Trẻ bị dị ứng thời tiết thường có biểu hiện hắt hơi, chảy mũi, mắt đỏ hoặc ngứa. Chỉ với vài bí quyết đơn giản là bạn đã có thể giúp con bớt khó chịu do dị ứng thời tiết.
Bạn đang đọc: Trẻ bị dị ứng thời tiết: Mách mẹ bí quyết để bé nhanh khỏi?
Dị ứng thời tiết có thể xảy ra ở bất kỳ ai nhưng trẻ em vẫn là đối tượng có nguy cơ cao nhất. Trẻ dị ứng thời tiết thường có hệ miễn dịch yếu và cơ địa rất nhạy cảm với các tác nhân gây dị ứng. Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ nguyên nhân và cách xử lý tốt nhất khi trẻ gặp phải tình trạng này.
Nội Dung
Dấu hiệu khi bé bị dị ứng thời tiết
Trẻ bị dị ứng thời tiết kéo dài có thể liên quan mật thiết đến một số bệnh lý như hen suyễn, eczema, viêm mũi dị ứng nên bạn cần lưu ý. Các dấu hiệu thường gặp khi bé bị dị ứng thời tiết là:
- Trẻ bị dị ứng thời tiết nổi mẩn ngứa, đỏ, bong tróc vảy
- Chảy mũi, hắt hơi
- Nghẹt mũi
- Ho
- Sốt, đau đầu
- Mắt đỏ, chảy nước mắt
- Viêm kết giác mạc
- Nếu trẻ có biểu hiện thở dốc, hụt hơi khi gặp tác nhân dị ứng, rất có thể bé bị hen suyễn dị ứng khi thời tiết thay đổi.
Cần làm gì khi trẻ bị dị ứng thời tiết?
Để đối phó với tình trạng dị ứng thời tiết ở trẻ em, việc đầu tiên bạn cần làm là hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, sau đó là điều trị các triệu chứng bệnh.
- Khi trời nổi gió, cần đóng cửa sổ. Nếu có điều kiện, bạn có thể sử dụng máy lọc không khí hoặc máy điều hòa
- Khi thời tiết thay đổi, hạn chế cho trẻ ra ngoài vui chơi để tránh tiếp xúc với phấn hoa
- Tắm rửa, rửa tay, thay quần áo sạch sau khi đi ra ngoài.
- Nếu trẻ bị viêm mũi dị ứng thời tiết, cho bé rửa mũi bằng nước muối sinh lý hay xông hơi với tinh dầu
Nếu những biện pháp trên không làm thuyên giảm triệu chứng bệnh ở trẻ, cần đưa con đi bác sĩ khám ngay bởi vì bé có nguy cơ mắc phải các bệnh lý nghiêm trọng hơn. Trẻ bị dị ứng thời tiết uống thuốc gì? Thông thường, bác sĩ có thể chỉ định cho bé dùng một số thuốc có chứa decongestant, thuốc kháng histamine hay thuốc xịt mũi có chứa steroid.
Trẻ bị dị ứng thời tiết cần kiêng gì?
1. Thực phẩm quá nhiều đạm
Protein rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, nếu bị dị ứng thời tiết, lượng protein quá nhiều trên bề mặt của các thực phẩm tươi sống, thức ăn tái, gỏi sống, sushi có thể kích thích phản ứng dị ứng ở 25% những người bị viêm mũi dị ứng thời tiết. Nó gây ra những biểu hiện như ngứa môi, miệng hoặc cổ họng. Phản ứng dị ứng với các protein bề mặt thực phẩm hoặc phấn hoa thường ngắn và không giống như dị ứng thức ăn.
2. Về hoa quả, trái cây
Một số loại trái cây có thể còn dính lượng phấn hoa trên bề mặt gây dị ứng. Do đó mẹ cần rửa sạch hoa quả trước khi cho bé ăn, tránh để bé ăn các loại trái cây hái ngoài đường chưa rửa sạch.
3. Trẻ bị dị ứng thời tiết cần tránh ăn bắp và cần tây
Trên thực tế, bắp (ngô) và cần tây là 2 loại rau quả có thể kích thích dị ứng, đặc biệt là viêm mũi dị ứng. Cần tây có chứa các protein giống với phấn hoa và là chất kích thích mạnh cho tình trạng dị ứng. Do đó, bạn cần nấu chín loại rau này.
4. Các loại hạt
Các loại hạt như hạt hướng dương, hạnh phân, hạt phỉ cũng có thể kích thích các phản ứng dị ứng ở trẻ bị viêm mũi dị ứng.
5. Chất phụ gia
Một số chất phụ gia có trong thực phẩm đóng hộp có thể khiến trẻ bị dị ứng, nhất là viêm mũi dị ứng. Chất phụ gia có thể là phẩm màu nhân tạo, chất bảo quản hay hương liệu.
7. Trẻ bị dị ứng thời tiết cần tránh thức ăn và đồ uống lạnh
Trẻ bị viêm mũi dị ứng, hen suyễn dị ứng hoặc có các biểu biện dị ứng tương tự cần tránh các loại đồ uống, thức ăn lạnh bởi chúng có thể gây co thắt phế quản, gây ra các cơn ho kéo dài. Trẻ nhỏ đặc biệt rất thích các món lạnh như kem. Do đó, bạn cần lưu ý điều này. Đặc biệt, hạn chế uống nước đá lạnh vì chúng sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch cơ thể, khi đó các tác nhân dị ứng sẽ dễ tấn công cơ thể.
Nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng thời tiết
Khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng (dị nguyên), hệ miễn dịch sẽ giải phóng một hoạt chất có tên histamine vào trong máu để chống lại và gây ra những biểu hiện dị ứng thời tiết.
Khi thời tiết thay đổi đột ngột, nóng hoặc lạnh thất thường, thời tiết giao mùa, gió mùa xuất hiện và có thể mang dị nguyên đi khắp nơi. Trẻ dị ứng thời tiết thường do tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng có mặt ở khắp nơi, không chỉ trong nhà mà còn ở ngoài trời như:
- Phấn hoa, bụi mạt
- Nhiệt độ tăng/giảm đột ngột
- Áp suất khí quyển giảm đột ngột
- Độ ẩm tăng cao, ẩm ướt làm nấm mốc sinh sôi.
Cách phòng tránh dị ứng thời tiết ở trẻ em
Tìm hiểu thêm: Mách bạn cách chữa nhiệt miệng bằng lá bàng đơn giản mà hiệu quả
>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu tắc vòi trứng: Dễ nhận diện nhưng cũng dễ nhầm lẫn
Thời tiết thay đổi là yếu tố khách quan mà bạn không thể tác động. Do đó, chủ động phòng tránh bệnh là điều rất quan trọng để tránh trẻ bị dị ứng thời tiết.
Bạn có thể ngăn ngừa dị ứng thời tiết ở trẻ em bằng cách nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch thông qua một chế độ dinh dưỡng hợp lý:
- Bổ sung đầy đủ vitamin C từ các loại trái cây, rau củ quả như ổi, quýt, cam, cà chua, ớt chuông…
- Bổ sung probiotic từ sữa chua. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, probiotic sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cũng như làm dịu các triệu chứng viêm mũi dị ứng ở người bệnh.
- Tăng cường các loại gia vị giàu chất kháng khuẩn, kháng viêm và chất chống oxy hóa như tỏi, gừng, nghệ trong khẩu phần ăn cho bé. Sữa nghệ là một món mới lạ nhưng rất dinh dưỡng cho bé yêu nhà bạn đấy.
Trẻ bị dị ứng thời tiết không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu tiền sử gia đình có người mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp như hen suyễn thì bạn cần lưu ý vấn đề này nhé. Hy vọng những chia sẻ trên giúp bạn tìm ra cách đối phó với dị ứng thời tiết ở trẻ hiệu quả.