Khi được 24 tuần tuổi (6 tháng), em bé của bạn sẽ bắt đầu sử dụng âm thanh để thể hiện cảm xúc. Trẻ cũng bắt đầu phân biệt được đâu là người quen hay đâu là người lạ. Trẻ cũng biết cầm nắm tốt hơn, ngồi vững hơn và sẽ sớm biết bò.
Bạn đang đọc: Trẻ 24 tuần tuổi phát triển như thế nào? Những điều bạn cần biết
Do đó, ba mẹ hãy chuẩn bị một không gian thoải mái và an toàn để con di chuyển, vui chơi nhé! Tham khảo bài viết để biết những thông tin quan trọng về trẻ 6 tháng.
Nội Dung
Hành vi và phát triển
Bé phát triển như thế nào?
Trẻ 24 tuần tuổi (6 tháng tuổi) sẽ phát triển một số khả năng:
- Bắt đầu có thể ngồi mà không cần hỗ trợ;
- Trẻ có thể lăn qua lăn lại khi nằm
- Khi được bế đứng và bàn chân chạm đất, trẻ có thể đẩy hai chân xuống để đứng
- Phản đối nếu bạn cố gắng lấy đi một món đồ chơi;
- Cố gắng để có được một món đồ chơi ngoài tầm với;
- Chuyền khối lập phương hoặc vật nào khác từ tay này sang tay khác;
- Tìm kiếm vật bé đã làm rơi, cào cấu các vật nhỏ nhắn và nhặt nó lên bằng cách sử dụng nguyên bàn tay (vì vậy hãy để các vật nguy hiểm xa khỏi tầm với của bé);
- Có khả năng nhìn và nghe gần giống như người lớn;
- Bi bô, kết hợp nguyên âm và phụ âm như ga-ga-ga, ba-ba-ba, ma-ma, da-da-da.
Mẹ cần làm gì để hỗ trợ cho bé 24 tuần (6 tháng tuổi)?
Bạn có thể khuyến khích bé bằng cách bập bẹ theo bé và cho bé chơi trò chơi nhỏ về từ (“Con cừu kêu, ‘beee,’ ” hay “Con dê kêu, ‘maaa’ “). Hoặc khi bạn nghe thấy bé nói một âm tiết mà bạn không thể xác định được đó là gì, hãy đáp ứng nồng nhiệt với những câu như, “Đúng, đó là một chiếc xe! Xem màu sơn đỏ sáng bóng thế nào nè?” Bé sẽ rất vui khi bạn tiếp tục câu chuyện của bé.
Có thể bạn quan tâm: Cách chọn đồ chơi cho trẻ 6 tháng tuổi vừa vui vừa bổ ích
Sức khỏe và an toàn
Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?
Hầu hết các bác sĩ sẽ không sắp xếp kiểm tra sức khoẻ cho bé ở tuần 24. Về mặt tích cực, nó có nghĩa là không có vấn đề nghiêm trọng với bé; về mặt tiêu cực là bạn sẽ không thể nhận biết bé đang phát triển như thế nào. Hãy chuẩn bị các câu hỏi cho lần kiểm tra vào tháng tiếp theo, nhưng cũng đừng e ngại mà hãy gọi điện ngay cho bác sĩ nếu có bất kì vấn đề gì bạn quan tâm lo lắng mà không thể đợi đến lần tái khám tiếp theo.
Mẹ nên biết thêm những gì?
Tiêm chủng vắc xin
Các bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn nên cho bé tiêm các loại vắc xin viêm gan B, uốn ván, bại liệt, ho gà và vắc xin ngừa rotavirus. Vắc xin phế cầu khuẩn sẽ giúp bé chống lại vi khuẩn viêm màng não, viêm phổi và viêm tai; vắc xin Hib chống lại vi khuẩn Haemophilus Influenzae loại B (có thể gây viêm màng não do vi khuẩn, viêm phổi, viêm nắp thanh quản), và các vắc xin ngừa rotavirus sẽ chống lại một loại virus gây ra bệnh cúm dạ dày. Ngoài ra, vào mùa cúm, bé cũng có thể được chủng ngừa cúm.
Làm thế nào để bé không quá sợ tiêm ngừa?
Hãy hỏi bác sĩ hoặc y tá xem liệu bạn có thể giữ em bé trong lòng hơn là cho bé nằm lên bàn khi tiêm. Hãy giữ bình tĩnh và đánh lạc hướng bé bằng cách nói chuyện với bé bằng một giọng nói nhẹ nhàng hấp dẫn. Bé sẽ cảm nhận được ngôn ngữ cơ thể của bạn. Bạn có thể đưa cho bé bình sữa, vú, núm vú ngay sau đó để xoa dịu khi bé khóc. Một số bằng chứng cho thấy cho con bú khi tiêm ngừa có thể giúp bé ít khóc hơn.
Tuy vậy, những mũi tiêm ngừa vẫn không đảm bảo sẽ bảo vệ bé hoàn toàn. Một số vắc xin cần được tiêm nhắc lại nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định để đảm bảo bé được miễn dịch hoàn toàn. Những rủi ro của việc không tiêm chủng lớn hơn hẳn những rủi ro tương đối nhẹ của một mũi tiêm chủng. Các phản ứng nghiêm trọng xảy ra khi tiêm là rất hiếm. Vì vậy, tốt nhất bạn hãy cho bé tiêm phòng đầy đủ. Hãy theo dõi bé một cách cẩn thận sau khi tiêm ngừa và báo với bác sĩ khi có bất cứ phản ứng nghiêm trọng nào ở trẻ.
Dị ứng thức ăn
Đối với trẻ sơ sinh trong gia đình có tiền sử dị ứng, bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp phòng ngừa sau đây cho bé.
- Cho bé ăn dặm muộn. Hiện tại, nhiều chuyên gia tin rằng chất gây dị ứng tiềm năng được phát hiện càng trễ thì càng ít khả năng xảy ra tình trạng dị ứng. Do đó, hầu hết các bác sĩ khuyên bạn nên trì hoãn việc cho bé ăn dặm, đặc biệt là khi bạn hoặc bạn đời hoặc người thân trong gia đình bé có di truyền dị ứng.
- Tiếp tục cho bú sữa mẹ. Trẻ bú bình có nhiều khả năng bị dị ứng hơn so với trẻ bú sữa mẹ có lẽ vì sữa bò là một nguyên nhân tương đối phổ biến gây ra các phản ứng dị ứng. Nếu bạn đang cho bé bú sữa mẹ, hãy tiếp tục cho bé bú trong toàn bộ năm đầu đời. Bạn cũng có thể dùng sữa có nguồn gốc đậu nành cho bé, tuy nhiên bạn cần lưu ý cũng có một số trẻ có thể dị ứng với đậu nành. Đối với một số trẻ sơ sinh, công thức sữa thủy phân đạm sẽ phù hợp hơn.
- Cho trẻ ăn dặm với chủng loại thức ăn ngày càng đa dạng. Nếu gia đình có tiền sử dị ứng, bạn nên cho bé thử dần từng loại thức ăn riêng biệt. Bạn nên cho bé ăn thử một loại thực phẩm mới trong suốt một tuần trước khi bắt đầu cho bé chuyển qua một loại thức ăn khác. Nếu bé có các dấu hiệu như chóng mặt, phát ban (bao gồm phát ban tã), khạc nhổ quá nhiều, thở khò khè hay chảy nước mũi, hãy ngưng sử dụng các loại thực phẩm này ngay lập tức và không được cho bé dùng trong ít nhất vài tuần. Bạn chỉ nên cho bé ăn lại loại thức ăn trên khi cơ thể bé có thể hấp thụ lại loại thức ăn này mà không bị bất kì nguy hiểm nào.
- Cho bé ăn các thực phẩm ít gây dị ứng trước tiên. Ngũ cốc gạo dành cho bé là loại ngũ cốc ít có khả năng gây dị ứng nhất và thường được các chuyên gia khuyên dùng làm loại thực phẩm khởi đầu cho quá trình tập ăn dặm. Lúa mạch và yến mạch cũng ít gây dị ứng hơn. Hầu hết các loại trái cây và rau quả thường hiếm gây ra tình trạng kích ứng ở trẻ, tuy nhiên nhiều chuyên gia khuyên rằng bạn không nên cho bé ăn quả mọng và cà chua khi bắt đầu ăn dặm. Bạn cũng không nên cho bé dùng sò hến, đậu hà lan, các loại đậu khác ở giai đoạn này. Hầu hết bạn chỉ nên cho bé ăn các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao như đậu phộng, một số gia vị và socola khi bé được ba tuổi.
Hầu hết chứng dị ứng ở trẻ em thường mất đi khi bé lớn lên. Vì vậy, ngay cả khi con bạn quá nhạy cảm với sữa, lúa mì hoặc các loại thực phẩm khác, hãy kiên nhẫn chờ đợi vì các triệu chứng dị ứng có thể biến mất trong một vài năm tới.
Sử dụng lưng địu em bé an toàn
Khi con bạn có thể tự ngồi ở tuần 24, thậm chí chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, đây là lúc bé đã sẵn sàng để chuyển sang sử dụng lưng điệu em bé. Một số phụ huynh nhận thấy việc mang con đi như thế này rất thoải mái và thuận tiện; những người khác lại cảm thấy lúng túng và cảm thấy bị căng cơ. Một số bé rất vui khi được nâng lên cao và nhìn trên cao từ ghế địu trong khi những bé khác lại khó chịu bởi chiếc ghế bấp bênh này.
Để biết được chiếc ghế đeo sau lưng có vừa vặn cho bạn và con hay không, hãy để trẻ ngồi thử trên lưng bạn khi bạn thử hàng mẫu. Nếu bạn sử dụng địu em bé, hãy luôn luôn bảo đảm rằng con bạn đã được thắt chặt một cách an toàn. Bạn cũng cần lưu ý rằng vị trí này cho phép bé có thể làm nhiều thứ sau lưng bạn hơn là chỉ nhìn ngắm xung quanh bao gồm cả kéo lon ra khỏi các kệ ở siêu thị, gõ lên một chiếc bình trong các cửa hàng quà tặng, hái lá từ các bụi cây và cây trong công viên. Hãy nhớ rằng khi mua loại túi đeo này, bạn phải có những ước lượng khác nhau về khoảng cách an toàn – ví dụ như khi bạn bước vào một thang máy đông người hoặc khi đi qua một ô cửa thấp.
Mối quan tâm của mẹ
Những điều mẹ cần quan tâm là gì?
Tìm hiểu thêm: Loại gạo lứt nào tốt cho người tiểu đường?
>>>>>Xem thêm: Điện di collagen có tốt không? Có tác dụng gì cho da
Dạy bé sử dụng ly
Việc dạy bé dùng ly sẽ giúp ích cho bé rất nhiều. Đầu tiên, bé sẽ hiểu rằng có nhiều thức uống và cách uống khác ngoài sữa mẹ hoặc bú bình. Khi biết dùng ly, bé sẽ dễ dàng bỏ bú mẹ hoặc bú bình hơn. Ngoài ra, sử dụng ly cũng giúp bé uống nước, nước trái cây hay sữa dễ dàng hơn khi bạn không ở cạnh để cho bé bú, hoặc khi chai sữa đã không còn tiện dụng. Hãy áp dụng các cách sau để giúp bé dễ dàng sử dụng ly sớm và thành công:
- Chờ đến khi bé có thể ngồi với sự hỗ trợ. Điều này giúp giảm nguy cơ bé mắc nghẹn hoặc sặc;
- Chọn một chiếc ly thích hợp với bé. Sở thích về ly rất khác nhau ở mỗi trẻ, vì thế bạn phải thử cho con dùng nhiều loại ly khác nhau cho tới khi bạn tìm ra chiếc ly mà bé thích nhất. Một số bé thích ly có một hoặc hai tay cầm, một số khác lại thích ly không có tay cầm;
- Chọn ly an toàn. Thậm chí khi đang cầm ly, bé có thể sẽ hất nó xuống đất hoặc mất kiên nhẫn đập mạnh vào ly khi bé không muốn cầm nó nữa. Vậy nên hãy chắc rằng chiếc ly mà bạn sử dụng cho bé là loại ly không vỡ. Một chiếc ly có phần đế nặng sẽ khó bị ngã. Ly giấy hay ly nhựa sẽ không bể nhưng lại không phù hợp cho việc dạy trẻ sử dụng ly vì chúng sẽ dễ bị bé làm bẹp dí và rách;
- Bảo vệ bé khỏi tất cả những gì mà bạn lo ngại khi tập uống cho bé. Dạy bé uống bằng ly sẽ là một vấn đề khá lộn xộn, đôi khi, nước chảy xuống cằm bé còn nhiều hơn là vào bụng. Vì vậy, cho đến khi bé trở nên thành thạo, hãy cho bé dùng yếm không thấm nước. Nếu bạn đang bế bé trong lòng, hãy bảo vệ bé bằng một cái khăn hình vuông hoặc tạp dề không thấm nước;
- Tạo sự thoải mái. Cho bé ngồi thật an toàn trong lòng bạn trong ghế dành cho em bé hoặc được thắt đai bảo vệ an toàn trên ghế cao;
- Cho bé uống những loại thức uống phù hợp. Dễ dàng và gọn gàng nhất là bắt đầu với nước lọc. Một khi bé đã thuần thục, bạn có thể chuyển sang sữa mẹ hoặc sữa bột (không nên sử dụng sữa bò khi bé chưa đủ một tuổi) hoặc nước trái cây pha loãng. Hãy sử dụng các loại nước tùy vào khẩu vị của bé: một vài bé ban đầu chỉ chấp nhận uống một ly nước ép mà không phải là sữa trong khi một số khác lại chỉ thích sữa.
- Sử dụng kỹ thuật. Chỉ cho một lượng nhỏ chất lỏng vào cốc. Giữ ly tại môi và từ từ cho một vài giọt vào miệng bé. Sau đó, lấy ly đi để cho bé nuốt mà không gây nghẹn. Hãy dừng lại mỗi khi bé có tín hiệu đã uống đủ bằng cách quay đầu đi, đẩy ly ra xa hoặc bắt đầu gây rối. Ngay cả với thủ thuật này, bạn vẫn có thể thấy rằng chất lỏng chảy khỏi miệng bé cũng nhiều như phần nước đi vào. Hãy nhớ rằng, thực hành nhiều lần, kiên nhẫn, bền bỉ và cố gắng, bạn sẽ thành công.
- Khuyến khích bé tham gia. Bé có thể sẽ cố lấy chiếc ly từ tay bạn với tư tưởng “con thích tự mình làm hơn cơ”. Hãy để bé thử. Rất ít bé có thể xoay sở với chiếc ly ở độ tuổi còn quá bé. Đừng thất vọng nếu bé làm đổ hết mọi thứ ra ngoài bởi đó là một phần của quá trình học hỏi.
- Bé không dùng ly. Nếu con bạn vẫn không chịu sử dụng ly sau khi cố gắng và thậm chí là sau khi bạn đã thử với rất nhiều loại chất lỏng và loại ly khác nhau, đừng ép bé phải chấp nhận uống ly. Thay vào đó, hãy đặt ly lên kệ trong một vài tuần. Khi thử lại, bạn hãy sử dụng một cái ly mới với với một chút hành động phô trương (“nhìn xem mẹ có gì cho con nè!”) để cố gắng tạo cho bé sự phấn khích. Hoặc bạn có thể để một cái ly rỗng cho bé như một món đồ chơi trong thời gian chờ đợi luyện tập trở lại.