Trào ngược dạ dày gây đau lưng, làm sao để giảm?

Trào ngược dạ dày gây đau lưng, làm sao để giảm?

Trào ngược dạ dày gây đau lưng, làm sao để giảm?

Tình trạng trào ngược dạ dày gây đau lưng có thể khiến bạn khó chịu mà không biết phải làm sao mới đỡ. Nếu kiểm soát được bệnh trào ngược dạ dày, cơn đau lưng cũng sẽ dần giảm bớt.

Bạn đang đọc: Trào ngược dạ dày gây đau lưng, làm sao để giảm?

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng xảy ra khi axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Axit dạ dày trào ngược lên thực quản khi có sự rối loạn chức năng cơ thắt thực quản dưới (LES) là một van nằm ở đáy thực quản, phía trên dạ dày có nhiệm vụ đóng mở khi bạn nuốt thức ăn. Bệnh trào ngược dạ dày gây ra nhiều triệu chứng như khó nuốt, ợ chua, buồn nôn và cả đau lưng.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: 10 triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản

Vì sao trào ngược dạ dày gây đau lưng?

Bệnh trào ngược dạ dày không chỉ ảnh hưởng đến thực quản và phần ngực mà còn có thể gây đau lưng do các lý do sau:

  • Axit clohydric kích ứng và phá hủy sợi thần kinh: Axit clohydric trong dạ dày khi bị trào ngược có thể gây đau ở phần trên cơ thể từ ngực, vai đến cả lưng trên. Những cơn đau này có thể kéo dài nhiều tiếng với các mức độ nghiêm trọng khác nhau. Tình trạng này nếu không được chữa trị có thể dẫn đến các tổn thương vĩnh viễn như tổn thương mô mềm. 
  • Tư thế ngủ khi bị trào ngược axit: Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thường sẽ ngủ với tư thế đầu cao hơn cơ thể để tránh axit chảy ngược lên thực quản. Mặc dù tư thế này có thể làm giảm triệu chứng ợ nóng nhưng lại gia tăng nguy cơ đau lưng. Khi bạn ngủ trong tư thế kê cao đầu, vai và lưng sẽ dễ bị căng và đau.
  • Cách giảm đau lưng do trào ngược dạ dày

    Bên cạnh cách điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bạn nên kết hợp với chế độ ăn uống, tập luyện và các loại thảo dược tự nhiên để có thể giảm đau lưng do trào ngược dạ dày hiệu quả.

    1. Trào ngược dạ dày gây đau lưng – Giảm đau bằng chế độ ăn uống hợp lý

    Trào ngược dạ dày gây đau lưng, làm sao để giảm?

    Có một số thực phẩm có thể giảm nhẹ các triệu chứng trào ngược dạ dày nhưng cũng có thực phẩm làm chứng này nặng hơn. Vậy nên, bạn hãy tìm hiểu xem mình nên ăn gì và kiêng gì. 

    Trào ngược dạ dày nên ăn gì?

    • Trái cây: Bạn có thể bổ sung các loại trái cây không chứa axit để có thêm các khoáng chất tốt cho hệ tiêu hóa như chất xơ và kali. Một số loại trái cây bạn có thể chọn là táo, chuối, dưa hấu…
    • Rau củ quả: Các loại rau củ quả khá ít chất béo và đường mà lại rất tốt cho hệ tiêu hóa. Bạn có thể bổ sung các loại rau củ quả như đậu cô ve, súp lơ xanh, súp lơ trắng, măng tây, khoai tây và dưa chuột.
    • Thịt nạc: Thịt gà, gà tây hay thịt bò khi đã lọc da và mỡ thường có ít chất béo nên sẽ là nguồn dinh dưỡng thích hợp cho những ai bị trào ngược dạ dày. Những loại protein ít béo này thường dễ tiêu hóa nên sẽ không gây khó tiêu và ợ nóng mà còn có thể giúp bạn tăng cơ.
    • Các loại cá: Cá có nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể mà lại không có nhiều chất béo xấu gây hại cho hệ tiêu hóa. Bạn có thể hấp hay nướng loại cá mình thích như cá hồi, cá chép, cá ngừ… 
    • Sữa chua: Sữa chua chứa nhiều protein có lợi cho hệ tiêu hóa và probiotic, một lợi khuẩn hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện sức đề kháng. Vậy nên bạn hãy ăn sữa chua mỗi ngày để giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn nhé. 

    Trào ngược dạ dày gây đau lưng kiêng ăn gì?

    • Thức ăn cay nóng: Các thực phẩm cay nóng hoặc có nhiều tỏi có thể kích ứng dạ dày và gây ra triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày như ợ chua, ợ nóng và cả đau lưng.
    • Nước có ga: Ga từ các loại đồ uống như soda hay bia sẽ tích tụ trong dạ dày và dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày. Bên cạnh đó, đồ uống có caffeine hay cồn cũng có thể kích ứng dạ dày nên bạn cần cân nhắc tránh dùng.
    • Thức ăn có tính axit: Các thực phẩm có chứa nhiều axit sẽ khiến bệnh trào ngược dạ dày ngày càng nặng thêm. Vậy nên bạn hãy tránh các món có nhiều axit như cam hay chanh trong thực đơn hàng ngày của mình.

    Bạn có thể tìm hiểu thêm: Trào ngược dạ dày nên ăn gì?

    2. Tập luyện để giảm đau lưng

    Hoạt động thể chất nhẹ nhàng sẽ giúp bạn tiêu hóa thức ăn tốt hơn và từ đó giảm bớt tình trạng trào ngược dạ dày và ngừa được triệu chứng đau lưng của bệnh. Ngoài ra, vận động cũng có thể giúp bạn duy trì cân nặng hợp lý và giảm bớt áp lực lên lưng. Bạn có thể đi bộ nhẹ nhàng hay tập yoga theo sở thích của mình.

    3. Dùng một số thảo dược

    Tìm hiểu thêm: Làm gì dễ bị sẩy thai? 7 yếu tố tác nhân có hại cho thai kỳ mẹ cần tránh

    Trào ngược dạ dày gây đau lưng, làm sao để giảm?

    >>>>>Xem thêm: Vì sao nhiều phụ nữ thông minh và xinh đẹp lại “ế lâu năm”?

    Một số loại thảo dược có thể giúp bạn giảm nhẹ trào ngược dạ dày và các triệu chứng khó chịu đi kèm. Bạn có thể tham khảo các thảo dược có ích cho trường hợp trào ngược dạ dày gây đau lưng như:

    • Nghệ và mật ong: Nghệ và mật ong được sử dụng như một gia vị phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng những gia vị này để hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày thực quản rất hiệu quả. Hai thành phần này có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày, tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong dạ dày và giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
    • Gừng: Gừng là một chất chống viêm tự nhiên thường dùng để giảm nhẹ các bệnh đường tiêu hóa, bớt các triệu chứng, chống viêm thực quản và hạn chế viêm loét dạ dày. Vậy nên bạn có thể cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày gây đau lưng bằng cách dùng gừng.
    • Cây thì là: Cây thì là được cho là có thể hỗ trợ tiêu hóa khá tốt. Bạn có thể bổ sung loại thảo dược này để giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu của bệnh trào ngược dạ dày như ợ hơi, ợ chua, đau lưng…
    • Trà hoa cúc: Loại trà thảo mộc này có thể giúp bạn ngăn trào ngược axit dạ dày và một số vấn đề về tiêu hóa khác. Bạn chỉ cầm ngâm hoa cúc vào ly nước nóng là đã có món trà thanh mát tốt cho dạ dày rồi.

    Bệnh trào ngược dạ dày gây đau lưng và ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn có thể giảm nhẹ cơn đau lưng bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, vận động nhẹ nhàng kết hợp với việc dùng thảo dược hỗ trợ chữa trào ngược dạ dày.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *