Trà bạc hà: Mùi thơm the mát, dễ uống và tốt cho sức khỏe

Trà bạc hà: Mùi thơm the mát, dễ uống và tốt cho sức khỏe

Trà bạc hà: Mùi thơm the mát, dễ uống và tốt cho sức khỏe

Trà bạc hà là thức uống không chứa caffeine, thích hợp để thưởng thức ở mọi thời điểm để giúp cải thiện hệ thống tiêu hóa, giảm stress.

Bạn đang đọc: Trà bạc hà: Mùi thơm the mát, dễ uống và tốt cho sức khỏe

Bạc hà là loại thảo mộc rất phổ biến cũng như chiếm được sự yêu thích của nhiều người do mang đến các tác dụng tích cực đối với sức khỏe. Bài viết sau, Kenshin sẽ đem đến các thông tin thú vị về trà làm từ lá bạc hà mà bạn có thể cảm thấy hứng thú.

9 lợi ích của trà bạc hà đối với sức khỏe

Một số tác dụng mà loại trà thảo mộc này mang đến gồm:

1. Làm dịu dạ dày

Tác dụng làm mát của tinh dầu trong trà bạc hà giúp làm dịu dạ dày đang khó chịu theo nhiều cách. Đầu tiên, tinh dầu bạc hà làm thư giãn các cơ dạ dày đang co thắt, cải thiện lưu thông và giảm viêm.

Tiếp theo, trà giúp giảm đau dạ dày, loại bỏ nguyên nhân khiến dạ dày bạn khó chịu bằng cách kích thích sự tiết dịch của dạ dày để phá vỡ thức ăn và tăng tốc độ tiêu hóa.

2. Cải thiện tiêu hóa

Cùng với việc làm dịu cơn đau ở dạ dày, trà từ lá bạc hà có thể giúp điều hòa tiêu hóa để đảm bảo quá trình này diễn ra trơn tru.

Tinh chất menthol ở trà cũng tăng cường việc tiết mật trong dạ dày, giúp tiêu hóa thức ăn hiệu quả hơn. Thức uống này sẽ làm giảm các triệu chứng tiêu chảy hoặc táo bón và là gợi ý tuyệt vời cho những ai đang bị hội chứng ruột kích thích làm phiền.

3. Chữa hôi miệng

Không phải ngẫu nhiên mà trong thành phần của hầu hết các loại kem đánh răng đều chứa một số dạng chiết xuất từ bạc hà.

Với khả năng mang lại cảm giác sạch sẽ, tươi mát, bạc hà sẽ giúp bạn chống lại nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng. Một tách trà từ loại lá này có thể lập tức đẩy lùi các mùi đặc trưng của thức ăn còn sót lại trong miệng như tỏi, hành tây. Đồng thời, đặc tính kháng khuẩn sẽ hoạt động để tiêu diệt vi trùng và vi khuẩn, vốn là những nguyên nhân khiến hơi thở của bạn trở nên kém thơm tho.

Để có kết quả tốt nhất, hãy chọn uống trà được làm từ lá bạc hà tươi sau mỗi bữa ăn cũng như ngay khi vừa ngủ dậy.

4. Chữa cảm lạnh và cúm

Trà bạc hà: Mùi thơm the mát, dễ uống và tốt cho sức khỏe

Giống như hầu hết các loại trà thảo dược thực sự, trà từ lá bạc hà có chứa các hợp chất giúp chống lại cảm lạnh bên cạnh việc nâng cao khả năng miễn dịch.

Uống một tách trà nóng là một trong những cách phổ biến nhất để làm dịu cơn đau họng. Trà bạc hà sẽ làm thư giãn các cơ cổ họng gây ho, mở đường thở, giảm nghẹt mũi và giảm cảm lạnh nặng như viêm phế quản.

Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa, kháng khuẩn trong trà sẽ làm tăng lưu thông và cho phép các tế bào bạch cầu di chuyển nhanh hơn khắp cơ thể để chống lại virus và vi khuẩn.

Thức uống này cũng chứa các vitamin và chất dinh dưỡng thiết yếu có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp bạn ít bị bệnh hơn.

5. Uống trà bạc hà giảm sốt

Một trong những thành phần chính trong trà bạc hà là hợp chất menthol, đã được chứng minh có khả năng giúp hạ sốt. Việc uống một tách trà nóng được ngâm từ lá bạc hà sẽ khiến cơ thể chảy mồ hôi, đây là cách thức hạ nhiệt tự nhiên. Lượng chất lỏng bổ sung từ trà cũng khuyến khích đào thải độc để cơ thể bạn có thể loại bỏ nguyên nhân gây cảm lạnh, cúm và sốt.

Bên cạnh đó, hợp chất menthol sẽ tăng cường hiệu quả hạ sốt. Bạc hà cũng là một chất làm giãn cơ tự nhiên nên trà sẽ làm giảm bớt những cơn đau nhức kèm theo sốt cao.

6. Cải thiện nhận thức và tập trung tinh thần

Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Neuroscience, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng bạc hà giúp tăng cường trí nhớ và tăng sự tỉnh táo, mùi hương sẽ kích thích vùng hồi hải mã, bộ phận kiểm soát sự rõ ràng và tập trung tinh thần.

Do đó, uống trà bạc hà là cách tăng cường sự sảng khoái, khả năng tập trung để có thể giúp bạn giải quyết công việc mà không cần đến nước tăng lực, trà hay cà phê.

7. Ngăn ngừa chứng nôn mửa

Với đặc tính chống co thắt, trà từ lá bạc hà có thể điều trị buồn nôn và ngăn ngừa nôn mửa.

Mùi hương dễ chịu cũng sẽ ức chế cảm giác buồn nôn trong khi các hợp chất hữu ích sẽ giúp làm dịu cơ bụng đang co thắt gây ra nôn mửa. Với nhiều người, việc uống một tách trà bạc hà trước khi lên máy bay, thuyền hoặc ô tô có thể đẩy lùi cảm giác say tàu xe hoặc say sóng.

8. Trà bạc hà giảm stress

Tìm hiểu thêm: Mẹ ăn gì để con thông minh? 15 thực phẩm mẹ bầu không nên bỏ qua

Trà bạc hà: Mùi thơm the mát, dễ uống và tốt cho sức khỏe

Bạc hà là thành phần rất phổ biến trong liệu pháp mùi hương và nền y học Ayurveda như một cách để giảm căng thẳng, cân bằng tinh thần, nâng cao cảm xúc. Đó là bởi vì loại thảo mộc này chứa chất an thần tự nhiên giúp bạn thư giãn sau một ngày dài.

Uống trà bạc hà nóng giúp cơ thể cảm thấy thoải mái hơn và giảm bớt bất kỳ chứng viêm nào. Đặc tính chống viêm của loại trà này cũng mang lại công dụng làm giảm huyết áp, tạo ra trạng thái bình tĩnh.

Trà được làm từ lá bạc hà tươi không chứa caffeine nên bạn có thể uống bất cứ lúc nào trong ngày mà không lo đến vấn đề mất ngủ về đêm.

9. Tốt cho da và tóc

Giống như các sản phẩm dùng đường uống, bạc hà được sử dụng trong nhiều phương pháp chăm sóc da tại các thẩm mỹ viện để thúc đẩy sức khỏe da đầu. Bạc hà có thể giúp điều trị gàu bằng cách giảm ngứa và làm dịu. Đây là lý do giải thích vì sao nhiều loại dầu gội được bổ sung tinh chất chiết xuất từ bạc hà. Để có kết quả tốt nhất, hãy ủ tóc bằng trà bạc hà và để yên trong khoảng từ 5 – 10 phút trước khi xả.

Các đặc tính chống viêm trong bạc hà khi xoa lên da có thể giúp giảm mẩn đỏ do mụn trứng cá. Bên cạnh đó, tính sát trùng còn ngăn ngừa sự tích tụ của vi khuẩn gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Do vậy, bạn hãy tận dụng nước trà không dùng hết để dưỡng da nhé.

Mách bạn cách pha trà bạc hà tươi

Trà bạc hà: Mùi thơm the mát, dễ uống và tốt cho sức khỏe

>>>>>Xem thêm: Lựa chọn phương pháp điều trị HIV phù hợp với bạn

Có khá nhiều cách để bạn tự chuẩn bị cho mình một tách trà bạc hà, chẳng hạn như dùng túi lọc, lá khô hoặc lá bạc hà tươi. Cách thực hiện như sau:

Thành phần

  • Nước nóng già: 400ml
  • Lá bạc hà tươi: 15 lá
  • Đường (hoặc mật ong): 2 thìa cà phê
  • Bình để pha

Cách làm

  1. Rửa sạch lá bạc hà, cho vào bình
  2. Giống như hầu hết các loại trà thảo mộc khác, trà bạc hà sẽ cho ra hương vị thơm nhất khi dùng nước nóng để pha thay vì nước sôi. Do đó, sau khi đun nước, hãy chờ 5 – 6 phút cho nước nguội bớt trước khi rót nước vào bình.
  3. Đậy nắp bình, ủ từ 5 – 7 phút. Bạn để càng lâu, nước trà sẽ càng đậm đà.
  4. Rót ra ly và thưởng thức, cho thêm đường hoặc mật ong nếu thích.

Tác dụng phụ của trà bạc hà và ai nên tránh dùng loại trà này?

Như với hầu hết các loại trà, trà bạc hà vẫn có thể tiềm ẩn một vài tác dụng phụ nhỏ và không phù hợp với một số đối tượng như sau:

Người bị trào ngược axit

Nếu bị bệnh trào ngược axit hoặc thường xuyên gặp tình trạng tương tự, bạn không nên uống trà bạc hà. Điều này là do trong trà có những thành phần khiến các cơ ở thực quản giãn ra, tạo điều kiện cho axit dạ dày và mật có cơ hội chảy ngược về thực quản. Việc tiêu thụ trà có thể khiến các triệu chứng khó tiêu, ợ nóng của bạn tăng lên.

Phụ nữ mang thai

Bà bầu dĩ nhiên vẫn có thể uống trà bạc hà, nhưng không nên dùng quá nhiều. Nếu có tiền sử sảy thai, bạn nên tránh dùng đến loại trà này. Ngoài ra, khi đang trong giai đoạn cho con bú, bạn cũng hãy hạn chế vì dầu bạc hà truyền từ sữa mẹ có thể gây khó thở cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Tương tác thuốc

Trà bạc hà có thể tương tác với các loại thuốc điều trị chứng ợ nóng và trào ngược axit cùng với các loại thuốc điều trị huyết áp hoặc đái tháo đường. Do đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để bảo đảm an toàn bạn nhé.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *