Trẻ 19 tháng tuổi: Sự phát triển thể chất, vận động, nhận thức và ngôn ngữ

Trẻ 19 tháng tuổi: Sự phát triển thể chất, vận động, nhận thức và ngôn ngữ

Trẻ 19 tháng tuổi: Sự phát triển thể chất, vận động, nhận thức và ngôn ngữ

Trẻ 19 tháng tuổi vừa đáng yêu vừa vô cùng hiếu động. Bé sẽ dành cả ngày để chơi đùa và khám phá không gian xung quanh.

Bạn đang đọc: Trẻ 19 tháng tuổi: Sự phát triển thể chất, vận động, nhận thức và ngôn ngữ

Trẻ 19 tháng tuổi đồng nghĩa với việc bé đã bước qua mốc một tuổi rưỡi. Trong khoảng thời gian này, con yêu đã đạt được những sự phát triển nhất định. Vậy đó là gì? Mời bạn cùng Kenshin.vn tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Chiều cao, cân nặng của trẻ 19 tháng tuổi

Trẻ 19 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là đạt chuẩn? Bé 19 tháng cao bao nhiêu? Đây là những thắc mắc thường gặp của các bậc phụ huynh. Ở độ tuổi này, sự tăng cân của trẻ 19 tháng tuổi sẽ không nhanh như năm đầu tiên.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chiều cao và cân nặng trung bình của trẻ 19 tháng như sau:

  • Bé trai 19 tháng tuổi: Cân nặng trung bình khoảng 11,16kg; chiều cao trung bình khoảng 83,31cm.
  • Bé gái 19 tháng tuổi: Cân nặng trung bình khoảng 10,84kg; chiều cao trung bình khoảng 81,79cm.

Đọc thêm

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 đến 10 tuổi chuẩn WHO

Sự phát triển của trẻ 19 tháng tuổi

1. Sự phát triển thể chất và vận động của trẻ 19 tháng tuổi

Trẻ 19 tháng tuổi: Sự phát triển thể chất, vận động, nhận thức và ngôn ngữ

Bé 19 tháng biết làm gì? Ở độ tuổi này, trẻ 19 tháng đã có thể:

  • Đi lùi, đi ngang và thậm chí tự leo cầu thang.
  • Chạy mà không cần sự trợ giúp và có thể di chuyển theo các hướng khác nhau. Đôi khi, bé có thể bị ngã khi đang “phi nước đại”. Tuy nhiên, bé chưa thể hoàn toàn kiểm soát chuyển động của bản thân, khiến trẻ khó dừng lại khi đang chạy và dễ va chạm với các vật cản.
  • Phát triển đáng kể kỹ năng cầm nắm.
  • Đổ đồ trong thùng ra sàn.
  • Khéo léo xếp chồng các khối lên nhau.

Lời khuyên dành cho ba mẹ

  • Tạo không gian an toàn cho bé.
  • Khuyến khích trẻ sử dụng các ngón tay nhiều hơn bằng cách mua cho trẻ những đồ chơi thích hợp để cải thiện sự khéo léo của bé.

2. Sự phát triển xã hội và cảm xúc của trẻ 19 tháng tuổi

Về mặt phát triển cảm xúc và xã hội, bé 19 tháng tuổi thường sẽ muốn giúp đỡ cha mẹ bất cứ khi nào trẻ thấy cha mẹ làm điều gì đó. Chẳng hạn, nếu bé thấy cha mẹ gấp quần áo hoặc rửa xe, trẻ có thể đòi cha mẹ cho bé tham gia vào việc đó. Bằng cách này, cộng với sự quan sát kỹ lưỡng trong một vài tháng, bé sẽ học được rất nhiều điều về những hoạt động này và chắc chắn sẽ cố gắng bắt chước cha mẹ trong hoạt động đó.

Trong giai đoạn này, mong muốn được trở thành trung tâm thu hút mọi sự chú ý của trẻ 19 tháng tuổi đã giảm dần theo thời gian, mặc dù vậy, thỉnh thoảng khao khát này vẫn có thể “bùng nổ”. Lúc này, cha mẹ không nên la mắng bé vì điều đó có thể khiến trẻ cảm thấy chán nản.

3. Sự phát triển của trẻ 19 tháng tuổi về nhận thức và ngôn ngữ

  • Trẻ 19 tháng tuổi đã có thể có được vốn từ khoảng 10-50 từ.
  • Bé cũng có thể bập bẹ được 10-20 từ đơn giản.
  • Trẻ có thể tạo ra các cụm từ đơn giản và truyền đạt ý của bản thân bằng động từ và đại từ.
  • Bé 19 tuổi có thể tiếp thu từ mới mỗi ngày và vận dụng trong tương lai.
  • Trẻ sẽ cố gắng hiểu và cảm nhận hình dạng cũng như các đặc điểm vật lý khác của những đồ vật khác nhau. Bạn có thể cho bé chơi trò đặt đúng đồ vật vào đúng vị trí tương ứng theo một tiêu chí nào đó để bé phát triển nhận thức.

Lời khuyên dành cho bạn

Để giúp trẻ phát triển hơn nữa, bạn có thể chỉ ra nhiều hình ảnh khác nhau trong sách của trẻ và mô tả chúng cho trẻ bằng các từ ngữ đơn giản. Ngoài ra, bạn hãy dạy cho con những từ ngữ xoay quanh chủ đề màu sắc đồ vật bởi chúng vừa khá đơn giản mà còn lại dễ nhớ.

4. Hành vi của bé 19 tháng tuổi

Trẻ 19 tháng tuổi: Sự phát triển thể chất, vận động, nhận thức và ngôn ngữ

Ở độ tuổi này, trẻ sẽ cố gắng trở nên độc lập và tự chủ hơn. Vì vậy, bé sẽ không phản ứng tích cực với bất kỳ mệnh lệnh nào bạn đưa ra. Thay vào đó, bạn có thể cố gắng thỏa hiệp để bé có phản ứng thân thiện hơn. Giải thích cho trẻ những gì bạn muốn và dạy cho bé hiểu loại hành vi nào không thể chấp nhận được.

Đừng quá nghiêm khắc hay gay gắt với trẻ, vì lúc này bé vẫn đang phát triển. Đảm bảo rằng bạn không tỏ ra tức giận với con, ngay cả khi bạn đang cố gắng kỷ luật con. Hãy để bé cảm nhận được sự yêu thương và đồng thuận của cha mẹ.

Đọc thêm

Quá trình phát triển thể chất ở trẻ nhỏ diễn ra như thế nào?

Hoạt động khuyến khích sự phát triển của trẻ 19 tháng tuổi

Có một số hoạt động dành cho bé 19 tháng tuổi có thể được thực hiện để phát triển hơn nữa các kỹ năng của bé. Chẳng hạn như:

  • Hãy tạo điều kiện cho trẻ vận động thể chất hoặc trí não để giúp bé phát triển. Những đồ chơi đơn giản như bộ đồ chơi nhà bếp có thể khiến trẻ thích thú, đồng thời phát triển khả năng nhận thức và tinh thần của bé.
  • Khuyến khích trẻ hoàn thành câu bị bỏ trống. Bạn có thể chỉ vào một hình ảnh trên sách và nói một câu, sau đó tạm dừng ở cuối để trẻ hoàn thành câu đó bằng một từ liên quan.
  • Duy trì việc đọc sách cho bé. Bé 19 tháng tuổi có thể có một số câu chuyện yêu thích và muốn được nghe bạn đọc cho đấy.
  • Cho bé tập vẽ nếu bé thích. Bạn hãy đưa cho trẻ 19 tháng tuổi một số bút màu và để bé bắt đầu tạo ra những “kiệt tác” của riêng mình.

Chế độ dinh dưỡng của trẻ 19 tháng tuổi

Tìm hiểu thêm: Xuất tinh ra máu

Trẻ 19 tháng tuổi: Sự phát triển thể chất, vận động, nhận thức và ngôn ngữ

1. Bé 19 tháng ăn bao nhiêu là đủ?

Theo các chuyên gia, trẻ 19 tháng tuổi cần có 3 bữa ăn chính, đi kèm với đó là 2 bữa phụ. Vậy, trẻ 19 tháng tuổi uống bao nhiêu sữa mỗi ngày? Bạn có thể cho bé uống khoảng 300-400ml sữa mỗi ngày để có thể cung cấp năng lượng cho nhu cầu hoạt động của con trong suốt ngày dài.

2. Trẻ 19 tháng tuổi có thể ăn những gì?

Các thực phẩm tốt cho trẻ 19 tháng tuổi gồm:

2.1. Thịt

Bạn hoàn toàn có thể cho bé ăn các loại thịt như thịt bò, thịt heo, thịt gà thái sợi hoặc xắt nhuyễn bởi đây là một trong những nguồn protein chính mà con yêu cần.

2.2. Trái cây

Trái cây là yếu tố không thể thiếu đối với chế độ dinh dưỡng, Trẻ 19 tháng tuổi ăn được các loại trái cây dễ tiêu hóa như chuối, táo, kiwi, thanh long, dưa hấu bỏ hạt… như một bữa phụ hoặc tráng miệng. Để tạo hứng thú cho bé, bạn hãy cắt trái cây thành những hình thù vui nhộn hoặc thái thành thanh dài cho bé ăn theo phương pháp ăn dặm BLW.

2.3. Các chế phẩm từ sữa

Khi đạt đến mốc 19 tháng tuổi, bố mẹ có thể cho bé ăn thêm phô mai, váng sữa, sữa chua… Những món ăn này không những ngon mà còn giúp bé bổ sung thêm canxi cũng như các khoáng chất thiết yếu khác.

2.4. Hải sản

Bên cạnh thịt thì bố mẹ cũng hãy cho bé làm quen với các loại thủy hải sản như cá hồi, cá ngừ, cá lóc đồng, lươn, tôm… để làm phong phú, đa dạng hơn bữa ăn của con yêu nhé.

2.5. Các loại ngũ cốc

Ngoài gạo trắng thông thường, bạn có thể chế biến cho con các món ăn từ gạo nâu, yến mạch, hạt diêm mạch, các loại đậu, khoai (khoai tây, khoai lang…)… Những thực phẩm từ ngũ cốc rất tốt cho cơ thể và cung cấp lượng protein thực vật dồi dào.

2.6. Trứng

Đây là thực phẩm không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ 19 tháng tuổi. Trứng là thực phẩm dễ chế biến và cũng rất giàu dinh dưỡng. Bạn có thể cho bé ăn cháo trứng, trứng luộc hoặc trứng bác, trứng hấp để kích thích sự ngon miệng của con yêu.

2.7. Các loại rau củ

Trẻ 19 tháng tuổi có thể không quá thích thú các món rau củ nhưng bố mẹ vẫn cần khuyến khích bé ăn rau để bổ sung thêm chất xơ và các chất dinh dưỡng khác như vitamin A, B, C, E hoặc kẽm, sắt chất xơ…

Một số loại rau củ thích hợp cho bé 19 tháng tuổi gồm: Cải bó xôi, súp lơ, cà rốt, khoai tây, cà chua, bầu bí, mồng tơi…

Đọc thêm

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 1-3 tuổi

Giấc ngủ của trẻ 19 tháng tuổi

Trẻ 19 tháng tuổi: Sự phát triển thể chất, vận động, nhận thức và ngôn ngữ

>>>>>Xem thêm: Cấy mỡ trẻ hóa vùng mắt là gì? Giữ được bao lâu?

Việc xây dựng thói quen ngủ tốt là điều quan trọng đối với trẻ 19 tháng tuổi. Ngủ nhiều rất quan trọng đối với sự phát triển và tâm trạng của bé. Việc thiết lập một thói quen cố định sẽ giúp trẻ học cách thư giãn khi đi ngủ và hy vọng có thể ngăn ngừa được “những trận chiến” trước khi đi ngủ.

Vậy, trẻ 19 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Hãy đảm bảo trẻ ngủ đủ 12-14 giờ mỗi ngày vì phần lớn sự tăng trưởng diễn ra khi trẻ ngủ. Trong đó, bé nên ngủ 11-12 giờ vào ban đêm, công thêm một giấc ngủ ngắn khoảng 1,5-3 giờ vào ban ngày.

Cha mẹ cần chuẩn bị cho bé chỗ ngủ an toàn và tham khảo ý kiến ​​​​bác sĩ nếu có bất kỳ sự gián đoạn dai dẳng nào trong lịch trình giấc ngủ của trẻ.

Chăm sóc bé 19 tháng tuổi

Một số lưu ý trong việc chăm sóc trẻ 19 tháng tuổi gồm:

  • Bạn có thể tập cho con ngồi bô từ bây giờ.
  • Cố gắng không để bé bị táo bón bằng cách cho con uống nhiều nước lọc và ăn nhiều rau củ, hoa quả tươi và không nhịn đi tiêu khi có nhu cầu.
  • Bạn có thể cho con đi xe đạp 3 bánh hoặc xe tập đi vì hoạt động thể chất không những giúp bé phối hợp cơ chân mà còn tăng cảm giác thèm ăn.
  • Đồ chơi cho trẻ nên phù hợp với độ tuổi bởi các bé 19 tháng tuổi có xu hướng nhai hoặc cắn bất cứ thứ gì mà bé có được.
  • Bạn có thể bọc lại các cạnh viền ở những vật dụng góc cạnh, chẳng hạn như cạnh bàn, góc bếp… để đảm bảo an toàn cho bé trong quá trình vận động.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ bé 19 tháng biết làm gì, sự phát triển toàn diện của trẻ ra sao và chế độ ăn, ngủ như thế nào.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *