Trong cuộc sống, sẽ có những lúc chúng ta cảm thấy buồn, cô đơn, chán nản, thậm chí là suy sụp. Thế nhưng, khi những cảm giác này xuất hiện thường xuyên, xâm chiếm phần lớn thời gian và không gian của bạn, có thể đây là dấu hiệu cảnh báo trầm cảm. Nếu không nhận biết và tìm cách điều trị phù hợp, trầm cảm sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng làm việc, học tập và các hoạt động hàng ngày của bạn.
Bạn đang đọc: Trầm cảm: Triệu chứng và cách chữa trị
Do đó, khi có các triệu chứng trầm cảm dưới đây, bạn nên quan tâm đến sức khỏe của bản thân và tìm ra hướng cải thiện kịp thời.
Nội Dung
Dấu hiệu điển hình khi bị trầm cảm
Trầm cảm có thể biểu hiện khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên, có một số triệu chứng trầm cảm phổ biến giúp bạn nhận biết chính xác căn bệnh này, bao gồm:
Triệu chứng tâm lý
- Cảm thấy đau khổ: Cảm giác này hiện hữu phần lớn thời gian trong ngày và kéo dài từ ngày này sang ngày khác.
- Mất hứng thú hoặc niềm vui trong cuộc sống.
- Kém linh hoạt, giảm khả năng tập trung dẫn đến gặp khó khăn trong việc phân tích vấn đề hoặc đưa ra quyết định.
- Thường xuyên tái hiện cảm giác tội lỗi, nghĩ rằng mình là người xấu và không xứng đáng với những gì đang có.
- Có suy nghĩ tự làm hại chính mình hoặc tự tử.
Triệu chứng thực thể
- Tăng cân hoặc sụt cân nhanh chóng.
- Mất hứng thú trong chuyện “chăn gối”.
- Cơ thể mệt mỏi, thiếu hụt năng lượng ngay cả khi không lao động nặng nhọc.
- Mất ngủ kéo dài vì trầm cảm, trằn trọc, ngủ không ngon giấc.
- Nói và hoạt động chậm hơn bình thường.
Dấu hiệu nhận biết trầm cảm ở các đối tượng khác nhau
Dấu hiệu của trầm cảm thường thay đổi theo độ tuổi và giới tính. Giữa nam và nữ hay người trẻ và người lớn tuổi, các triệu chứng của bệnh sẽ có sự khác biệt nhất định.
Trầm cảm ở nam giới
Nam giới khi bị trầm cảm thường có xu hướng phủ nhận cảm giác vô vọng và chán nản của bản thân. Thay vào đó, họ hay phàn nàn về mọi chuyện, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, khó ngủ, dễ trở nên cáu kỉnh, mất hứng thú với công việc và sở thích cá nhân. Họ cũng thường thể hiện sự giận dữ thái quá, hành động liều lĩnh và lạm dụng rượu, bia, chất gây nghiện.
Trầm cảm ở phụ nữ
Các dấu hiệu trầm cảm thường gặp ở phụ nữ là tâm lý bất an, khó chịu, cảm giác tội lỗi về bản thân, ăn ngủ quá độ và tăng cân mất kiểm soát. Bệnh trầm cảm ở phụ nữ thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai và mãn kinh. Trên thực tế, tình trạng trầm cảm sau sinh xuất hiện với tỷ lệ 1 trên 7 phụ nữ trong thời kỳ hậu sinh nở.
Trầm cảm ở thanh thiếu niên
Khó chịu, tức giận và dễ kích động là những triệu chứng thường thấy nhất ở thanh thiếu niên bị trầm cảm. Ngoài ra, đối tượng này cũng gặp phải các triệu chứng thực thể như: Đau đầu, đau dạ dày hoặc các vấn đề sức khỏe khác.
Trầm cảm ở người lớn tuổi
Người lớn tuổi bị trầm cảm thường có xu hướng than phiền về những thay đổi thể chất hơn là thể hiện các triệu chứng tâm lý. Bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi, hay quên, trí nhớ kém và gặp phải tình trạng đau nhức không giải thích được. Họ cũng bỏ bê việc chăm sóc ngoại hình và ngừng sử dụng thuốc bổ hoặc các loại thuốc trị bệnh khác.
Trầm cảm và nguy cơ tự tử
Trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc tự tử, bởi gây cảm giác buồn bã, tuyệt vọng đến mức khiến người bệnh chỉ muốn chết để thoát khỏi nỗi đau hiện tại. Do đó, nếu bạn có người thân đang bị trầm cảm, hãy chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo sau:
Nếu người thân của bạn có các hành động bất thường trên, hãy nhanh chóng tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lý. Bởi đôi khi, bạn sẽ thấy khó hiểu, thậm chí khó chịu khi người thân của mình liên tục nghĩ và nhắc đến việc tìm đến cái chết.
Tuy nhiên, đừng bỏ qua và xem những lời nói hay hành động đó chỉ là nhảm nhí, hãy dành thời gian quan tâm và nói chuyện cởi mở với họ về những cảm giác tiêu cực này.
Tìm hiểu thêm: Bà bầu có nên dùng mỹ phẩm? Top 6 hãng mỹ phẩm cho bà bầu hữu cơ, an toàn cho sức khỏe
Trầm cảm chỉ muốn chết có khả năng cao xuất hiện ở người bị bệnh nặng và có các triệu chứng trầm cảm kéo dài. Do đó, nhận biết dấu hiệu của trầm cảm càng sớm sẽ giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại tinh thần và trở về cuộc sống bình thường.
Cách giúp bạn vượt qua trầm cảm
Trầm cảm gây mất hứng thú trong cuộc sống và khiến bạn cảm thấy mọi thứ thật vô vọng. Tuy nhiên, có rất nhiều cách giúp bạn ổn định tâm trạng của bản thân. Điều quan trọng là nên bắt đầu với một vài mục tiêu nhỏ, dễ thực hiện và cố gắng cải thiện dần bệnh của mình.
Một số cách dưới đây có thể giúp bạn vượt qua trầm cảm, bao gồm:
Kết nối để được hỗ trợ
Một trong những điều quan trọng nhất để giúp bản thân vượt qua trầm cảm là kết nối để nhận sự trợ giúp từ xã hội, gần gũi nhất chính là bạn bè và gia đình. Hãy tin tưởng và trao cơ hội cải thiện tình trạng của mình cho những người thân yêu. Họ chính là sức mạnh lớn nhất giúp bạn vượt qua khủng hoảng hiện tại.
Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Giấc ngủ và tâm trạng có liên quan mật thiết với nhau. Một nghiên cứu năm 2014 chỉ ra rằng 80% những người trầm cảm đều từng bị rối loạn giấc ngủ. Do đó, tập trung cải thiện chất lượng giấc ngủ sẽ giúp bạn phục hồi sức khỏe và tâm trạng của mình. Một số cách bạn nên thử bao gồm:
Cải thiện chế độ ăn uống
>>>>>Xem thêm: Chích ngừa ung thư cổ tử cung và những điều bạn cần biết
Chế độ ăn uống và sức khỏe thần kinh có mối liên hệ rõ ràng. Trên thực tế, nhiều nghiên cứu cho thấy việc cải thiện chế độ dinh dưỡng có thể ngăn ngừa và điều trị các bệnh về tâm thần kinh.
Do đó, một chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp cải thiện triệu chứng và dấu hiệu trầm cảm. Tuy nhiên, trước khi thực hiện bất kỳ sự thay đổi nào trong chế độ ăn hàng ngày, bạn nên trao đổi trước với bác sĩ.
Đánh bại sự trì hoãn
Cảm giác mệt mỏi và khó tập trung do trầm cảm gây ra có thể khiến bạn thích trì hoãn mọi việc hơn. Tuy nhiên, việc liên tục trì hoãn sẽ làm tăng cảm giác lo lắng, căng thẳng và tội lỗi. Do đó, quản lý thời gian và lên kế hoạch công việc là rất quan trọng. Hãy chăm chỉ làm việc, bạn sẽ cảm thấy bản thân có nhiều động lực để hoàn thành mọi việc trong ngày.
Tìm kiếm một thú vui mới
Nghe một bản nhạc ưa thích, nuôi thú cưng, tắm nước ấm hoặc đọc một cuốn sách hay có thể giúp tâm trạng của bạn khá hơn. Hãy tạo sẵn một danh sách các hoạt động thú vị để thử làm mỗi khi cảm thấy tồi tệ. Như vậy, mỗi lúc cảm thấy khó khăn, bạn có thể lấy danh sách đó ra và chọn một hoạt động nhẹ nhàng để thực hiện.