Trẻ bị ong đốt sưng to – Cách xử lý nhanh tại nhà bạn cần biết

Trẻ bị ong đốt sưng to – Cách xử lý nhanh tại nhà bạn cần biết

Trẻ bị ong đốt sưng to – Cách xử lý nhanh tại nhà bạn cần biết

Trẻ bị ong đốt sưng to là một triệu chứng thường gặp và dễ nhận biết nhất sau khi bị loài côn trùng này đốt. Trẻ bị ong đốt sẽ cảm thấy đau, khó chịu ngay chỗ vết đốt nhưng hầu hết trường hợp thường không sao. Tuy nhiên, vết ong đốt có thể gây nguy hiểm nếu trẻ bị dị ứng dẫn đến sốc phản vệ hoặc nhiễm độc tố có trong nọc ong.

Bạn đang đọc: Trẻ bị ong đốt sưng to – Cách xử lý nhanh tại nhà bạn cần biết

Để hạn chế rủi ro, việc xử lý vết ong đốt kịp thời cho trẻ là rất quan trọng. Vậy trẻ con bị ong đốt phải làm sao? Bài viết sau của Kenshin.vn sẽ tổng hợp cách xử lý hiệu quả để bạn tham khảo.

Trẻ bị ong đốt thường có những triệu chứng nào?

Khi trẻ bị ong đốt, nọc độc của ong sẽ được tiêm vào da và gây ra những triệu chứng đầu tiên ngay tại vết đốt, bao gồm:

  • Đau dữ dội: Cảm giác đau và nóng rát tại vết ong đốt trên da thường kéo dài từ 1 đến 2 giờ. Sau đó có thể kèm theo ngứa ngáy, châm chích.
  • Trẻ bị ong đốt sưng to: Vết ong đốt thường sưng tấy lên trong vòng 48 giờ sau khi trẻ bị đốt, vết sưng có thể nhỏ hoặc lớn tùy vào loài ong và phản ứng của cơ thể. Nếu trẻ bị ong đốt trên mặt có thể gây sưng tấy nhiều quanh mắt. Tuy trông có vẻ nghiêm trọng nhưng thực chất không nguy hiểm. Tình trạng sưng tấy có thể kéo dài trong 7 ngày.
  • Vết đốt bị đỏ: Vùng da chỗ ong đốt thường đỏ lên nhưng điều đó không có nghĩa là bị nhiễm trùng. Vết ong đốt dẫn đến nhiễm trùng rất hiếm khi xảy ra. Thông thường, các vết mẩn đỏ này chỉ kéo dài khoảng 3 ngày.

Những triệu chứng kể trên đều là phản ứng bình thường của cơ thể sau khi bị ong đốt nên bạn có thể xử lý tại nhà. Trong số các loại ong, chỉ có ong mật là để lại vòi chích trên da sau khi đốt. Mặc dù ngòi đã được tách ra khỏi cơ thể ong nhưng vẫn có thể tiết nọc độc. Do đó, nếu trẻ bị ong mật đốt thì ba mẹ hoặc người lớn trong nhà nên giúp trẻ nhanh chóng rút ngòi ra khỏi da để tránh những rủi ro do nọc độc của ong gây ra.

Cách xử lý tại nhà khi trẻ bị ong đốt sưng to

Trẻ bị ong đốt sưng to – Cách xử lý nhanh tại nhà bạn cần biết

Trẻ bị ong đốt không phải là vấn đề hiếm gặp, đặc biệt là khi trẻ vui chơi trong vườn hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời. Như đã đề cập, nọc độc của ong vẫn có thể gây nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời. Do đó, ba mẹ không nên chủ quan nếu phát hiện trẻ bị ong đốt sưng to. Sau đây là cách xử lý vết ong đốt nhanh chóng tại nhà bạn cần biết:

  • Nếu trẻ bị ong mật đốt, bạn cần loại bỏ ngòi chích trên da trẻ càng nhanh càng tốt để tránh nọc độc tiết ra nhiều hơn. Ngòi ong trên da sẽ nhô lên một chút và trông như một chấm đen nhỏ trên vết đốt. Bạn có thể khều nhẹ ngòi bằng móng tay, dùng nhíp gắp hoặc dùng vật cứng, phẳng, mỏng như thẻ tín dụng, dao cùn… để cào nhẹ nhằm loại bỏ vòi chích trên da trẻ.
  • Nhẹ nhàng rửa vùng da bị ong đốt bằng xà phòng và nước.
  • Chườm túi đá hoặc khăn lạnh lên vết đốt trong khoảng 20 phút để giúp giảm đau và sưng tấy. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng hỗn hợp bột baking soda và nước đắp lên vết ong đốt để trung hòa nọc độc và giảm sưng đau.
  • Nếu trẻ bị ong đốt sưng to và vẫn cảm thấy đau thì bạn có thể cho trẻ uống thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc ibuprofen. Ngoài ra, nếu trẻ cần giảm ngứa chỗ vết ong đốt thì có thể cho trẻ dùng thuốc bôi ngoài da trị ngứa kháng viêm, chẳng hạn như kem thoa steroid dùng 3 lần mỗi ngày.
  • Trẻ bị ong đốt sưng to: Khi nào cần đi khám?

    Trẻ bị ong đốt sưng to đa phần là bình thường. Thế nhưng, trong một số trường hợp hiếm hoi, trẻ có thể có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với vết ong đốt và dẫn đến sốc phản vệ đe dọa tính mạng.

    Khi dị ứng do ong đốt, trẻ thường bị nổi mề đay, sưng mặt hoặc sưng tấy khắp cơ thể. Nếu tình trạng dị ứng diễn ra không nghiêm trọng, bạn có thể cho trẻ uống thuốc kháng histamine. Nếu có các dấu hiệu dị ứng, cha mẹ nên theo dõi trẻ nếu tính trạng dị ứng tiến triển dẫn đến sốc phản vệ hoặc có các dấu hiệu sốc sau đây thì cần nhanh chóng cho bé nhập viện:

    • Sốt cao
    • Trẻ thở khò khè, khó thở, tình trạng này thường xảy ra sau khoảng 2 giờ kể từ khi bị ong chích
    • Khàn giọng, ho hoặc đau thắt ở ngực và cổ họng
    • Khó nuốt, chảy nước dãi
    • Sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng
    • Da đỏ bừng hoặc nhợt nhạt
    • Mạch yếu hoặc nhanh
    • Nói ngọng, hành động hoặc nói chuyện lẫn lộn
    • Chóng mặt, mất ý thức, ngất xỉu.

    Tìm hiểu thêm: Giải đáp thắc mắc: Ăn ốc có tốt không? Cách ăn ốc an toàn và ngon miệng

    Trẻ bị ong đốt sưng to – Cách xử lý nhanh tại nhà bạn cần biết

    >>>>>Xem thêm: Phụ nữ bao nhiêu tuổi thì hết ham muốn? Làm sao để cải thiện?

    Bên cạnh đó, nếu không bị sốc phản vệ nhưng trẻ gặp các vấn đề khác do nọc độc của ong chích thì bạn cũng cần cho trẻ nhập viện nếu có những triệu chứng sau:

    • Cảm giác ngứa trong miệng
    • Cảm thấy châm chích ở mắt
    • Đau dạ dày hoặc nôn mửa
    • Sốt, vùng da sưng đỏ lan rộng có thể là dấu hiệu nhiễm trùng
    • Trẻ mệt mỏi, yếu ớt
    • Trẻ nhỏ có hơn 5 vết đốt hoặc trẻ thiếu niên có hơn 50 vết đốt sẽ cần được đi khám.

    Giải pháp phòng ngừa tai nạn ong đốt ở trẻ em

    Ong đốt hoặc vết côn trùng cắn thường gây nguy hiểm trong trường hợp trẻ có tiền sử bị dị ứng. Do đó, việc phòng ngừa ong đốt cũng rất quan trọng. Sau đây là một số giải pháp hữu ích:

    • Hạn chế cho trẻ vui chơi ở những nơi có ong và tổ ong như vườn hoa, vườn trái cây đang nở hoa, nơi có nhiều cây cối, nơi có rác thải (có thể thu hút ong bắp cày)…
    • Nếu vui chơi ngoài trời, đặc biệt là nơi có thể thu hút ong thì bạn nên cho trẻ mặc áo dài tay, quần dài, đội mũ và mang giày bít mũi. Đồng thời, tránh cho bé mặc quần áo sáng màu, sặc sỡ hoặc in/ thêu hoa
    • Hạn chế cho trẻ dùng nước hoa, kem dưỡng da hoặc sản phẩm dành cho tóc có mùi ngọt khi vui chơi trong vườn, nơi có nhiều cây cối
    • Món ngọt hoặc các loại nước ngọt có thể thu hút ong. Vì vậy, bạn nên cẩn thận khi cho bé đi cắm trại, dã ngoại và ăn uống ngoài trời.
    • Dặn dò trẻ không được chọc phá tổ ong, nếu thấy ong thì nên bình tĩnh, đừng vẫy để xua đuổi hoặc bỏ chạy. Nếu bị ong chích thì cần sớm báo cho người lớn hoặc ba mẹ.
    • Nếu trẻ bị dị ứng với nọc độc của ong hoặc côn trùng, từng có tiền sử dị ứng nghiêm trọng thì việc chuẩn bị bút tiêm epinephrine có thể cần thiết để xử lý sốc phản vệ kịp thời trước khi nhập viện.

    Khi trẻ bị ong đốt sưng to, đau nhức thì điều quan trọng bạn cần thực hiện xử lý vết đốt thật nhanh và quan sát các biểu hiện khác của trẻ. Trong hầu hết trường hợp, cảm giác đau sau khi ong chích có thể thuyên giảm sau vài giờ. Tuy nhiên, nếu phát hiện các triệu chứng bất thường khác thì bạn nên đưa trẻ nhập viện để được cấp cứu, điều trị kịp thời nhé!

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *