Trẻ bị hăm tã: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Trẻ bị hăm tã: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Trẻ bị hăm tã: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Trẻ bị hăm tã là tình trạng phổ biến. Mặc dù tình trạng viêm da này ít khi nguy hiểm, không cần đến bệnh viện nhưng sẽ khiến bé yêu khó chịu, quấy khóc ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của trẻ. Vậy dấu hiệu nhận biết trẻ bị hăm tã gì? Làm sao để điều trị? 

Bạn đang đọc: Trẻ bị hăm tã: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Bài viết sau của Kenshin.vn sẽ giải đáp mọi thắc mắc xoay quanh vấn đề hăm tã ở trẻ em để bạn tham khảo thông tin chăm sóc con hữu ích. Tuy nhiên, một vài trường hợp hăm tã nghiêm trọng thì cách tốt nhất là bạn nên đưa con đi khám nhé!

Định nghĩa

Hăm tã là gì?

Bạn đang thắc mắc hăm tã là gì? Hăm tã hoặc viêm da tã lót là một dạng viêm da ở vùng mặc tã. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ trong giai đoạn mang tã và có thể khiến vùng da bị ảnh hưởng của bé ửng đỏ, sáng bóng và làm bé khó chịu. Bệnh thường do tã không được thay hoặc bị ướt thường xuyên hoặc do da bị cọ xát nhiều. Hăm tã không gây nguy hại nhiều cho bé tuy nhiên bạn không nên chủ quan vì trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh hăm có thể chuyển thành dạng nấm hoặc nhiễm khuẩn.

Trẻ mấy tháng thường bị hăm tã (viêm da tã lót)?

Mặc dù bất cứ trẻ sử dụng tã đều có thể mắc chứng hăm tã, tuy nhiên trẻ nhỏ là đối tượng mắc phải nhiều nhất. Theo thống kê, có đến hơn 50% trẻ từ 6-9 tháng tuổi bị hăm tã. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

>>> Bạn có thể xem thêm: 4 vấn đề thường gặp ở làn da trẻ sơ sinh mẹ không nên xem thường

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của hăm tã (viêm da tã lót) là gì?

Trẻ bị hăm tã: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Triệu chứng thông thường của chứng viêm da tã lót là da sẽ tấy đỏ và rát ở vùng trẻ mặc tã. Triệu chứng này thường bắt đầu với những chấm nổi nhạt màu hồng, sau đó ngày càng lớn hơn và nhanh chóng lan khắp vùng mặc tã nếu không điều trị. Ở trường hợp nặng nhất, da sẽ chuyển màu đỏ và bắt đầu tróc ra. Các nếp gấp da có thể đau rát. Tình trạng này sẽ khiến em bé hay quấy khóc, đặc biệt là sau khi đi tiểu hoặc đi ngoài. Tuy nhiên, hăm tã thường không gây sốt.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Có thể bạn quan tâm: Trẻ bị hăm tã: Những dấu hiệu giúp mẹ dễ nhận biết

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu da của bé không cải thiện sau vài ngày thoa thuốc tại nhà, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn. Đôi khi, bé sẽ cần dùng thuốc kê toa để điều trị hăm tã.

Hãy cho con bạn đi kiểm tra ở bệnh viện nếu các nốt đỏ:

  • Nghiêm trọng hoặc bất thường;
  • Bị nặng hơn mặc dù đã điều trị tại nhà;
  • Chảy máu, ngứa hoặc chảy mủ;
  • Khi đi tiểu hoặc đi tiêu sẽ bị bỏng rát hoặc đau đớn;
  • Kèm theo cơn sốt.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra hăm tã (viêm da tã lót) là gì?

Nguyên nhân gây ra hăm tã có thể là do phần da vốn đã mỏng manh và nhạy cảm của bé phải thường xuyên tiếp xúc với các chất gây kích ứng, nấm hoặc vi khuẩn tích tụ ở tã và cọ xát với bề mặt tã. Các chất liệu thấm nước nhân tạo ở tã dùng một lần hoặc dung dịch diệt khuẩn cũng có thể gây kích ứng.

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hăm tã (viêm da tã lót)?

Bé có nguy cơ bị hăm tã nếu:

  • Bé mặc tã quá chật;
  • Bạn không thường xuyên thay tã mới cho bé;
  • Bé bị kích ứng với bột giặt hoặc các chất trong tã;
  • Bạn không lau khô da cho bé trước khi cho bé mặc tã;
  • Bé bị tiêu chảy cấp;
  • Cho bé mang các loại tã có chất liệu thô ráp;
  • Khí hậu nóng, ẩm ở những nước nhiệt đới như Việt Nam là môi trường thuận lợi cho hăm tã xuất hiện ở trẻ.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bé không thể bị hăm tã. Những yếu tố trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

>>> Bạn có thể xem thêm: Chọn tã đúng cách: Nên dùng tã hay miếng lót cho con?

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị hăm tã (viêm da tã lót)?

Tìm hiểu thêm: 6 mẹo dân gian chữa đau đầu cho bà bầu và những lưu ý cần nhớ

Trẻ bị hăm tã: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

>>>>>Xem thêm: Tác dụng của đạp xe tại chỗ: Giảm cân, tăng cường hormone hạnh phúc

Cách điều trị bao gồm dùng kem và thuốc mỡ bôi lên da và thay tã thường xuyên. Nếu kích ứng do nước tiểu là vấn đề chủ yếu, bạn có thể dùng thuốc mỡ có chứa oxit kẽm để làm giảm bệnh. Nên bôi ở mỗi lần thay tã, sau khi rửa sạch bằng nước ấm và lau khô vùng mặc tã.

Nếu mẩn ngứa kéo dài kể cả khi đã điều trị bằng các cách trên, bạn có thể thay loại tã khác. Một số em bé nhạy cảm với hóa chất trong tã vải và một số khác bị kích ứng với chất liệu nhân tạo ở tã dùng một lần. Bạn nên đổi sang dùng nhãn hiệu tã khác hoặc giặt tã 2-3 lần có thể giải quyết được vấn đề.

Ngoài ra bác sĩ có thể kê toa các loại kem chống nấm nếu bé của bạn bị nhiễm nấm hoặc thuốc kháng sinh nếu bé bị nhiễm khuẩn.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hăm tã (viêm da tã lót)?

Chứng hăm tã rất phổ biến do đó hầu hết mọi người khi chăm sóc trẻ đều có thể phát hiện ra khi chứng hăm tã xuất hiện. Tuy nhiên tốt hơn hết, bạn vẫn nên đưa bé đến gặp bác sĩ để có được chẩn đoán và phương pháp điều trị tốt nhất. Bạn nên cho bác sĩ biết về nhãn hiệu tã, sữa dưỡng da, xà phòng hay bất cứ thứ gì có tiếp xúc với da của bé.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của hăm tã (viêm da tã lót)?

Những việc nên làm giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng hăm tã của bé:

  • Cố gắng hết sức để ngăn ngừa hăm tã bằng cách giữ cho vùng da mặc tã của em bé càng khô ráo càng tốt;
  • Để da thoáng với không khí càng nhiều càng tốt;
  • Cho bé mặc tã có kích thước phù hợp và thay tã thường xuyên;
  • Dùng nước ấm và khăn bằng vải mềm để làm sạch vùng mặc tã sau khi em bé tiểu. Có thể cho một lượng nhỏ sữa tắm cho em bé lên khăn mềm để lau sau khi trẻ đi ngoài;
  • Bôi thuốc mỡ oxit kẽm hoặc thuốc mỡ trị nấm mỗi lần thay tã;
  • Đi khám nếu em bé bị sốt;
  • Đi khám nếu mẩn đỏ nặng hơn mặc dù đã điều trị tại nhà hoặc lan ra ngoài vùng mặc tã;
  • Gọi cho bác sĩ nếu em bé không chịu bú sữa mẹ hay sữa bình hoặc xảy ra nôn mửa hoặc tiêu chảy.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được giải đáp tốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *