Trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài: Bố mẹ cần làm gì?

Trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài: Bố mẹ cần làm gì?

Trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài: Bố mẹ cần làm gì?

Trẻ em thường xuyên gặp phải tình trạng nôn mửa mà không có sốt và không đi ngoài. Điều này có thể làm cho các bậc phụ huynh lo lắng và bối rối về cách xử lý tình hình. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp các thắc mắc của bố mẹ và cung cấp các biện pháp cần thiết để giúp trẻ vượt qua tình trạng này một cách an toàn và hiệu quả.

Bạn đang đọc: Trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài: Bố mẹ cần làm gì?

Nguyên nhân trẻ bị nôn nhiều không sốt 

Trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài: Bố mẹ cần làm gì?

Nhiều bố mẹ thường lúng túng khi thấy con bị nôn liên tục, nhất là các bé còn nhỏ. Theo các chuyên gia nhi khoa, đa phần các trường hợp trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài thường không gây hại cho con. Tuy nhiên nôn mửa chính là phản xạ để trẻ tống khứ những tạp chất gây hại ra khỏi cơ thể, có thể xuất phát từ những nguyên nhân như:

1. Trẻ nôn do viêm dạ dày, ruột 

Viêm dạ dày ruột là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị nôn mửa, đau bụng. Tình trạng này còn được gọi là cúm dạ dày. Cúm dạ dày thường do virus như rota virus hoặc norovirus hoặc cũng có thể do vi khuẩn từ thực phẩm chưa được nấu chín hay quá hạn gây ra. Một số ít trường hợp viêm dạ dày ruột gây nôn mửa ở trẻ có thể do ký sinh trùng gây ra. Ban đầu khi bị cúm dạ dày, trẻ có thể chỉ bị nôn trớ, nôn mửa liên tục, ồ ạt. Nếu tình trạng này kéo dài cũng có thể tiến triển thêm sốt và tiêu chảy.

2. Ngộ độc hoặc dị ứng với thực phẩm 

Trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài có thể là phản ứng của ngộ độc thực phẩm hoặc dị ứng với thức ăn. Sữa, trứng, cá, hải sản, đậu phộng, vừng, đậu nành, lúa mì… là những tác nhân gây dị ứng phổ biến. Bệnh thường khởi phát ngay sau khi trẻ ăn phải thức ăn không đảm bảo vệ sinh hoặc thức ăn gây dị ứng. Nếu trẻ bị nôn mửa liên tục do ngộ độc thức ăn thường không có sốt, có thể có hoặc không có tình trạng tiêu chảy kèm theo.  Ngoài ra, trẻ nhỏ có thể biểu hiện quấy khóc vì khó chịu, bụng chướng, trẻ lớn có thể than đau bụng, hay nổi mề đay dị ứng kèm ngứa.

3. Các nguyên nhân nghiêm trọng khác 

Tìm hiểu thêm: Vì sao trẻ bị đau đầu buồn nôn? Bạn nên chăm sóc trẻ như thế nào?

Trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài: Bố mẹ cần làm gì?

Nếu tình trạng trẻ bị nôn liên tục dù không sốt không đi ngoài kéo dài trên 24 giờ, bố mẹ có thể nghĩ đến những nguyên nhân nghiêm trọng hơn chẳng hạn như:

Nhiễm trùng đường tiết niệu 

Nôn mửa cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ em, phổ biến ở trẻ nhỏ. Các triệu chứng nhận biết nhiễm trùng tiểu khác ở trẻ em thường không rõ ràng như có thể bao gồm:

  • Sốt
  • Mệt mỏi, bú kém
  • Cáu kỉnh
  • Đau khi đi tiểu, tiểu nhiều lần
  • Nước tiểu có mùi hôi
  • Tiểu đỏ.

Tắc ruột 

Đây là một trường hợp khẩn cấp cần được phẫu thuật sớm, có thể gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi bị tắc ruột, trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài nhưng bụng chướng căng và chất nôn có màu xanh như mật hoặc màu vàng, đôi khi ói ra dịch nâu hay máu đỏ tươi. Tắc ruột ở trẻ lớn hơn có thể do lồng ruột. Tình trạng tắc ruột có thể dẫn đến ruột bị yếu, hoại tử, mất nước và các vấn đề sức khỏe khác cần được can thiệp y tế kịp thời.

Hẹp môn vị 

Hẹp môn vị là một trong những tình trạng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và là nguyên nhân khiến trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài. Khi phần cơ vòng giữa dạ dày và ruột non (còn gọi là môn vị) bị hẹp sẽ ngăn cản thức ăn đi vào ruột non. Sự tắc nghẽn này thường ảnh hưởng đến trẻ nhỏ trong khoảng từ 2-6 tuổi. Vậy nên nếu trẻ bị nôn liên tục lặp lại, nôn trớ sau khi ăn hay bú mẹ mà không có dấu hiệu sốt hay đi ngoài thì tốt nhất mẹ nên nhanh chóng đưa đi bé đi khám.

Viêm ruột thừa 

Đây là một nguyên nhân hiếm gặp khác gây nên tình trạng nôn mửa ở trẻ, có thể xuất hiện ở trẻ trên 10 tuổi. Trẻ nhỏ hơn thường ít bị nôn ói do nguyên nhân viêm ruột thừa. Trẻ bị viêm ruột thừa có thể kêu đau bụng dữ dội hơn, chán ăn, nôn mửa, cảm thấy khó chịu khi cử động.

Trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài: Cần được chăm sóc và xử lý như thế nào? 

Trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài: Bố mẹ cần làm gì?

>>>>>Xem thêm: Hội chứng Kartagener

Phần lớn những đợt trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài có thể được điều trị tại nhà, miễn là trẻ không bị mất nước và tỉnh táo, vui vẻ chơi đùa. Tuy nhiên, nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi bị nôn liên tục nghi ngờ viêm dạ dày ruột bố mẹ cần nhanh chóng đi con đi khám.

Điều quan trọng khi chăm sóc con bị nôn mửa liên tục tại nhà là bố mẹ cần bù nước và khoáng chất đầy đủ cho bé. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần lưu ý:

  • Tăng lượng sữa mẹ cho trẻ bú mẹ, nếu trẻ bị nôn trớ, hãy cho trẻ tạm ngưng khoảng 5-10 phút trước khi tiếp tục bú sữa sau đó. Mẹ có thể cho bé bú theo nhu cầu hoặc chia nhiều cử nhỏ để bú với lượng ít hơn thông thường một chút.
  • Trẻ bú bình nên được tiếp tục sữa công thức theo nhu cầu hằng ngày giống như trẻ bú mẹ, có thể bổ sung thêm dung dịch điện giải bù qua đường uống.
  • Trẻ lớn hơn nên khuyến khích bổ sung nước (nước lọc, dung dịch điện giải ORS…).
  • Các giải pháp bù nước đường uống được khuyến cáo áp dụng cho trẻ bị nôn mửa hoặc tiêu chảy thường xuyên.
  • Không nên cho trẻ uống đồ uống có nhiều đường như đồ uống thể thao, nước chanh hay nước ngọt. Những thức uống này có thể khiến trẻ mất nước trầm trọng hơn.
  • Không tự ý cho trẻ uống thuốc chống tiêu chảy hoặc thuốc chống nôn.
  • Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn để nhanh chóng lấy lại sức.

Khi nào cần đưa trẻ đến bác sĩ? 

Nếu trẻ bị nôn liên tục và có bất kỳ triệu chứng nào sau đây, bạn nên nhanh chóng đưa con đi khám:

  • Bụng chướng hoặc sờ mềm nhưng ấn đau
  • Cứng cổ, có hoặc không có dấu hiệu sợ ánh sáng
  • Sốt cao
  • Chất nôn có lẫn máu hoặc đi ngoài phân có máu
  • Chất nôn có màu xanh lá cây
  • Nôn vào buổi sáng sớm
  • Thóp phồng (ở trẻ  sơ sinh và trẻ nhỏ)
  • Nôn không ngừng
  • Có dấu hiệu mất nước như nước tiểu màu sẫm, đi tiểu ít (không cần phải thay tã thường xuyên) hoặc mắt trũng, khô môi, khô miệng, khóc không có nước mắt, da nhão, thóp lõm…

Trong tình trạng trẻ bị nôn mửa mà không có triệu chứng sốt và không đi ngoài, sự quan sát và sự chăm sóc kỹ lưỡng từ phía bố mẹ là rất quan trọng. Hãy luôn lắng nghe cơ thể của trẻ và nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác xuất hiện, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn kịp thời. Đồng thời, đảm bảo rằng trẻ được cung cấp đủ nước và dinh dưỡng cần thiết để phục hồi sức khỏe và tránh tình trạng nôn mửa trở lại.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *