Trẻ 21 tháng tuổi đã phát triển gần như hoàn thiện các kỹ năng vận động đi, đứng, chạy nhảy, leo cầu thang, giữ thăng bằng… Tuy nhiên, bé yêu còn có nhiều mốc phát triển khác khiến bạn ngạc nhiên đấy!
Bạn đang đọc: Trẻ 21 tháng tuổi biết làm gì? Sự phát triển và lịch sinh hoạt của bé
Khi chạm mốc 21 tháng tuổi, trẻ có sự phát triển vượt bậc vè vận động, ngôn ngũ và trí não.
Nội Dung
Chiều cao, cân nặng của bé 21 tháng tuổi
Trẻ 21 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là đạt chuẩn? Bé 21 tháng tuổi cao bao nhiêu? Đây là những thắc mắc thường gặp của các bậc phụ huynh có con trong độ tuổi này. Dưới đây là cân nặng và chiều cao của trẻ 21 tháng mà bạn có thể tham khảo:
Nếu bé cưng không đạt các mốc trong bảng kể trên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa để biết chính xác nguyên nhân và cách khắc phục.
Sự phát triển của trẻ 21 tháng tuổi diễn ra như thế nào?
1. Các mốc phát triển của bé 21 tháng tuổi
Hầu hết các bé 21 tháng tuổi đã đạt được các cột mốc cơ bản như:
2. Sự phát triển hành vi của trẻ 21 tháng tuổi
Trong độ tuổi này, trẻ có thể có các hành vi khiến cha mẹ bất ngờ, chẳng hạn như:
- Giận dữ bất thường: Tuy ở giai đoạn này, kỹ năng ngôn ngữ của trẻ phát triển nhảy vọt so với trước nhưng bé vẫn chưa thể bày tỏ được những gì bản thân muốn. Điều này đôi khi khiến trẻ khóc lóc hay giận dữ bất thường.
- Thể hiện dấu hiệu nghe lời hoặc không khá rõ ràng: Trẻ đã phần nào có dấu hiệu cho biết bé biết nghe lời hoặc không. Vậy, cha mẹ nên dạy gì cho bé 21 tháng tuổi? Đây là bước quan trọng để cha mẹ dạy trẻ về hành vi tích cực. Khi bé cư xử tích cực, hãy khen ngợi để bé biết rằng điều này nên được phát huy và ngược lại.
Lưu ý
Nếu trẻ đến độ tuổi này vẫn chưa chịu tập nói, gặp rắc rối với các hành vi giao tiếp, chỉ thích duy nhất 1 món đồ vật hay có những hành vi bất thường khác, bạn nên đưa trẻ đi khám tâm lý. Việc khám tâm lý giúp phát hiện sớm các dấu hiệu tự kỷ của trẻ (nếu có) và can thiệp kịp thời.
Hoạt động khuyến khích sự phát triển của trẻ 21 tháng tuổi
Dưới đây là những hoạt động và trò chơi khuyến khích sự phát triển của bé 21 tháng tuổi:
- Làm nhà bằng bìa cứng: Cha mẹ có thể sử dụng một hộp các tông lớn, cắt ra một “cánh cửa” để làm nhà đồ chơi đơn giản cho bé 21 tháng. Bạn cũng có thể cùng bé trang trí “ngôi nhà” bằng cách vẽ, cắt dán cửa sổ và các chi tiết khác.
- Chơi giải câu đố: Những câu đố đơn giản có thể thu hút trẻ 21 tháng tuổi, đồng thời giúp bé phát triển trí não.
- Cố tình nói nhầm hoặc làm sai một điều gì đó và để bé “chỉnh” lại: Trẻ 21 tháng tuổi có thể nhận thấy điểm sai và sửa lại cho đúng. Chẳng hạn như, nếu bạn gọi “cái cốc” là “cái tô”, bé sẽ nói lại cho đúng. Thậm chí, nếu bạn cầm ngược cuốn sách, bé cũng sẽ báo với bạn.
Dinh dưỡng cho trẻ 21 tháng tuổi
Tìm hiểu thêm: Liệt tứ chi
1. Trẻ 21 tháng tuổi cần ăn bao nhiêu bữa mỗi ngày?
Thực đơn cho trẻ 21 tháng tuổi nên có bao gồm: 3 bữa chính cùng 2 bữa phụ. Trong chế độ ăn của trẻ cần có đầy đủ các loại thực phẩm: rau quả trái cây, ngũ cốc, chất đạm và sữa.
Đa phần trẻ trong độ tuổi này nên uống sữa nguyên kem vì các bé cần chất béo để phát triển. Khi trẻ bước qua mốc 2 tuổi, bạn có thể cho trẻ chuyển sang dùng sữa tách béo.
Theo các chuyên gia nhi khoa, trẻ từ 1 – 3 tuổi cần được bổ sung 700mg canxi mỗi ngày. Trẻ có thể nhận được khoáng chất này thông qua chế độ ăn, uống sữa. Nếu trẻ có tiêu thụ canxi thông qua các dạng khác (thực phẩm bổ sung…) bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng.
Nếu bạn cai sữa cho bé hãy tiến hành chậm rãi: Thời gian giãn cách giữa các cữ bú của bé nên thưa dần cho đến khi dừng hẳn. Tránh cai sữa quá đột ngột có thể khiến trẻ phản ứng dữ dội, bạn bị tắc tia sữa…
2. Trẻ 21 tháng ăn bao nhiêu là đủ?
Nhiều phụ huynh thắc mắc: “Trẻ 21 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ mỗi ngày?”. Hầu hết trẻ trong độ tuổi này cần ăn khoảng ¾ đến 1 chén trái cây và rau, ¼ chén ngũ cốc và ba thìa súp chất đạm mỗi ngày.
3. Lưu ý khi chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ 21 tháng tuổi
Với trẻ trong độ tuổi này, chế độ ăn uống là đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng cho quá trình phát triển. Tuy nhiên, không vì thế mà bạn ép trẻ ăn. Nếu trẻ không chịu ăn, bạn không nên thúc ép bé. Trẻ trong độ tuổi này tỏ ra kén ăn là chuyện khá bình thường. Nguyên do là việc nói không với ăn uống là một cách để trẻ chứng tỏ rằng mình là một cá thể độc lập.
Điều tốt nhất bạn có thể làm là tiếp tục là chọn các thực phẩm bổ dưỡng kết hợp chúng vào bữa ăn cho trẻ. Hãy cung cấp cho bé các món ăn lành mạnh, cho con tự do chọn lựa, để bé ăn những gì bé thích và ăn bao nhiêu là tùy ý. Hãy khen ngợi nếu bé ăn hết khẩu phần.
Giấc ngủ của trẻ nhỏ 21 tháng tuổi có gì đặc biệt?
1. Bé 21 tháng cần ngủ bao nhiêu giờ mỗi ngày?
Nếu bạn băn khoăn “Bé 21 tháng ngủ bao nhiêu là đủ?”, thì hầu hết các bé ở độ tuổi này cần ngủ khoảng 11 – 12 giờ mỗi đêm để có thể phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra, bé cần ngủ giấc ngủ ngắn vào buổi trưa, kéo dài khoảng 1,5 – 3 giờ.
Như vậy, tổng cộng thời gian ngủ trong ngày của bé dao động trong khoảng 13 – 14 giờ. Do đó, bạn cần đảm bảo bé cưng ngủ đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển.
2. Bí quyết giúp trẻ ngủ đúng giờ và đủ giấc
Để rèn thói quen đi ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc cho trẻ nhỏ, mẹ nên cho bé đi ngủ vào 1 khung giờ nhất định. Ngoài ra, mẹ hãy:
- Trước khi bé đi ngủ không để bé chơi các trò chơi sôi động. Nhiều cha mẹ lầm tưởng việc cho bé chơi mệt con sẽ ngủ ngon hơn. Điều này không đúng, việc vui chơi quá mệt sẽ khiến bé ngủ không ngon giấc.
- Không cho trẻ xem tivi, chơi iPad, thiết bị công nghệ trước khung giờ đi ngủ ít nhất 30 phút.
- Trong ngày: Cần đảm bảo trẻ được vui chơi thoải mái, có các hoạt động thể chất phù hợp.
- Giấc ngủ ngắn ban ngày không kéo dài và gần về chiều tối.
Mẹo nuôi dạy trẻ 21 tháng tuổi
>>>>>Xem thêm: Rối loạn tăng sinh tủy xương
Với trẻ trong độ tuổi này, bạn hãy:
- Khuyến khích bé tự thay quần áo, xỏ giày dép: Nhiều bé trong độ tuổi này đã biết cởi giày dép, quần áo. Do đó, bạn hãy khuyến khích trẻ làm các việc này.
- Khuyến khích trẻ tự xúc ăn: Có thể bé yêu nhà bạn còn khá vụng về nhưng việc để trẻ tự xúc ăn sẽ giúp bé hình thành thói quen ăn uống tốt.
- Cần đảm bảo an toàn cho trẻ: Bé ở độ tuổi này rất hiếu động nên ba mẹ cần bảo đảm an toàn cho bé như: không đặt cũi/giường ngủ của bé gần của sổ mà không có chắn song, lắp rào chắn cầu thang, đổ hết nước trong các dụng cụ chứa có trong nhà tắm… Ngoài ra, trong giờ chơi hoặc giờ ăn, bạn có thể thấy bé thích nhét những món nhỏ (như nho khô hoặc các loại hạt) vào mũi, tai… Cha mẹ cần chú ý đến bé để đề phòng những tình huống nguy hiểm.
- Cho trẻ đi học bơi cùng bố mẹ: Theo các chuyên gia việc cho trẻ học bơi giúp con nhận được rất nhiều lợi ích về sức khỏe, học được kỹ năng nổi từ sớm.
- Không ép trẻ phải chia sẻ đồ chơi nhưng hãy khen ngợi bé khi con chia sẻ đồ chơi cho bạn và đừng quên dành thời gian chơi cùng con.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ về sự phát triển của trẻ 21 tháng tuổi, từ đó có phương pháp nuôi dạy con phù hợp.