Trẻ 4 tháng tuổi đã bắt đầu biết nói bập bẹ và mọc răng sữa. Vậy, bé 4 tháng tuổi biết làm gì nữa? Nếu biết cách chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi khoa học, bé sẽ phát triển khỏe mạnh, tăng cân nhanh và ít bị bệnh vặt.
Bạn đang đọc: Trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì? Cách chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi khỏe mạnh
4 tháng tuổi là lúc đánh dấu những thay đổi của bé về thể chất. Thời điểm này, bạn nên tìm hiểu nhiều hơn về nhu cầu của trẻ 4 tháng tuổi như những gì khiến bé vui và cách bé 4 tháng tuổi phản ứng với mọi thứ xung quanh. Những thông tin dưới đây của Kenshin.vn sẽ cung cấp cho bạn về sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi cũng như cách chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi trong giai đoạn này.
Nội Dung
Trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì? Sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi
Bạn thắc mắc trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì hay bé 4 tháng biết làm gì? Trẻ 4 tháng tuổi phát triển rất nhanh. Bé 4 tháng tuổi bắt đầu tăng cân, do đó bố mẹ cần cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết cho con. Chiều cao và cân nặng trung bình của bé trai 4 tháng tuổi là thường là 63,8cm và 7kg, còn với bé gái 4 tháng tuổi sẽ là 62cm và 6,4kg.
Cách chăm sóc trẻ 3-4 tháng tuổi không hề đơn giản tí nào. Để chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi tốt nhất, bố mẹ cần hiểu rõ bé 4 tháng tuổi biết làm gì và sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi ra sao.
1. Sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi về vận động
Trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì? Bé 4 tháng tuổi có thể:
>>> Bạn có thể xem thêm: Sự phát triển thị giác của trẻ sơ sinh trong năm đầu đời
2. Sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi về trí não
- Trẻ 4 tháng tuổi bắt đầu hứng thú với việc nhìn các đồ vật với nhiều mẫu, hình dạng và màu sắc
- Cười nhiều hơn, kể cả với người lạ
- Trẻ 4 tháng biết làm gì? Bé tập bắt chước các biểu cảm của người lớn
- Nhận biết mọi người từ xa
- Bập bẹ theo nhiều cách khác nhau (để truyền đạt cảm giác đói, buồn chán, thất vọng, buồn ngủ…)
>>> Bạn có thể xem thêm: Cùng tìm hiểu về sự tăng trưởng và phát triển của trẻ 4 tháng tuổi
Mách mẹ cách chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi khoa học
Mỗi ngày chăm sóc bé yêu, bạn sẽ tích lũy được cho mình kinh nghiệm chăm sóc con. Tuy nhiên, bạn cũng nên tham khảo một số lưu ý dưới đây về cách chăm sóc cho trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi:
- Giấc ngủ của bé: Giấc ngủ của trẻ 4 tháng tuổi bắt đầu ổn định và mẹ sẽ dần có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. Ở độ tuổi này, trẻ có thể ngủ liên tục 6 tiếng vào ban đêm, do đó, bố mẹ không nên lo trẻ đói mà đánh thức con dậy để bú sữa. Ngoài ra, để giúp bé ngủ ngon hơn, trước khi ngủ mẹ có thể mở nhạc cho bé ngủ ngon hoặc bật đèn mờ trong phòng để con bớt sợ. Khi bé giật mình tình dậy giữa đêm, bạn hãy cố gắng dỗ bé ngủ lại.
- Ngăn ngừa hăm tã cho trẻ: Bố mẹ có thể ngăn ngừa hăm tã cho con bằng cách thay tã thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm. Sau mỗi lần thay tã, bạn hãy vệ sinh, lau rửa sạch sẽ cho con. Bạn có thể lấy khăn mềm để lau cho trẻ và không nên chà xát gây tổn thương da trẻ. Khi quấn tã cho bé, bạn nên để tã hơi lỏng, sử dụng tã có lỗ thoáng khí, điều này sẽ giúp cho không khí xung quanh vùng tã lưu thông tốt hơn.
- Cách chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi mọc răng: Ở giai đoạn này, có thể con sẽ bắt đầu mọc răng và chảy nước dãi thường xuyên. Lúc này, trẻ có thể sẽ cho tất cả những đồ vật xung quanh vào miệng. Do đó, bố mẹ hãy cẩn thận khi cho con chơi những đồ vật nhỏ để tránh trở thành mối nguy hiểm gây nghẹt thở cho con.
