Việc áp dụng các biện pháp dân gian chữa hôi miệng đã không còn quá xa lạ trong đời sống hằng ngày. Đặc biệt, các cách dùng lá cây trị hôi miệng đã được nhiều bác sĩ Đông y chứng minh là có hiệu quả. Vậy, những loại lá cây nào giúp khắc phục tình trạng hơi thở có mùi?
Bạn đang đọc: Top 6 loại lá cây trị hôi miệng hiệu quả, an toàn và dễ tìm
Tham khảo ngay những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Kenshin.vn để biết được 6 loại lá cây trị hôi miệng hiệu quả và an toàn.
Hôi miệng là một tình trạng phổ biến, gây trở ngại cho nhiều người trong quá trình giao tiếp. Đôi khi, hơi thở có mùi có thể xuất phát từ các bệnh lý khác nhau. Mặc dù vậy, nhiều người không có thời gian đi nha sĩ để được khám và điều trị tận gốc. Chính vì thế, một số mẹo dùng lá cây trị hôi miệng đã được đề xuất và được nhiều người áp dụng. Phương pháp dùng lá cây chữa hôi miệng được dựa trên cơ sở khoa học và các thành phần có lợi của từng loại lá. Ngoài ra, các loại lá giúp hơi thở thơm tho cũng rất dễ tìm và dễ mua. Dưới đây là 6 loại lá cây trị hôi miệng được nhiều người tin dùng.
Nội Dung
1. Lá cây trị hôi miệng – Lá ổi
Từ xa xưa, lá ổi đã được dùng để giảm đau và trị tiêu chảy. Tuy nhiên, một lợi ích khác của loại lá này là để trị tình trạng hôi miệng. Nhờ có các thành phần chống oxy hóa, chống viêm và kháng khuẩn, lá ổi có thể được sử dụng làm nước súc miệng, giúp hơi thở thơm tho hơn. Các nghiên cứu cho thấy, nước súc miệng từ lá ổi còn giúp duy trì nướu răng khỏe mạnh, làm sạch các mảng bám trên răng, từ đó hạn chế việc vi khuẩn gây hôi miệng phát triển trong khoang miệng.
Để có nước súc miệng từ lá ổi, bạn chỉ cần đun sôi 1 nắm lá ổi non với một ít muối trong 10 phút, rồi lọc lấy phần nước và dùng để súc miệng sau khi đánh răng. Bên cạnh đó, có thể nhai trực tiếp 3-4 búp lá ổi non sau khi rửa sạch. Điều này không chỉ giúp hơi thở thơm hơn mà còn làm cho răng trắng sáng hơn.
2. Lá ngò gai
Một trong những loại lá cây trị hôi miệng thường có sẵn trong giỏ rau gia vị của mỗi nhà là ngò gai. Đây là một phương pháp dân gian chữa hôi miệng rất phổ biến. Hương thơm tươi mát và hàm lượng chất diệp lục cao nên loại lá này có tác dụng khử mùi. Chất diệp lục trong ngò gai có tác dụng vô hiệu hóa vi khuẩn trong miệng. Đồng thời, chất này cũng trung hòa mùi hôi trong khoang miệng do các vi khuẩn gây ra. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ngò gai có thể chống lại các hợp chất lưu huỳnh gây hôi miệng.
Để sử dụng ngò gai như một loại lá cây trị hôi miệng, chỉ cần nhai kỹ một nhánh ngò gai tươi sau mỗi bữa ăn. Trong vài phút ngay sau đó, chứng hôi miệng sẽ giảm đáng kể. Nếu muốn chắc chắn rằng hơi thở có mùi sẽ biến mất, hãy nhúng ngò gai vào giấm ăn trước khi nhai. Ngoài ra, có thể nấu nước ngò gai để súc miệng mỗi ngày để hơi thở thơm tho hơn.
3. Lá cây trị hôi miệng: Lá rau húng quế
Tìm hiểu thêm: 5 loại khoái cảm ở phụ nữ muốn bạn đời chiều chuộng
Hôi miệng thường là dấu hiệu tích tụ quá mức của vi khuẩn có hại cho răng miệng. Những vi khuẩn này được hình thành từ các mảng bám và tình trạng viêm nướu. Chính vì thế, mảng bám răng và viêm nướu là những nguyên nhân phổ biến gây ra chứng hôi miệng. Vào năm 2014, một nghiên cứu về tác động của nước súc miệng từ các loại thảo dược như lá húng quế đối với mảng bám, viêm lợi và mức độ vi khuẩn trong miệng đã được thực hiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nước súc miệng thương mại và nước súc miệng từ thảo dược đều làm giảm đáng kể mảng bám và tình trạng viêm lợi.
Tuy nhiên, điểm khác biệt là, nước súc miệng làm từ các loại thảo dược như húng quế, trà… còn làm giảm lượng lớn vi khuẩn trong khoang miệng, trong khi nước súc miệng bán trên thị trường thì không. Nguyên nhân là do húng quế cùng các loại thảo dược khác đều có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. Không những thế, chất diệp lục trong lá cây húng quế còn có tác dụng trung hòa mùi hôi. Những phát hiện này cho thấy, lá cây húng quế có thể được dùng làm nước súc miệng hằng ngày. Điều này không chỉ giúp làm giảm rõ rệt tình trạng hơi thở có mùi, mà còn làm giảm mảng bám và hỗ trợ điều trị viêm lợi.
Ngoài ra, có thể rửa sạch, nhai trực tiếp một vài lá húng quế như ăn sống bình thường, cũng góp phần làm giảm tình trạng hôi miệng.
4. Lá bạc hà
Nhắc đến lá cây trị hôi miệng, không thể không kể đến lá bạc hà. Các ứng dụng của bạc hà trong việc làm kem đánh răng, nước súc miệng đã không còn là điều xa lạ. Tuy nhiên, một số người vẫn chưa hiểu vì sao bạc hà lại được dùng để chữa hôi miệng nhiều đến thế. Nguyên nhân là vì lá bạc hà có chứa tinh dầu thơm, giúp che bớt mùi hơi thở sau khi ăn các loại thực phẩm có mùi hăng. Không những thế, lá bạc hà còn chứa các chất kháng khuẩn nhắm vào các nguyên nhân gây hôi miệng do vi khuẩn. Ngoài ra, tương tự như các loại rau thơm khác, chất diệp lục trong lá bạc hà cũng có tác dụng trung hòa mùi hôi trong miệng do các hợp chất lưu huỳnh độc hại gây ra.
Có rất nhiều cách dùng lá bạc hà chữa hôi miệng. Bạn có thể nhai trực tiếp lá bạc hà tươi sau khi rửa sạch. Thậm chí, bởi vì lá bạc hà khá nhỏ, nên chỉ cần đặt bên dưới lưỡi trong vài phút rồi lấy ra mà không cần phải nhai hoặc ăn. Lúc này, hơi thở sẽ thơm hơn và khoang miệng tiết nhiều nước bọt hơn.
Bên cạnh đó, vì bạc hà có tính mát, mùi thơm dịu nhẹ, nên có thể lấy nước cốt lá hòa với nước lọc theo tỷ lệ 1 : 3 để làm nước súc miệng hằng ngày.
Ngoài ra, để làm thơm mát hơi thở sau bữa ăn, có thể pha trà xanh cùng lá bạc hà nhằm làm sạch vòm họng. Sự kết hợp hai giải pháp trị hôi miệng này sẽ vừa giúp hơi thở thơm mát, vừa giúp khử trùng bên trong khoang miệng.
5. Lá cây trị hôi miệng – Lá chè xanh
>>>>>Xem thêm: Hỏi đáp Bác sĩ: Uống vitamin E bị nổi mụn phải làm sao?
Lá chè xanh (trà xanh) có đặc tính khử trùng và khử mùi, giúp hơi thở trở nên thơm mát. Loại lá cây này nổi tiếng với thành phần chống oxy hóa Epigallocatechin-3-gallate (EGCG). Nghiên cứu cho thấy EGCG rất có lợi cho sức khỏe và có ảnh hưởng tích cực đến mô nướu. Thành phần này kích hoạt các tế bào trong nướu răng tiết ra một chất hóa học kháng khuẩn. Hóa chất này nhắm vào vi khuẩn Porphyromonas gingivalis – vi khuẩn gây ra bệnh nướu răng và chứng hôi miệng.
Một loại vi khuẩn khác góp phần gây ra chứng hôi miệng là Solobacterium moorei. EGCG và các thành phần khác trong chiết xuất trà xanh cũng làm giảm sự phát triển vi khuẩn này. Như vậy, không chỉ EGCG mà các chất khác trong lá chè xanh cũng có đặc tính kháng khuẩn. Ngoài ra, trà xanh còn chứa polyphenol, giúp ngăn chặn sự hình thành mùi hôi do vi khuẩn phát triển.
Tất cả những điều này đều cho thấy, lá chè xanh góp phần chống lại các vi trùng tự nhiên trong khoang miệng, giữ cho hơi thở luôn thơm mát. Vì vậy, thật đúng khi nói trà xanh là một trong những loại lá cây trị hôi miệng hữu hiệu. Chỉ cần uống 1 – 2 cốc nước chè xanh mỗi ngày, tình trạng hôi miệng sẽ giảm đáng kể.
6. Lá bàng
Một loại lá trị hôi miệng theo Đông y mà ít người biết đến là lá bàng. Nhờ có đặc tính chống oxy hóa, kháng virus, chống viêm và kháng khuẩn, nước súc miệng từ lá bàng giúp sát khuẩn khoang miệng và làm giảm tình trạng hơi thở có mùi. Không những thế, lá bàng còn hỗ trợ điều trị các vết loét miệng, viêm da, trị sâu răng, viêm họng, diệt khuẩn…
Để tạo được dung dịch nước súc miệng từ lá bàng, trước tiên, cần rửa sạch 250g lá bàng bánh tẻ rồi đun sôi nhỏ lửa với 1 lít nước. Có thể cho thêm một ít muối để tăng khả năng sát khuẩn. Đến khi chỉ còn khoảng 1/8 – 1/4 lượng nước so với ban đầu thì tắt bếp. Súc miệng bằng dung dịch lá bàng 2 lần/ngày, mỗi lần khoảng 10 phút có thể giúp cải thiện tình trạng hôi miệng.
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn biết được 6 loại lá cây trị hôi miệng hiệu quả và dễ tìm.