Vào mùa hè, trẻ nhỏ dành thời gian vui chơi ngoài trời nhiều hơn nên thường không tránh khỏi nguy cơ bị côn trùng cắn, nhất là một số loài kiến lửa. Vậy, trẻ bị kiến cắn có sao không và cách xử trí thế nào? Tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây của Kenshin để biết cách chăm sóc và phòng ngừa tình trạng trẻ bị kiến cắn.
Bạn đang đọc: Trẻ bị kiến cắn: Cách xử lý đúng chuẩn y khoa, giảm đau ngứa hiệu quả
Nội Dung
Trẻ bị kiến cắn có những triệu chứng gì?
Trẻ bị kiến cắn, phổ biến nhất là kiến lửa, thường có những triệu chứng chủ yếu như đau, nóng rát, sưng đỏ và ngứa ở vết đốt. Cụ thể những dấu hiệu bị kiến cắn thường gặp ở trẻ em là:
- Đau và nóng rát tại vị trí bị kiến đốt, thường kéo dài khoảng 10 phút và không đau như khi ong đốt.
- Ngứa sau cơn đau có thể kéo dài lâu hơn, thậm chí là cả tuần, đặc biệt là khi trẻ gãi liên tục hoặc không bôi thuốc.
- Vết đốt đỏ lên: Trẻ bị kiến cắn sưng đỏ là điều bình thường. Nhiễm trùng do kiến cắn hiếm khi xảy ra.
- Sưng tấy thông thường tại chỗ đốt có thể tăng lên trong 24 giờ nhưng điều này không gây rủi ro. Một số trường hợp trẻ bị kiến cắn sưng tấy nghiêm trọng hơn có thể lan rộng qua những vùng da khác.
- Mụn nước nhỏ hoặc mụn mủ có thể xuất hiện tại chỗ đốt sau vài giờ. Mụn phát triển và “có miệng” sau 1 đến 2 ngày. Nếu mụn nước bị vỡ, bạn cần chú ý đến nguy cơ nhiễm trùng.
Trong một vài trường hợp, trẻ dị ứng với nọc độc côn trùng sẽ có triệu chứng như sưng mặt và nổi mề đay khắp người sau khi trẻ bị kiến cắn. Trong số đó, có khoảng 1 đến 2% trẻ có nguy cơ phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Tình trạng này được gọi là sốc phản vệ rất nguy hiểm. Các triệu chứng sốc phản vệ khi trẻ bị kiến cắn bao gồm:
- Bé bị kiến cắn sưng to vùng mặt/mắt/cổ họng.
- Nổi mề đay
- Co thắt đường thở
- Khó nuốt
- Khó thở
- Buồn nôn
- Chóng mặt
- Huyết áp thấp do mạch máu bị vỡ…
Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, sốc phản vệ có thể dẫn đến tử vong. Mặc dù sốc phản vệ rất hiếm khi xảy ra nhưng bạn vẫn nên lưu ý. Việc sớm phát hiện các triệu chứng bất thường là điều cần thiết để giúp trẻ được chữa trị kịp thời.
Trẻ bị kiến cắn có sao không?
Nhiều phụ huynh thắc mắc trẻ bị kiến hôi cắn, bị kiến cánh cắn có sao không? Thực tế, đối với những loại kiến thông thường, nếu trẻ bị cắn một vài vết đốt thì sẽ không sao vì nọc độc của kiến thường không gây hại nhiều. Tuy nhiên, trẻ nhỏ thường dễ vô tình “quấy rầy” ổ kiến lửa ngoài sân, ở bãi cỏ, gốc cây… mà không nhận ra hoặc không biết phải làm gì khi bị kiến lửa cắn và có nhiều vết đốt.
Hơn nữa, trẻ nhỏ bị “tấn công” bởi cả đàn kiến lửa có thể là vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt là trong trường hợp trẻ dị ứng với nọc độc của kiến. Lúc này, chỉ cần một vài vết đốt cũng có thể rất tồi tệ và khiến trẻ gặp rủi ro từ các phản ứng dị ứng. Vì vậy, ba mẹ không nên chủ quan khi con bị kiến lửa cắn. Thay vào đó, bạn cần biết cách chăm sóc vết đốt và theo dõi cẩn thận phản ứng của bé để xử lý kịp thời.
Xử lý vết đốt khi trẻ bị kiến cắn như thế nào?
Tìm hiểu thêm: Benzyl alcohol là gì? Benzyl alcohol trong mỹ phẩm có tác dụng gì?
Trẻ bị kiến cắn không nguy hiểm nhưng có thể gây khó chịu trong vài ngày. Đối với trẻ nhỏ có làn da mỏng manh và nhạy cảm, việc bị kiến lửa cắn có thể gây sưng đỏ, mưng mủ và thậm chí là để lại sẹo thâm từ vết đốt. Do đó, để giúp con xoa dịu vết kiến đốt hiệu quả, bạn nên thực hiện các bước xử lý sau đây:
- Bước 1: Nếu kiến vẫn còn bám trên người của bé, bạn hãy cố gắng nhặt kiến ra bằng tay. Hạn chế phủi mạnh kiến hoặc tưới nước lên chúng. Bởi vì hành động phủi mạnh có thể làm cho kiến trở nên hung dữ hơn và đổ nước lên sẽ khiến cho kiến bám chặt vào da hơn để tiếp tục đốt.
- Bước 2: Cẩn thận rửa vùng da bị kiến cắn bằng xà phòng và nước.
- Bước 3: Trị kiến cắn cho bé bằng cách chườm mát vết kiến đốt trên da trẻ bằng khăn bọc đá lạnh.
- Bước 4: Bé bị kiến cắn bôi gì? Bạn có thể bôi gel lô hội… lên da trẻ nhằm giảm đau và ngứa.
- Bước 4: Đến bệnh viện ngay nếu trẻ bị kiến cắn có phản ứng dị ứng hoặc nghiêm trọng hơn là sốc phản vệ.
Vết đốt của kiến lửa thường có thể tự khỏi sau khoảng 10 ngày. Tuy nhiên, nếu trẻ bị kiến cắn sưng mủ phải làm sao? Nếu mụn nước hoặc mụn mủ từ vết đốt vỡ ra thường dễ gây nhiễm trùng. Nếu sau khi trẻ bị kiến cắn, vết đốt sưng đau kéo dài hoặc nhiễm trùng thì trẻ cần đi khám để được bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp.
Mặt khác, đối với trường hợp trẻ dị ứng với nọc độc của kiến, bác sĩ có thể cho trẻ uống thuốc kháng histamine để kiểm soát tình trạng sưng ngứa. Nếu trẻ có phản ứng dị ứng nghiêm trọng hơn sau khi bị kiến cắn, trẻ có thể cần được tiêm thuốc chống sốc phản vệ hoặc nhập viện để bác sĩ xử lý kịp thời.
Cách phòng ngừa kiến cắn ở trẻ em
>>>>>Xem thêm: Vảy nến thể giọt: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Trẻ bị kiến đốt có thể nghiêm trọng nếu có nhiều vết đốt hoặc dị ứng với nọc độc của kiến. Hơn nữa, trẻ nhỏ thường là đối tượng dễ bị kiến cắn vì trẻ vẫn chưa ý thức được một số rủi ro khi chọc vào ổ kiến lửa. Vì vậy, bạn nên áp dụng một số giải pháp sau đây để ngăn ngừa nguy cơ trẻ bị kiến đốt:
- Kiến thường làm tổ ở những gò đất, gốc cây hoặc các kẽ tường trong nhà. Vì vậy, bạn nên dạy trẻ biết quan sát, tránh xa ổ kiến, không chọc phá ổ kiến khi vui chơi ngoài sân vườn, công viên, bãi cỏ…
- Đàn kiến bò dưới đất nên thường “tấn công” hai chân của trẻ trước. Do đó, bạn nên nhắc nhở, yêu cầu trẻ mang giày kín chân và nên mang vớ (tất) chân khi vui chơi ngoài trời
- Dặn dò trẻ thông báo ngay cho người lớn khi bị kiến đốt hoặc côn trùng đốt
- Nếu nhà bạn có sân vườn hoặc bãi cỏ, bạn nên kiểm tra ổ kiến trong những lúc làm vườn hoặc dọn dẹp. Nếu có nhiều ổ kiến thì nên phun thuốc để giảm thiểu nguy cơ trẻ vô tình chọc vào ổ kiến và bị kiến đốt.
Trẻ bị kiến cắn một vài đốt thường không sao nhưng việc chọc vào ổ kiến lửa thì có thể khiến trẻ bị đốt nhiều hơn, gây tổn thương ở vùng da bị kiến đốt. Vì vậy, ngoài việc biết xử lý vết đốt đúng cách, ba mẹ cũng nên chú ý hơn đến việc phòng ngừa kiến cắn ở trẻ nhỏ.