- Dinh dưỡng: Bé 4 tháng tuổi đã thành thạo việc bú ti mẹ. Ở thời điểm này, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là thức ăn chính của trẻ nhỏ. Mỗi ngày, bé 4 tháng tuổi nên ăn khoảng 6 lần, mỗi lần cách nhau 3 tiếng với lượng sữa dao động từ khoảng 120ml – 180ml. Tổng lượng sữa mỗi ngày mà bé bú nên rơi vào khoảng 900ml -1200ml.
>>> Bạn có thể xem thêm: Chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng: Cần chăm con thế nào cho đúng?
Bí quyết chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi để con phát triển khỏe mạnh
Tìm hiểu thêm: Trà thì là: Ngủ ngon, đẹp da và hơn 10 lợi ích khác
>>>>>Xem thêm: Các thói quen buổi sáng giúp bạn sống khỏe hơn mỗi ngày
Chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi bằng cách cho bé hoạt động nhiều hơn
Bạn có thể giúp bé 4 tháng tuổi hoạt động cả tay và chân bằng cách đặt con lên bụng và để bé tự đẩy mình lên. Trẻ 4 tháng tuổi có thể khóc khi nằm trên bụng bạn vì chưa quen với tư thế này nhưng rồi bé sẽ quen dần. Bé sẽ nâng cao đầu và vai của mình cũng như sử dụng cánh tay để hỗ trợ. Động tác chống đẩy nhỏ này giúp trẻ 4 tháng tuổi tăng cường sức mạnh cho cơ bắp và có được tầm nhìn tốt hơn về những gì đang xảy ra xung quanh.
Bé thậm chí có thể khiến bạn ngạc nhiên bằng cách lăn từ phía trước ra phía sau. Nếu có lắc đồ chơi con yêu thích bên cạnh thì bé sẽ lăn người lại. Bố mẹ hãy vỗ tay và mỉm cười để khuyến khích và động viên bé, nhớ là hãy vỗ nhẹ, cười khẽ vì những động tác mạnh từ bạn đôi khi sẽ khiến bé hoảng sợ.
>>> Bạn có thể xem thêm: Đồ chơi cho trẻ em: Bí quyết chọn đồ chơi theo độ tuổi
Chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi bằng cách cùng chơi với con
Trẻ 4 tháng tuổi có thể chơi đùa nhiều hơn nên bố mẹ hãy khuyến khích con khám phá và chơi với các đồ vật khác nhau. Một cái trống lắc sẽ khiến bé vui thích vì được nghe âm thanh vui tai. Tuy nhiên, bố mẹ cần xem chừng để bé không ngậm và nuốt gây nguy hiểm.
Những món đồ treo trên nôi cũng là một lựa chọn tốt vì sẽ khiến bé thích thú khi khám phá. Một khi giữ vật gì đó, bé sẽ mò mẫm nó trong một lúc rồi đưa vào miệng. Bố mẹ hãy cẩn thận tránh đồ chơi va vào mặt khiến con khóc. Ngoài ra, bé cũng có thể chơi với bàn tay và bàn chân của mình mà không đòi bạn chú ý hay quan tâm.
>>> Bạn có thể xem thêm: Lợi ích khi cho bé chơi với bạn ngay từ nhỏ
Giúp con hiểu và sử dụng ngôn ngữ thích hợp
Bé sẽ chú ý đến nét mặt và những âm thanh mà bạn tạo ra rồi phản ứng lại. Vì vậy, trong quá trình chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi, nếu bạn tạo ra một âm thanh buồn cười, bé chắc chắn sẽ cười theo.
Bập bẹ bắt chước lại tiếng nói của bố mẹ cũng là điều mà bé đang cố gắng làm. Đây là bước đầu tiên trong quá trình phát triển kỹ năng giao tiếp. Bạn có thể nghe thấy bé gọi “ba” hoặc “ma”. Dù vậy, bé vẫn chưa phát âm rõ là “bố” hoặc “mẹ”.
Bạn có thể khuyến khích bé nói chuyện bằng cách bắt chước biểu hiện trên khuôn mặt và âm thanh của con. Nếu bạn phản ứng khi bé tạo ra âm thanh và cố gắng nói điều gì đó, bé sẽ học được tầm quan trọng của ngôn ngữ cũng như thử với nhiều loại âm thanh.
>>> Bạn có thể xem thêm: 12 cách giúp bạn cùng trò chuyện với con
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích cho bạn về việc bé 4 tháng tuổi biết làm gì, sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi và cách chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi. Chúc trẻ 4 tháng tuổi nhà bạn phát triển tốt!