Tuy là một căn bệnh khá phổ biến nhưng vì nằm ở vị trí nhạy cảm nên vẫn có rất nhiều cảm thấy e ngại khi phải điều trị bệnh trĩ. Phần đông người mắc bệnh trĩ đều rất chần chừ trong việc khám, chữa bệnh. Chỉ đến khi các biến chứng của bệnh trĩ xuất hiện và gây nên nhiều phiền toái, đau đớn, mệt mỏi thì người bệnh mới tìm đến bác sĩ.
Bạn đang đọc: Top 3 biến chứng của bệnh trĩ mà bạn không nên bỏ qua
Vậy bệnh trĩ để lâu có sao không, biến chứng bệnh có thể ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Kenshin.vn sẽ bật mí với bạn đọc trong bài viết dưới đây, hãy cùng tham khảo ngay nhé!
Nội Dung
Một số biến chứng của bệnh trĩ
Trĩ tắc mạch – Biến chứng của bệnh trĩ phổ biến và nghiêm trọng nhất
Trĩ tắc mạch, còn gọi là sa trĩ tắc mạch, là một biến chứng của bệnh trĩ rất phổ biến do có cục máu đông bên trong búi trĩ gây ra. Hiện vẫn chưa rõ vì sao lại có hiện tượng này. Trĩ tắc mạch gây căng đau tột độ và có thể kèm theo chảy máu. Nếu búi trĩ này sa ra ngoài, hầu như không thể đẩy nó trở lại vào bên trong hậu môn.
Ngoài ra, bệnh nhân bị sa nghẹt búi trĩ thường đi kèm với viêm, nhiễm trùng, thậm chí lở loét. Trong trường hợp này, hầu hết bệnh nhân phải được xử lý gấp bằng cách rạch búi trĩ hoặc cắt búi trĩ.
Chảy máu tươi
Biến chứng của bệnh trĩ này hiếm gặp hơn. Búi trĩ có thể chảy máu liên tục và gây ra thiếu máu. Đi tiêu ra máu xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau, có thể dính vào giấy vệ sinh hoặc phân, nhỏ giọt hoặc thậm chí thành tia.
Khi thiếu máu trở nên trầm trọng, bệnh nhân bị suy nhược, kiệt sức, thậm chí té ngã và co giật nếu thay đổi tư thế đột ngột. Sụt cân nhanh chóng cũng là một trong những trường hợp trở nặng của việc chảy máu do trĩ.
Máu có thể chảy khi: đi tiêu phân cứng và khó đào thải cọ xát khiến búi trĩ bị tổn thương; uống rượu bia, mang vác nặng, vận động mạnh dẫn đến chấn thương búi trĩ hoặc thừa cân làm tăng áp lực lên búi trĩ.
Nhiễm trùng búi trĩ
Đây là tình trạng các hốc hậu môn bị viêm, gây ra nóng rát, đỏ, ngứa và ẩm ướt ở hậu môn. Nếu để lâu, búi trĩ bị viêm, lở loét và hoại tử. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, vi khuẩn sẽ có cơ hội tấn công vào máu dẫn đến nhiễm trùng máu rất nguy hiểm, đe dọa tính mạng.
Tới lúc có biến chứng của bệnh trĩ nhiễm trùng mới bắt đầu điều trị, chi phí cũng rất tốn kém và tâm lý bệnh nhân bị ảnh hưởng nặng nề về sau. Ngoài ra, ở phụ nữ, bộ phận sinh dục rất gần với hậu môn nên nếu nhiễm trùng búi trĩ sẽ dễ gây viêm phụ khoa kèm theo, cần hết sức lưu ý.
Bệnh trĩ có thể tự hết không?
Bệnh trĩ có tự khỏi được không là băn khoăn của rất nhiều người với hi vọng không cần thăm khám, điều trị mà vẫn có thể chấm dứt căn bệnh này. Khả năng tự khỏi của bệnh trĩ phụ thuộc vào thời điểm mắc bệnh và mức độ bệnh.
Tìm hiểu thêm: Mối quan hệ giữa nhịp tim và huyết áp: Hiểu để kiểm soát
>>>>>Xem thêm: Vì sao đau đầu gối khi chơi thể thao?
Cụ thể, với trường hợp trĩ cấp tính nhẹ, mới mắc, búi trĩ nhỏ sẽ có thể tự hết sau một vài ngày. Điều quan trọng là bạn phải thay đổi lối sống để tránh làm bệnh tiến triển nặng hơn, chẳng hạn như ăn nhiều rau xanh, tránh đồ cay nóng, uống nhiều nước, tăng cường vận động, bỏ thói quen ngồi lâu…
Tuy nhiên, nếu liên tục đi tiêu ra máu, búi trĩ đã lớn và lòi ra ngoài hậu môn, bạn cần đến bác sĩ kiểm tra và lựa chọn phương án điều trị phù hợp. Lúc này, bệnh trĩ không thể tự khỏi được và nếu không sớm điều trị có thể để lại nhiều biến chứng như đã nêu ở trên.
Nhìn chung, những biến chứng của bệnh trĩ này tuy không ảnh hưởng tính mạng nhưng gây nhiều đau đớn, khó chịu và tổn hại nhiều đến sức khỏe cũng như tinh thần của bệnh nhân. Bạn nên biết rằng bệnh trĩ khá phổ biến, hơn nữa các biện pháp phẫu thuật và thuốc hiện nay đều có thể giải quyết chúng một cách dễ dàng. Vì vậy, đừng ngần ngại thăm khám và điều trị dứt điểm bệnh này ngay từ sớm nhé!