu có nguy hại đến mạng sống không?
Chỉ có duy nhất một dạng thiếu máu đe dọa đến tính mạng của con người, đó chính là khi bạn bị xuất huyết ồ ạt. Nhưng bệnh thiếu máu mãn tính vẫn có thể gây hại đến sức khỏe về lâu dài một cách gián tiếp bằng cách khiến tim bạn to ra và làm việc quá mức bình thường, dẫn đến suy tim. Chính vì cơ chế này mà bệnh thiếu máu có thể dẫn đến bệnh tật nghiêm trọng hoặc tử vong.
7/Thuốc điều trị thiếu máu có loại nào gây nguy hiểm cho người già hoặc các nhóm tuổi khác không?
Cho đến nay vẫn chưa có bất kì nghiên cứu nào chỉ ra vấn đề đó, nhất là không ai tìm hiểu về vấn đề bệnh nhân ung thư và bệnh nhân mắc bệnh thận dù rất khác nhau nhưng đều mắc bệnh thiếu máu và mức độ trầm trọng tăng lên như nhau. Vì vậy bạn nên thật cẩn trọng khi sử dụng các loại thuốc đó.
8/Nên dùng thuốc liều lượng như thế nào để bệnh thuyên giảm?
Các loại thuốc điều chỉnh lượng hemoglobin mang oxy dưới mức trung bình thường được dùng ở liều thấp và an toàn, nhưng câu hỏi đặt ra là với liều như thế có đủ để khiến bệnh thuyên giảm không? Chất lượng cuộc sống của người bệnh được cải thiện rõ rệt khi lượng hemoglobin trong máu gia tăng. Họ như có một cú hích giúp sức khỏe cải thiện, tinh thần phấn chấn hơn rất nhiều. Nhưng nếu bạn tăng liều cao thì sẽ thấy độc tính phát tác.
9/Nên dùng thuốc hay điều trị bằng truyền máu?
Có thể bạn sẽ băn khoăn rằng nếu so với các vấn đề do dùng thuốc gây ra, liệu truyền máu có phải là lựa chọn an toàn và tiềm năng hơn? Nếu mục tiêu của bạn là làm tăng lượng hemoglobin trong máu thì dùng thuốc sẽ đơn giản và ít tác dụng phụ hơn, miễn là bạn đừng tăng liều quá cao.
Ngược lại, với phương pháp truyền máu, bạn vẫn phải đối mặt với nguy cơ viêm nhiễm và các loại bệnh tật khác.
10/Thay đổi lối sống có thể hỗ trợ điều trị không?
Vì đây là bệnh mãn tính, hầu như không có cách nào thay đổi lối sống để điều trị hết bệnh. Ngoại trừ thiếu máu do thiếu dinh dưỡng thì chỉ cần gia tăng các chất dinh dưỡng trong bữa ăn thì sẽ có hiệu quả. Chế độ tập luyện cũng cần điều chỉnh vừa sức với tình trạng bệnh của bạn.
Bên cạnh đó, có lẽ cách duy nhất bạn có thể làm là chuyển đến sống ở nơi có độ cao lớn hơn so với mức nước biển, vì ở đây bạn luôn trong tình trạng thiếu oxy. Chính vì vậy, các tế bào sản sinh ra Epo sẽ phát hiện ra điều này, do đó sẽ kích thích các Epo này sản xuất nhiều hồng cầu hơn. Thậm chí, cách này còn rất hiệu quả với người bị thiếu máu mãn tính, họ sẽ có nhiều hemoglobin hơn khi số ở vùng cao hơn trong một thời gian dài.