Trà ngải cứu là một loại thức uống có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe chẳng hạn như chữa mất ngủ, giải quyết cảm giác đầy bụng, tốt cho mắt…
Bạn đang đọc: Trà ngải cứu: Nhiều tác dụng tốt để bạn tin dùng
Ngải cứu có tên khoa học là Artemisia Vulgaris. Theo các chuyên gia, lá, hoa và rễ của loại thảo dược này đều có thể được sử dụng do hàm lượng dinh dưỡng cao cũng như chứa flavonoid, triterpen và các hợp chất chống oxy hóa khác bên cạnh vitamin A, vitamin K, vitamin E, kali, sắt, canxi…
Những người bị mất ngủ, đang rơi vào lo lắng, luôn bị đau bụng khi kỳ kinh nguyệt, các vấn đề tiêu hóa… được khuyến khích uống trà làm từ ngải cứu hoặc dùng tinh dầu ngải cứu.
Bài viết sau, Kenshin sẽ giới thiệu những lợi ích của loại trà này cũng như cách để tự làm một bình trà thơm ngon.
Nội Dung
Tác dụng của trà ngải cứu
♥ Chống trầm cảm
Với khả năng bổ trợ thần kinh, trà làm từ lá ngải cứu có tác dụng rất tốt để điều trị chứng lo âu, trầm cảm và căng thẳng mạn tính. Điều này có thể hỗ trợ tốt cho hệ thống thần kinh và hệ thống trao đổi chất của bạn, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống cũng như làm cho việc đối mặt với muộn phiền trong cuộc sống dường như trở nên dễ dàng hơn.
♥ Giảm cân
Với một loạt các vitamin B có trong ngải cứu, bạn có thể tăng cường đáng kể quá trình trao đổi chất và tăng cường đốt cháy chất béo thụ động chỉ bằng việc uống trà. Biện pháp này còn đem lại kết quả khả quan cho những ai đang nỗ lực giảm cân. Không dừng lại ở đó, trà từ lá ngải cứu còn giúp cơ thể bạn hoạt động ở mức năng lượng dồi dào và đạt hiệu quả cao hơn mà không cần dùng thêm caffeine.
♥ Tiêu thực
Trà ngải cứu có thể dùng nhằm giảm chứng khó tiêu. Loại trà này kích thích sự thèm ăn, giảm đầy hơi và đau bụng, chống lại các tình trạng khó chịu khác như táo bón và tiêu chảy. Một số hoạt tính ở trà cũng có thể kích thích quá tình sản xuất mật, từ đó tăng tốc độ tiêu hóa.
♥ Giảm đau bụng kinh
Một trong những công dụng chính của trà ngải cứu mà bạn không thể bỏ qua là trị đau bụng kinh. Bên cạnh đó, dầu còn hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt và đem đến sự cân bằng khi cơ thể bắt đầu trải qua giai đoạn mãn kinh.
Cách làm trà ngải cứu
Trà ngải rất dễ làm tại nhà. Bạn chỉ dùng lá khô đã nghiền nát cùng nước nóng và loại thảo mộc khác nếu muốn để tạo thêm hương vị độc đáo.
Lá là bộ phận thường được sử dụng để chế biến trà nhưng bạn vẫn có thể tận dụng rễ cây hoặc thậm chí kết hợp cả hai bộ phận nhằm tạo ra một loại đồ uống tốt cho sức khỏe. Nếu bạn đang trồng ngải cứu, hãy cắt 1/3 phần trên cùng của cây khi thu hoạch lá, sau đó cột thành bó rồi treo tại nơi thoáng mát cho khô tự nhiên, tránh ánh nắng trực tiếp.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân ung thư đại tràng: Biết để phòng tránh!
>>>>>Xem thêm: Rụng tóc từng mảng
Nguyên liệu
- 30g ngải cứu khô
- 950ml nước lọc
- Mật ong hoặc đường tùy vào sở thích
Thực hiện
- Đun sôi nước và bỏ ngải cứu khô vào
- Ngâm trong 10 phút
- Đợi đến khi trà nguột bớt rồi lọc bỏ bã
- Cho thêm mật ong hoặc đường nếu bạn thích ngọt
- Khuấy đều và thưởng thức
Lưu ý: Nếu bạn hãm ngải cứu trong nước nóng quá lâu thì trà sẽ xen lẫn vị đắng đấy.
Tác dụng phụ cần chú ý khi sử dụng trà ngải cứu
Trà ngải cứu được ưa chuộng tại nhiều nơi do các công dụng tích cực đối với sức khỏe. Tuy nhiên, bạn vẫn nên xem xét các tác dụng phụ không mong muốn nếu như thưởng thức loại trà này quá mức, chẳng hạn như:
♠ Dị ứng
Một trong những tác nhân phổ biến nhất gây ra bệnh sốt cỏ khô là do phấn hoa ngải cứu. Vì vậy, phản ứng dị ứng xảy ra khi uống loại trà này không hề hiếm gặp. Nếu bạn thường dễ bị dị ứng, hãy chỉ uống trà một cách điều độ và nếu gặp bất kỳ kích ứng da, đau dạ dày hoặc sưng họng, sưng môi hoặc lưỡi thì nên lập tức nói lời tạm biệt với loại thức uống này.
♠ Không tốt cho bà bầu
Mặc dù mức độ thujone (một loại chất có độc) được tìm thấy trong trà ngải cứu là rất thấp và an toàn cho phần lớn những người uống trà, nhưng phụ nữ mang thai nên cẩn thận vì thujone có khả năng kích thích kinh nguyệt, từ đó có thể gây sảy thai và biến chứng thai kỳ.
Phụ nữ cho con bú cũng nên tránh uống trà được làm từ ngải cứu, vì một số thành phần hoạt chất có khả năng được truyền vào sữa mẹ và ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ sơ sinh.
Phương Uyên/Kenshin.vn